ĐTC NÓI VỚI TRUNG QUỐC: KẺ MẠNH KHÔNG ĐƯỢC CẮT NHỎ THẾ GIỚI NHƯ MỘT CÁI BÁNH - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
4 tháng 2, 2016

ĐTC NÓI VỚI TRUNG QUỐC: KẺ MẠNH KHÔNG ĐƯỢC CẮT NHỎ THẾ GIỚI NHƯ MỘT CÁI BÁNH

Minh Nhật: Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Asia Times, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ tình yêu của ngài đối với người dân Trung Quốc và khuyến khích họ trân quý lịch sử. Chiếc bánh phải được chia sẻ, chứ không phải chia cắt như trong trường hợp tại hội nghị Yalta. Ngài cũng chuyển lời chúc mừng Tết Cổ Truyền tới lãnh đạo và người dân Trung Quốc.

ĐGH Phanxicô đã gửi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng tới đất nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Một thông điệp của tình hữu nghị. Ngài hối thúc người dân Hoa Lục bình tĩnh, tin tưởng vào lịch sử vĩ đại của mình, không dằn vặt chính mình về những đau buồn quá khứ. Ngài lặp lại với họ rằng thế giới nhìn vào sự khôn ngoan và nền văn minh của Trung Quốc. Giám mục Roma hy vọng rằng mối quan hệ giữa Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với phần còn lại của cộng đồng quốc tế sẽ đóng góp cho việc xây dựng một tương lai hòa bình. Nhưng những gì đã xảy ra tại hội nghị Yalta phải không được lặp lại, kẻ mạnh không được cắt nhỏ thế giới như một cái bánh, và chia chác từng phần với nhau.

Thông điệp của ĐGH Phanxicô gửi giới lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc được phát hành dưới hình thức một cuộc phỏng vấn, do nhật báo Asia Times thực hiện. Đây là nhật báo tiếng Anh của Mỹ và Israel có trụ sở tại Hong Kong, báo thường được các tổ chức và cơ quan ngoại giao Châu Á theo dõi.

Người thực hiện cuộc phỏng vấn với ĐGH Phanxicô là học giả và nhà nghiên cứu Francesco Sisci, người sống và làm việc tại Bắc King. Ông cũng là Nhà Nghiên Cứu Cao Cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Âu ở Đại Học Nhân Dân Trung Quốc. Sisci đã khẳng định “sứ mệnh” đặc thù của cuộc phỏng vấn trong phần giới thiệu. Ông chỉ ra rằng ông không có có ý định chất vấn ĐGH về các vấn đề quan trọng của mối quan hệ giữa Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thánh, hay đặt các câu hỏi chính trị đúng nghĩa. Thay vào đó ông chỉ quan tâm việc thu hái những trí tuệ của ĐGH về các “câu hỏi cơ bản” ảnh hưởng đến người dân Trung Quốc trong cuộc sống hằng ngày như: sự tan rã của mối mối tương quan gia đình truyền thống, khó khăn trong việc hiểu và được hiểu bởi phần còn lại của thế giới, cảm giác tội lỗi vì những biến cố xảy ra trong quá khứ – ví dụ như Cách Mạng Văn Hóa – cũng như các lựa chọn gần đây chẳng hạn như chính sách một con đang được tháo gỡ.

Ngay ở đầu bài phỏng vấn, giám mục Roma đã bày tỏ lòng “ngưỡng mộ” với Trung Quốc, người dân và nền văn minh của nó: “Với tôi, Trung Quốc luôn luôn là một điểm tham chiếu về sự vĩ đại. Một đất nước tuyệt vời. Nhưng còn hơn cả một đất nước đó là một nền văn hóa vĩ đại, với trí tuệ không tàn lụi.” ĐGH Phanxicô so sánh sự mến phục của mình về đất nước Trung Quốc với lòng cảm mến của cha Mã Lợi Đậu (Matteo Ricci), linh mục Dòng Tên người được dân Trung Quốc chào đón như người trao họ sự thông thái về khoa học và khôn ngoan vào đầu thế kỷ thứ 17. ĐGH giải thích: “kinh nghiệm của Ricci dạy chúng ta rằng cần đi vào cuộc đối thoại với Trung Quốc, bởi vì nó là nơi tích tụ của khôn ngoan và lịch sử.

ĐGH thêm một bình luận ngắn gọn về quan hệ Trung Quốc với cộng đồng thế tục: “Nó là vùng đất được phúc lành với nhiều thứ. Và trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo là kính trọng tất cả các nền văn minh, trước nền văn minh này, tôi nói, phải có nghĩa vụ tôn trọng nó với một thủ đô “R”.

Đức Bergoglio cũng đề cập một người bạn khác của Trung Quốc, linh mục nghệ sĩ Dòng Tên Giuseppe Castiglione và ngài cũng mô tả niềm hứng thú khi ngài bước vào phi trường ở Trung Quốc trong chuyến bay từ Seoul tới Roma vào tháng Tám năm 2014. Ngài tiếp tục đề cập các vấn đề tế nhị về nỗi sợ hãi kích hoạt bởi sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc: “Sợ hãi không phải là một cố vấn tốt,” ĐGH Phanxicô nhấn mạnh, như thể đang cố gắng xua đuổi những lời tiên đoán thảm khốc về các xung đột tương lai giữa Trung Quốc và các siêu cường toàn cầu. ĐGH nói “chúng ta không phải sợ bất kỳ thử thách nào, bởi vì mọi người, nam hay nữ, có trong họ khả năng tìm kiếm cách thế để cùng chung sống, tôn trọng và ngưỡng mộ lẫn nhau”. Cách mà Giáo Hoàng Dòng Tên nhìn Trung Quốc, văn hóa, minh triết và tri thức công nghệ của nó “không chỉ đóng khung bên trong nước; họ có khuynh hướng mở rộng, loan ra và tương tác”. Nhưng điều này nên được xem như một tài sản cần gìn giữ chứ không phải là một mối nguy hiểm. Điều xảy ra ở Yalta phải không được tái diễn.
ĐTC có những lời ca ngợi nhân dân Trung Hoa về lịch sử văn hóa lâu đời của họ
ĐGH công nhận rằng các cơ chế tự vệ và phản ứng thô bạo có thể làm bùng phát các cuộc chiến mới. Ngài đặt niềm tin vào một Trung Quốc có thể tạo những đóng góp ngày càng quan trọng hơn để củng cố cán cân hòa bình. “Thế giới phương Tây, thế giới phương Đông và Trung Quốc, tất cả đều có khả năng duy trì cán cân hòa bình và có sức mạnh để làm vậy. Chúng ta phải tìm ra con đường, luôn thông qua đối thoại; ngoài ra không có con đường nào khác.”

Trách nhiệm liên đới mà ĐGH nói không liên qun đến việc định hình các khu vực ảnh hưởng nhằm thỏa mãn lợi ích dựa trên sự cân bằng quyền lực: “điều này”, ĐGH trình bày quan điểm của mình với sự tham chiếu lịch sử sâu sắc, ” là những gì đã xảy ra tại Yalta và chúng ta đã thấy kết quả”.

Sử dụng hình ảnh ấn tượng, ĐGH nói: Mục đích của hội nghị Yalta là “chia nhỏ chiếc bánh”. Nhưng “Chia nhỏ chiếc bánh, như ở Yalta, có nghĩa là đang chia cắt nhân loại và văn hóa thành từng mảnh nhỏ. Văn hóa và nhân loại không thể bị cắt thành miếng nhỏ”. Ngược lại, chia sẻ trách nhiệm liên đới có nghĩa là “Chiếc bánh vẫn được giữ nguyên, cùng nhau bước đi. Chiếc bánh thuộc về mọi người, nó là nhân loại, là văn hóa… mọi người có ảnh hưởng để mang lại thiện ích chung cho tất cả”. Quan điểm mà ĐGH đề nghị là đa cực chứ không lưỡng cực.

Mọi người nên hòa giải với chính lịch sử và con đường của mình. Không nên “tự làm khổ”. Nhưng, như người phỏng vấn đã chỉ ra trong những thời điểm cao trào của cuộc trao đổi với ĐGH, vết thương quá khứ, kinh nghiệm đau thương và cảm thức tội lỗi tập thể – từ sự cuồng loạn của Cách Mạng Văn Hóa tới thảm họa nhân chủng học gây ra bởi chính sách một con, mà gần đây đang dần bị bác bỏ – đã đè nặng lên hiện tại và tương lai của Trung Quốc.

Đức Phanxicô không xát muối vào vết thương bằng cách ở trong sự thất sủng của lịch sử và những nẻo đường sai lầm mà Đế Chế Thế Tục đã tiến hành trong quá khứ. ĐGH thừa nhận rằng với chính sách nhân chủng học này Trung Quốc đã bổ sung vào các thập niên gần đây, “tháp dân số đảo ngược”: một đứa con phải mang lấy gánh nặng của cha mẹ, ông bà mình”. “và điều này thì mệt mỏi, quá đòi hỏi, và gây hoang mang. Nó không phải là cách tự nhiên.”

ĐGH lưu ý rằng già hóa dân số đang là mối đe dọa thực tế hiện hữu khắp Trung Quốc. So sánh với “bà nội Châu Âu” viêm khớp, với các đất nước như Italia trải qua tỉ lệ tăng trưởng dân số âm (“ở Roma, nếu bạn đi dạo bộ, bạn sẽ thấy rất ít trẻ con,” ĐGH nói ), như ĐGH có thể thấy, Trung Quốc dường như chưa phải trải qua điều này này. Ngài nói thêm: “tôi tin rằng người dân Trung Quốc đang tiến lên và đây là sự vĩ đại của họ. Nó vẫn bước đi, như tất cả dân số, qua cả ánh sáng và bóng tối.” Nó vẫn đang bước tiếp trên đường, như “nước sông trong bởi vì nó luôn chảy; nước ao tù thì chỉ bốc mùi hôi thối”. Chỉ khi họ tiến tới như là những người Trung Quốc họ mới nhận ra được những sai lầm trong quá khứ. Theo Đức Phanxicô, họ buộc phải không được để bị nghiền nát bởi cảm giác tội lỗi vì những thời điểm ô nhục của lịch sử.

Đức Giám Mục Roma khuyên rằng: “đừng cay đắng, nhưng hãy bình an trong đường đi của mình, cả với thành công và thất bại. Sự hòa giải với lịch sử của chính mình mang lại sự trưởng thành, ” tránh đi khuynh hướng gặm nhấm nỗi buồn và làm khổ mình: “thật là lành mạnh cho ai có lòng thương xót chính bản thân mình, không làm ác và hành hạ mình. Làm khổ mình là sai. Và tôi cũng nói tương tự với một dân tộc: thật là lành mạnh cho một dân tộc biết thương cảm chính mình”, ĐGH Phanxcô trả lời một câu hỏi mà Sisci đặt ra cho ngài liên quan đến Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa.

Thông điệp mà Đức Phanxico cố gửi tới lãnh đạo và người dân Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn là hãy “tự thương xót mình”. Những trách cứ hủy hoại mình cần phải tránh. Hào phóng với chính mình có thể giúp giải quyết các trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng của hiện tại và xử lý với bí ẩn nguy hiểm của tương lai.

ĐGH gợi ý rằng đó không phải là uốn mình theo một mô hình nhập khẩu mà vấn đề đó được giải quyết khi một dân tộc trở lại với đôi chân của mình sau những giai đoạn khủng hoảng, nhưng bởi sự khám phá chân thành lịch sử và trí tuệ ngàn đời của mình. Điều này cũng được áp dụng cho cả Trung Quốc.

Theo ĐGH Trung Quốc có nguồn lực để tự giải thoát khỏi nỗi muộn phiền của mình. “chúng ta phải chấp nhận thực thế từ bất kì hướng nào nó đến”. Với “tính hiện thực lành mạnh”. ĐGH nói : có một sự căng thẳng giữa vấn đề hiện tại với quá khứ phong phú cổ xưa. Và sự căng thẳng này đem lại hoa trái khi biết nhìn về tương lai. Tôi tin rằng sự phong phú lớn lao của Trung Quốc nằm ở việc nhìn về tương lai từ một hiện tại được nâng đỡ bởi ký ức về quá khứ văn hóa của mình.” Sự phong phú này có thể tái nạp năng lượng, bổ túc cho hiện tại, qua việc “đối thoại với thế giới ngày nay”. “Đối thoại không có nghĩa là tôi đầu hàng chịu thua”. Khi tham gia vào mối quan hệ với các quốc gia khác nhau, điều quan trọng là “cần tránh mối nguy hiểm của “những âm mưu tiềm ẩn, có tên là, thực dân hóa về văn hóa”

Để phù hợp với âm điệu của phần cuối cuộc trò chuyện và được người phỏng vấn mời, ĐGH kết thúc cuộc trao đổi bằng lời chúc năm mới tới Chủ tịch Tập Cận Bình. Ngài chào giới lãnh đạo Trung Quốc và người dân nước này, bày tỏ sự hy vọng rằng “Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ đánh mất sự ý thức về lịch sử của một dan tộc vĩ đại, với một lịch sử của sự khôn ngoan vĩ đại. Và rằng Trung Quốc có nhiều điều để trao cho thế giới. Thế giới nhìn đến sự khôn ngoan vĩ đại này của các bạn. Trong Năm Mới này, với nhận thức này, mong các bạn tiếp tục tiến tới để giúp đỡ và cộng tác với tất cả mọi người trong việc chăm lo cho ngôi nhà chung và cho các dân tộc.”

Minh Nhật (theo vaticaninsider)
ĐTC NÓI VỚI TRUNG QUỐC: KẺ MẠNH KHÔNG ĐƯỢC CẮT NHỎ THẾ GIỚI NHƯ MỘT CÁI BÁNH Reviewed by Phụng Thiên on 2/04/2016 Rating: 5 Minh Nhật: Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Asia Times, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ tình yêu của ngài đối với người dân Trung Qu...

Không có nhận xét nào: