Cha tôi – chứng nhân của thời đại (phần cuối) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
5 tháng 3, 2016

Cha tôi – chứng nhân của thời đại (phần cuối)

Đại gia đình cha Matthew Vũ Khởi Phụng - Hình: Paulus Lê Sơn
TNCG: Cha Matthew Vũ Khởi Phụng, một nhân cách trổi vượt, một nhân vị sáng trong cao vời nhưng luôn khiêm hạ với tất cả những ai ai. Đó không chỉ là cảm nhận của riêng tôi được bên cạnh cha nhiều mà tôi chắc rằng với tất cả những ai có cơ hội được tiếp xúc với cha.
Phải nói rằng cha Phụng rất thương tôi, thương gia cảnh của tôi và cả mẹ tôi nữa. Mẹ tôi, chỉ một vài lần nhìn thấy cha tại Giáo xứ Thái Hà mà chưa được nói chuyện với cha nhưng khi Mẹ tôi qua đời, cha Phụng luôn tưởng nhớ đến Mẹ tôi trong kinh nguyện hằng ngày và trong những thánh lễ cầu nguyện cho Mẹ.

  Cha tôi - chứng nhân của thời đại ( phần 2)

Cũng trong Mùa Chay năm 2012, trước khi đi Jêrusalem. Tại một Thánh lễ cầu nguyện cho Mẹ tôi và tưởng nhớ đến Mẹ của chị Tạ Phong Tần. Cha đã ‘’tâm trí còn mang nặng nỗi đau của gia đình Lê Sơn’’. Trong tâm trí của cha không chỉ nghĩ đến vài người mà là còn mang nặng tâm trí nỗi đau của ai ai, của cả dân tộc Việt Nam.
Khi tôi ra tù, may mắn tôi được bên cạnh cha một thời gian, được trò chuyện với cha nhiều hơn. Mỗi tuần đôi lần, một mình hoặc với bạn tôi vào thăm cha trong nhà dòng. Dù sức khỏe đang trong cơn bạo bệnh, nhưng cha rất vui và có gắng chia sẻ cho chúng tôi những câu chuyện thật đáng giá.
Thân xác cha yếu mền nhưng tâm trí thì vô cùng minh mẫn với những câu chuyện lịch sử cha kể lại cho tôi nghe một cách chi tiết, tỉ mỉ. Cách nói chuyện của cha thì vô cùng hài hước. Cha cho tôi nhiều bài học quí giá về nhân tình thế thái, về đời sống tâm linh và về tính cách mê say công việc.
Phải nói cha là một người đầy sự sáng tạo. Về mặt truyền thông, cha bổ túc cho tôi nhiều kiến thức cần thiết và sâu sắc. Mỗi đề tài cụ thể đang xảy ra trong xã hội, cha đều có thể dựa vào Kinh Thánh mà quy chiếu về một cách nhìn nhân văn hết sức sinh động.
Cha nói với tôi rằng ‘’còn nhiều công việc cậu phải làm lắm, cần làm và nhiệt thành. Muốn làm tốt được công việc thì trước hết phải cầu nguyện xin Chúa Thánh Hóa mỗi ngày. Sau nữa cậu phải chăm chỉ rèn luyện mình trên con đường cậu đã chọn’’.
Lần đầu tôi được gặp cha sau nhiều năm tháng trong tù, tôi ôm lấy cha mà nước mắt cứ tự tuôn trào. Tôi không nói được gì, chỉ nhìn cha mà nghĩ về những năm tháng ‘’thọ nạn’’ của DCCT Thái Hà. Cha nói ‘’cậu ở trong tù nhưng tớ luôn nhớ đến cậu, nghĩ về cậu, cầu nguyện cho mẹ cậu nhiều lắm’’.
Tác giả bên cạnh cha Phụng vào những ngày cuối đời của cha
Cha hỏi tôi ‘’bây giờ cậu có định hướng gì cho cuộc sống, cho tương lai?’’ tôi trả lời ‘’Thưa ông, thì con vẫn như những năm trước khi con chưa bị cầm tù mà con có nói chuyện với ông là con rất đam mê về truyền thông’’. (những lần gặp sau khi ra tù tôi thường gọi cha là ông).
Cha trầm ngâm một chút rồi nói ‘’hôm nào cậu có thời gian thì tôi nói chuyện với cậu cộng tác làm một vài đề tài’’. Vì sức khỏe không tốt nên gặp cha nói chuyện ít lâu cha lại mệt.
Mỗi lần kế tiếp gặp cha là một bất ngờ, cha nói ‘’cậu có thêm người và có thời gian nên gặp gỡ và tìm hiểu những nhân chứng thời cuộc trong lịch sử để nghe họ kể về những biến cố mà họ đã từng chứng kiến. Chính họ là lịch sử thật, tôi sẽ giới thiệu cho một số người trong Nam cũng như ngoài Bắc mà họ vẫn còn sống. Nên quay lại những thước phim đó, giá trị về lịch sử dân tộc rất thực tiễn ’’.
Cha nói vui với chúng con ‘’bây giờ được trở về bên Chúa, bên đại gia đình là một niềm vui lớn’’, rồi cha chỉ cho tôi thấy tấm hình đại gia đình của cha. Cha nói về từng người một trong tấm hình trong nỗi nhớ và niềm hạnh phúc. Qua câu chuyện mới thấy cả hai ông bà cố của cha đều thuộc dòng dõi gia đình quyền quý. Nhưng qua câu chuyện tôi cũng cảm nhận thấy gia đinh của cha lâm vào nhiều bị kịch do thời thế mang lại và là nạn nhân đặc hiệu của cộng sản.
Con chưa kịp thực hiện mong ước của cha thì giờ đây cha đã rời ra chúng con. Hình ảnh cha nhìn con và nói ‘’Lê Sơn’’ đấy hả dù ở trong phòng cha hay ở bất cứ đâu khiến cho con cảm thấy ấm áp vô cùng.
Lần cuối con gặp cha, cha nắm tay con, cha nói ra Hà Nội rồi sẽ trở lại với chúng con. Cha bảo ‘’lần này ra Hà Nội tôi làm một số việc, gặp gỡ vài người, đón cái tết ở đó rồi có khi qua tết sẽ trở lại’’.
Trong mọi lúc, cha luôn lạc quan, vui tươi và trí tuệ để đối đãi với chúng con, gợi mở cho chúng con những cánh cửa mà tự sức riêng của bản thân không mở ra nỗi.
Với cha, còn những câu chuyện thầm kín, con xin giữ trong lòng. Trên nước Thiên Chúa, con tin chắc cha dõi theo con trong cuộc đời này và phù trợ cho con những điều con còn dang dở mà con đã chia sẻ với cha.
Con lại tin rằng, một cuộc đời danh giá của cha như là ngọn lửa cháy mãi trong lòng chúng con, cháy mãi, cháy mãi không bao giờ tắt. Một ngọn lửa của yêu thương vì tha nhân, vì xã hội, vì đất nước Việt Nam. Cha – Một tâm trí còn mang nặng nỗi đau của con người và đất nước sẽ cầu nguyện trước mặt Chúa Toàn Năng phù trợ cho dân tộc Việt Nam sớm được sống trong Hòa Bình, Công Lý, Tự Do và Bác Ái.
Paulus Lê Sơn
ghi nhớ về cha Matthew Vũ Khởi Phụng
Cha tôi – chứng nhân của thời đại (phần cuối) Reviewed by Người Cộng Sự on 3/05/2016 Rating: 5 Đại gia đình cha Matthew Vũ Khởi Phụng - Hình: Paulus Lê Sơn TNCG : Cha Matthew Vũ Khởi Phụng, một nhân cách trổi vượt, một nhân vị sán...

Không có nhận xét nào: