Cuộc chiến Năm 79 – Hệ lụy của nhờ vả, xin xỏ - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
16 tháng 2, 2016

Cuộc chiến Năm 79 – Hệ lụy của nhờ vả, xin xỏ

images (1).jpg

TNCG: Thế hệ của chúng tôi không cách xa năm 79s cho mấy. Ải Nam Quan nay không còn, thác Bản Giốc cũng quá chơi vơi. Nhìn quê hương thật vô cùng nhiễu nhương, điêu linh. Năm 79 quân Tàu cộng đã đánh chiếm và giết chết hàng chục ngàn người lính và hàng trăm ngàn người bị thương Việt Nam vì lí do gì ?

Trung cộng tuyên bố trước khi đánh Việt Nam là  "dạy cho Việt Nam một bài học’’lời Đặng Tiểu Bình. Một câu nói trịch thượng và bề trên của một quốc gia dành cho một quốc gia. Tại sao Bắc Kinh có thể tuyên bố đanh thép như vậy đối với Hà Nội? Cộng Sản Việt Nam đã mắc nợ với Trung Quốc quá nhiều chăng?. Và khi hai kẻ tráo trở chơi nhau thì chỉ có đầu rơi máu đổ.

Trong lịch sử Việt Nam được dạy trong các trường tại hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ chăm chăm nói về cuộc chiến chống Pháp và sau này là chống Mỹ (theo cách gọi của cộng sản). Tuyệt nhiên cái khốn nạn ở nơi giáo dục lịch sử cho thế hệ sau này là hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này.

Trong cuộc chiến Nam – Bắc huynh đệ tương tàn mà cộng sản gọi chống Mỹ cứu nước. Cộng sản Bắc Việt đã lệ thuộc quá nhiều về sự hậu thuẫn, tài trợ kinh tài và vũ khí cho quân đội Bắc Việt đánh chiếm miền Nam. Từ đầu chí cuối cuộc chiến tranh Việt Nam. Miền Bắc luôn thực hiện chính sách nhờ vả và đu dây. Trong đó có hai nước lớn theo khối xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc.

Người đời hay nói  có ai nắm tay được đến sáng mai đâu. Vào cuối thập kỷ 60, những bất đồng và mâu thuẫn của  Moskva lẫn Bắc Kinh ngày càng căng thẳng nhưng Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc.

Cũng từ đây bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước.

Tất nhiên Trung Quốc  ngửi mùi được khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam.

Trong cuộc chơi, khi đã lụy, quỳ gối mà nhờ vả kẻ khác thì khó đứng thẳng. Phản trắc lại là một sự nguy hiểm đến tính mạng. Huống chi lại là lãnh đạo của một quốc gia mà quỳ gối trước kẻ dã tâm thì họa dân tộc là một điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường.

Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự. Chính phủ Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc giúp đỡ dàn xếp quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, song Trung Quốc im lặng.

Mọi sự dần lùi về quá khứ, điều quan trọng là rút ra được bài học gì trong những đau thương và mất mát mà dân tộc Việt Nam đã phải gánh chịu. Cộng sản Hà Nội quá nhu nhược và khiếp đảm trước Trung Quốc trong quá khứ và hiện tại, vì lệ thuộc vào Bắc Kinh về ý thức hệ và bản khung chính trị. Ba Đình như một tiểu nghị trường do Bắc Kinh giật dây.
Vụ thảm sát tại Cao Bằng năm 1979
Hãy thoát Trung để tránh hiểm họa cho dân tộc là điều phải làm và cần làm ngay tức khắc bằng việc đưa vào lịch sử trong hệ thống giáo dục để thế hệ sau nay biết về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của cha ông trước Trung Quốc năm 1979.

Lập trường chính trị Ba Đình không bị rập khuôn bởi Trung Quốc. Thẳng thắn lên án một cách quyết liệt Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Hãy để cho nhân dân xuống đường tỏ bày chính kiến của mình đối với Trung Quốc trước tất cả các hành động xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và nhân dân Việt Nam.

Xóa bỏ 4 tốt và 16 chữ vàng, trước công luận quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia độc lập, sòng phẳng, bình đẳng cả về chính trị, kinh tế.

Cộng sản Hà Nội có làm được những điều đó không? Hay qua bao năm rồi mà Hà Nội vẫn chưa tỉnh ngộ trước Trung Quốc?

Sài Gòn 16/02/2016
Hải Phan





Cuộc chiến Năm 79 – Hệ lụy của nhờ vả, xin xỏ Reviewed by Người Cộng Sự on 2/16/2016 Rating: 5 TNCG : Thế hệ của chúng tôi không cách xa năm 79s cho mấy. Ải Nam Quan nay không còn, thác Bản Giốc cũng quá chơi vơi. Nhìn quê hương...

Không có nhận xét nào: