TNCG: Không thể phản bác được các luận chứng hết sức chặt chẽ và thuyết phục của các luật sư bào chữa cho em Nguyễn Mai Trung Tuấn, TAND Thạnh Hóa đã buộc phải hoãn xét xử phúc thẩm em Nguyễn Mai Trung Tuấn vào hôm nay 01/02/2016.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết: "Hoãn phiên tòa Nguyễn Mai Trung Tuấn. Các Luật sư yêu cầu thay đổi Thẩm phán Lê Quang Hùng và hoãn phiên tòa vì: “Thẩm phán đã phát biểu sau phiên tòa sơ thẩm là ‘đúng người, đúng tội’. Không giải quyết đơn kiếu nại giám định pháp y lại, không cho bị cáo [Nguyễn Mai Trung Tuấn] tại ngoại, không triệu tập giám định viên. Thiếu người bị hại, không có nhân chứng, không triệu tập cha mẹ bị cáo.”
Trước khi phiên tòa diễn ra, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, tham gia bào chữa cho trẻ em Tuấn, bình luận: “Tuấn chưa thành niên bị mức án quá cao, giám định thương tật 35% của công an Thủy không minh bạch, không có ảnh chụp, trong khi bệnh viện chợ rẫy chứng thương phỏng 10% độ IIab (4% độ IIb) cho nghỉ dưỡng bệnh 7 ngày, sau 1 tháng nằm bệnh viện là có sự mâu thuẫn.”
Luật gia Tạ Phong Tần từ Hoa Kỳ khi phân tích bản giám định thương tật đã nói: "Đối chiếu với Thông tư đã dẫn ở trên thì “Vùng mặt, má, cổ phải sẹo 08cm x 02cm” này kết luận giám định phải ghi chiếm bao nhiêu phần trăm so với diện tích da toàn thân thể, từ đó quy ra tỷ lệ tổn thương là bao nhiêu phần trăm so với bảng tỷ lệ thương tật. Thương tích “Sẹo vùng cánh tay, cẳng tay phải đau rát, giới hạn cử động gấp khuỷu phải” phải ghi rõ diện tích sẹo cánh tay, cẳng tay, giới hạn cử động cụ thể như thế nào, giới hạn gấp – duỗi bao nhiêu độ, nhưng ở đây Kết luận giám định không hề ghi rõ như quy định bắt buộc. Thương tích “Ngực phải có 5 sẹo dài khoảng từ 01 cm đến 02 cm, sẹo lồi, không rát”, các sẹo này tổng diện tích là bao nhiêu phần trăm so với diện tích toàn thân. Thương tích “Sẹo lưng khoảng 07%, bong tróc da, rát nhẹ, khô” thì cái sẹo này nằm ở vị trí nào trên lưng (trên, dưới, phải, trái, giữa?), thương tích này cũng không được quy ra tỷ lệ phần trăm thương tật. Thương tích “Mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 01 cm x 01 cm, lồi nhẹ” này chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích thân thể, tỷ lệ thương tật là bao nhiêu Kết luận giám định cũng không ghi rõ.
Tóm lại, tất cả năm loại thương tích của ông Nguyễn Văn Thủy được liệt kê trong Kết luận giám định đều không có loại nào quy được ra tỷ lệ thương tật riêng từng vết thương theo quy định của Thông tư Liên Bộ đã nêu trên, thì không biết hai ông, bà Giám định viên Đoàn Thị Cao Nguyên và Phan Hồng Trường lấy cái gì để cộng lại mà thành ra con số “Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là: 35% (Ba năm phần trăm)”???."
Trên Facebook cá nhân luật sư Nguyễn Văn Miếng coi đây là một thắng lợi của các luật sư khi đã buộc tòa phải hoãn xử và đáp ứng các yêu cầu chính đáng từ luật sư trong việc bảo đảm xét xử công bằng. Ông cho rằng em Nguyễn Mai Trung Tuấn bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam như ở phiên tòa sơ thẩm là bản án nặng nề.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết: "Hoãn phiên tòa Nguyễn Mai Trung Tuấn. Các Luật sư yêu cầu thay đổi Thẩm phán Lê Quang Hùng và hoãn phiên tòa vì: “Thẩm phán đã phát biểu sau phiên tòa sơ thẩm là ‘đúng người, đúng tội’. Không giải quyết đơn kiếu nại giám định pháp y lại, không cho bị cáo [Nguyễn Mai Trung Tuấn] tại ngoại, không triệu tập giám định viên. Thiếu người bị hại, không có nhân chứng, không triệu tập cha mẹ bị cáo.”
Trước khi phiên tòa diễn ra, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, tham gia bào chữa cho trẻ em Tuấn, bình luận: “Tuấn chưa thành niên bị mức án quá cao, giám định thương tật 35% của công an Thủy không minh bạch, không có ảnh chụp, trong khi bệnh viện chợ rẫy chứng thương phỏng 10% độ IIab (4% độ IIb) cho nghỉ dưỡng bệnh 7 ngày, sau 1 tháng nằm bệnh viện là có sự mâu thuẫn.”
Luật gia Tạ Phong Tần từ Hoa Kỳ khi phân tích bản giám định thương tật đã nói: "Đối chiếu với Thông tư đã dẫn ở trên thì “Vùng mặt, má, cổ phải sẹo 08cm x 02cm” này kết luận giám định phải ghi chiếm bao nhiêu phần trăm so với diện tích da toàn thân thể, từ đó quy ra tỷ lệ tổn thương là bao nhiêu phần trăm so với bảng tỷ lệ thương tật. Thương tích “Sẹo vùng cánh tay, cẳng tay phải đau rát, giới hạn cử động gấp khuỷu phải” phải ghi rõ diện tích sẹo cánh tay, cẳng tay, giới hạn cử động cụ thể như thế nào, giới hạn gấp – duỗi bao nhiêu độ, nhưng ở đây Kết luận giám định không hề ghi rõ như quy định bắt buộc. Thương tích “Ngực phải có 5 sẹo dài khoảng từ 01 cm đến 02 cm, sẹo lồi, không rát”, các sẹo này tổng diện tích là bao nhiêu phần trăm so với diện tích toàn thân. Thương tích “Sẹo lưng khoảng 07%, bong tróc da, rát nhẹ, khô” thì cái sẹo này nằm ở vị trí nào trên lưng (trên, dưới, phải, trái, giữa?), thương tích này cũng không được quy ra tỷ lệ phần trăm thương tật. Thương tích “Mu bàn chân trái có 1 sẹo dài 01 cm x 01 cm, lồi nhẹ” này chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích thân thể, tỷ lệ thương tật là bao nhiêu Kết luận giám định cũng không ghi rõ.
Các luật sư bào chữa cho Nguyễn Mai Trung Tuấn |
Tóm lại, tất cả năm loại thương tích của ông Nguyễn Văn Thủy được liệt kê trong Kết luận giám định đều không có loại nào quy được ra tỷ lệ thương tật riêng từng vết thương theo quy định của Thông tư Liên Bộ đã nêu trên, thì không biết hai ông, bà Giám định viên Đoàn Thị Cao Nguyên và Phan Hồng Trường lấy cái gì để cộng lại mà thành ra con số “Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là: 35% (Ba năm phần trăm)”???."
Lực lượng chức năng cản các nhà hoạt động tham dự phiên tòa công khai - FB Dương Lâm |
Khoảng 100 người dân tham dự bên ngoài phiên tòa |
Trên Facebook cá nhân luật sư Nguyễn Văn Miếng coi đây là một thắng lợi của các luật sư khi đã buộc tòa phải hoãn xử và đáp ứng các yêu cầu chính đáng từ luật sư trong việc bảo đảm xét xử công bằng. Ông cho rằng em Nguyễn Mai Trung Tuấn bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam như ở phiên tòa sơ thẩm là bản án nặng nề.
Lực lượng chức năng mạo danh "dân thường" đã có hành vi ngăn cản đoàn các nhà hoạt động từ Sài Gòn đến dự khán tòa phúc thẩm. Phiên tòa "công khai" nhưng những người đến ủng hộ Tuấn và ngay cả cha mẹ của em Nguyễn Mai Trung Tuấn đều đã không được vào tham dự, mà phải ngồi ở "nhà văn hóa" cách đó khoảng 200m để theo dõi qua loa rè. Đến ngay như các luật sư cũng bị cản trở và bị công an đòi tịch thu điện thoại.
Phiên tòa xét xử công khai nhưng lực lượng công an đã cấm cản những người đi dự khán phiên tòa không được vào tham dự. Anh Dương Lâm cho biết: “Khôi hài cho cái gọi “phiên toà xét xử công khai lưu động” tại TAND Thạnh Hoá, Long An. Những người tham dự lại “bị” theo dõi phiên toà qua 2 cái loa cách vị trí toà án 200m.”
Tưởng cũng nên nhắc lại vào năm 2009, nhà cầm quyền thu hồi đất của hai gia đình là bà Mai Thị Kim Hương (mẹ của Nguyễn Mai Trung Tuấn) và bà Phùng Thị Ly với giá đền bù rẻ mạt. Cả hai gia đình không đồng ý, đã đi khiếu kiện nhiều nơi đến các cấp có thẩm quyền, nhưng không được đền bù một cách thỏa đáng. Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra vào ngày 14.04.2015, khi nhà cầm quyền huyện Thạnh Hóa huy động đông đảo lực lượng công quyền đến cưỡng chế lần thứ ba đất của hai gia đình này. Nhiều người đã tham gia bảo vệ tài sản cho hai gia đình. Tuấn cũng phản kháng lại và sau đó bị bắt. Sau đó, em Trung Tuấn được bà ngoại và cậu bảo lãnh về nhà. Tuấn sống tại Bình Thuận và kiếm sống bằng nghề chăn vịt. Đến tháng 8.2015, Tuấn bị bắt lại theo lệnh truy nã. Hiện nay, Tuấn đang bị giam giữ tại trại giam công an tỉnh Long An.
Phiên tòa đã vấp phải sự phản ứng rộng rãi của cộng đồng trong và ngoài nước vì tính chất hèn hạ của nhà cầm quyền khi cố ghép một thiếu niên vào án tù. Với sự đồng hành của 9 vị luật sư và sức ép từ chính những lập luận khó thể phản bác, TAND Thạnh Hóa đã phải xuống thang. Vậy là Nguyễn Mai Trung Tuấn có cơ hội để ra tòa một lần nữa, nhưng tết này em lại phải xa gia đình, xa em nhỏ và cha mẹ để rưng rức trong ngục tù cộng sản.
Tâm Tâm
Không có nhận xét nào: