Triết Giang: Sinh tử là chuyện thường ở đời, ai chẳng gặp. Nhưng có một lễ tang vừa xảy ra, tôi thấy có nhiều điều lạ.
Với hơn 500 đoàn viếng của các tổ chức, đoàn hội tôn giáo, xã hội không kể các cá nhân riêng lẻ mà hầu như không có vòng hoa viếng. Ban tổ chức đề nghị không mang vòng hoa đến phúng viếng và việc thực hiện rất tốt. Trên quan tài của người quá cố, chỉ có một đĩa hoa trắng đơn sơ. Nhà nước mấy năm nay vận động rất nhiều để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường, thậm chí còn có dự thảo quy định của cơ quan văn hóa, mỗi đám tang chỉ có 6 vòng hoa thay đổi nhau vào viếng nhưng chẳng có đâu thực hiện được. Ban tổ chức tang lễ cũng thông báo rằng, toàn bộ số tiền phúng viếng sẽ được dùng vào quỹ khuyến học cho trẻ em. Vậy là cái chết của người quá cố này sẽ tạo cơ hội cho nhiều em có cơ hội đến trường để thành người có ích cho xã hội. Đúng là cái chết dành cho người sống.
Cũng chẳng phải vận động gì, cũng chẳng phải hỗ trợ đồng kinh phí nào, nhưng người quá cố đã bày tỏ nguyện vọng được hỏa táng. Còn cuộc vận động rầm rộ “tang văn minh” với mức hỗ trợ 4 triệu đồng cho một vụ hỏa táng tại Hà Nội suốt mấy năm qua nhưng cũng có rất ít người tham gia. Đám tang nhận được nhiều ghi nhận thương tiếc của cộng đồng. Từ nhận xét của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt rằng đây là: “Một nhân cách trổi vượt, một trí tuệ uyên bác, một linh mục thánh thiện”, đến chia sẻ của các nhà hoạt động xã hội như GS Phạm Xuân Yêm, Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A… và cả ông Thiếu tướng Bạch Thành Định- Phó Giám đốc công an thành phố Hà Nội. Suốt hơn 3 ngày kể từ lúc đưa thi hài về tối 2-3-2016 đến ngày lễ an táng 5-3, lúc nào cũng có người viếng. Các Giám mục, linh mục, giáo dân đến viếng, dự lễ an táng rất đông. Cả nhà thờ trắng khăn tang. Khó tìm kiếm được đám tang nào có nhiều “thân nhân, con cháu” như vậy. Tôi gặp cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, cố vấn Tỉnh dòng Chúa Cứu thế vừa lễ xong, thay áo vội lật đật ra xe. Tôi hỏi cha: Sao vội thế? Cha đáp: Em vừa ra Hà Nội lúc 3 giờ sáng, viếng cha Matthêu xong lại phải vào Sài Gòn ngay vì chiều nay có giờ dạy. Còn linh mục, nhạc sĩ Xuân Đường cũng nói với tôi vừa chạy thâu đêm từ Cửa Lò (Nghệ An) ra đây cho kịp lễ an táng… Không tình nghĩa sâu nặng, làm sao có chuyện đó. Đây cũng là điều ít thấy.
Đó chính là lễ tang của linh mục Mattheu Vũ Khởi Phụng- nguyên Bề trên và chính xứ Thái Hà vừa được Chúa gọi về hôm 2-3-2016.
cha Phụng
Linh mục Mt. Vũ Khởi Phụng sinh ngày 5-11-1940 tại Thanh Hóa, trong một gia đình gia giáo. Ngài nhập trường chủng viện Trung Linh (Bùi Chu) rồi chuyển qua trường Trần Lục (Phát Diệm), khấn dòng ngày 2-7-1963 tại Nha Trang và được thụ phong linh mục ngày 4-4-1970.
Ngài được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ như Cố vấn Thường vụ Tỉnh dòng Chúa Cứu thế, Phó Giám tỉnh Tỉnh dòng, Trưởng ban Truyền thông của Tỉnh dòng, Bề trên kiêm chánh xứ Thái Hà…Người ta kể rằng, khi biết anh em trong dòng bầu ngài vào chức vụ Giám tỉnh, ngài chạy đi xin xỏ, thuyết phục từng người thương ngài thì đừng bầu.
Ngài là con người tài hoa, biết nhiều ngoại ngữ, viết văn rất hay, giảng thuyết với chất giọng truyền cảm, lôi cuốn và sáng tác nhạc cũng đầy cảm xúc. Tôi cũng đã may mắn gặp và nói chuyện với ngài nhiều lần. Ngài có thân hình gầy gò nhưng ánh mắt rất gần gũi, thân mật với những ai tiếp xúc. Người ta kể rằng, ngài rất ít để ý đến tiền bạc vì vậy, khi sắp xếp sách vở cho ngài, người ta tìm thấy cả những phong bì từ lâu lắm có những đồng tiền của chế độ trước. Nhưng ngài là người dũng cảm. Trước năm 1975, tại Sài Gòn, người ta đã thấy ngài đi rải truyền đơn kêu gọi lập lại hòa bình cho Việt Nam. Còn những năm 2008-2009, khi xảy ra căng thẳng tại Thái Hà, tòa Khâm Sứ, ngài đã viết lá thư dài đặc 2 trang giấy, nhờ Đức cha Fx. Nguyễn Văn Sang, lúc đó là Giám mục Thái Bình và Chủ tịch Ủy ban giáo dân của HĐGMVN đi gặp gỡ các cơ quan chính quyền nhằm đối thoại tìm kiếm giải pháp hạ nhiệt cho sự vụ. Tôi còn nhớ, có những đêm khuya tới 11 giờ đêm, tôi và Đức cha FX vẫn đến Tu viện Thái Hà để gặp ngài trao đổi. Bao thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình cầu cho dân oan, cho các tù nhân lương tâm như Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Đoàn Văn Vươn… ngài đều chủ sự và giảng thuyết với tấm lòng quả cảm, đầy lòng bao dung và nhân ái.
Ngài luôn khuyên người ta quên đi thù hận và chính ngài nêu gương như thế. Cho nên, dễ hiểu ông nhạc sĩ tài hoa Tô Hải với 40 năm tuổi Đàng đã tìm ngài làm cha đỡ đầu khi trở lại đạo Công giáo và vẫn nhớ lời ngài dặn: “Hãy quên đi hận thù. Hãy tin cái ác sẽ bị xua đuổi vì cái tốt đẹp là ánh sáng và chân lý…”
Tôi cúi đầu trước bình đựng tro cốt đơn sơ của ngài đặt tại phòng khách của giáo xứ Thái Hà. Bức ảnh chân dung của ngài như đang cười với chúng tôi và chúng tôi im lặng dâng lên lời cầu nguyện cho ngài sớm được hưởng nhan thánh Chúa.
Triết Giang
Với hơn 500 đoàn viếng của các tổ chức, đoàn hội tôn giáo, xã hội không kể các cá nhân riêng lẻ mà hầu như không có vòng hoa viếng. Ban tổ chức đề nghị không mang vòng hoa đến phúng viếng và việc thực hiện rất tốt. Trên quan tài của người quá cố, chỉ có một đĩa hoa trắng đơn sơ. Nhà nước mấy năm nay vận động rất nhiều để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường, thậm chí còn có dự thảo quy định của cơ quan văn hóa, mỗi đám tang chỉ có 6 vòng hoa thay đổi nhau vào viếng nhưng chẳng có đâu thực hiện được. Ban tổ chức tang lễ cũng thông báo rằng, toàn bộ số tiền phúng viếng sẽ được dùng vào quỹ khuyến học cho trẻ em. Vậy là cái chết của người quá cố này sẽ tạo cơ hội cho nhiều em có cơ hội đến trường để thành người có ích cho xã hội. Đúng là cái chết dành cho người sống.
Cũng chẳng phải vận động gì, cũng chẳng phải hỗ trợ đồng kinh phí nào, nhưng người quá cố đã bày tỏ nguyện vọng được hỏa táng. Còn cuộc vận động rầm rộ “tang văn minh” với mức hỗ trợ 4 triệu đồng cho một vụ hỏa táng tại Hà Nội suốt mấy năm qua nhưng cũng có rất ít người tham gia. Đám tang nhận được nhiều ghi nhận thương tiếc của cộng đồng. Từ nhận xét của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt rằng đây là: “Một nhân cách trổi vượt, một trí tuệ uyên bác, một linh mục thánh thiện”, đến chia sẻ của các nhà hoạt động xã hội như GS Phạm Xuân Yêm, Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A… và cả ông Thiếu tướng Bạch Thành Định- Phó Giám đốc công an thành phố Hà Nội. Suốt hơn 3 ngày kể từ lúc đưa thi hài về tối 2-3-2016 đến ngày lễ an táng 5-3, lúc nào cũng có người viếng. Các Giám mục, linh mục, giáo dân đến viếng, dự lễ an táng rất đông. Cả nhà thờ trắng khăn tang. Khó tìm kiếm được đám tang nào có nhiều “thân nhân, con cháu” như vậy. Tôi gặp cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, cố vấn Tỉnh dòng Chúa Cứu thế vừa lễ xong, thay áo vội lật đật ra xe. Tôi hỏi cha: Sao vội thế? Cha đáp: Em vừa ra Hà Nội lúc 3 giờ sáng, viếng cha Matthêu xong lại phải vào Sài Gòn ngay vì chiều nay có giờ dạy. Còn linh mục, nhạc sĩ Xuân Đường cũng nói với tôi vừa chạy thâu đêm từ Cửa Lò (Nghệ An) ra đây cho kịp lễ an táng… Không tình nghĩa sâu nặng, làm sao có chuyện đó. Đây cũng là điều ít thấy.
Đó chính là lễ tang của linh mục Mattheu Vũ Khởi Phụng- nguyên Bề trên và chính xứ Thái Hà vừa được Chúa gọi về hôm 2-3-2016.
cha Phụng
Linh mục Mt. Vũ Khởi Phụng sinh ngày 5-11-1940 tại Thanh Hóa, trong một gia đình gia giáo. Ngài nhập trường chủng viện Trung Linh (Bùi Chu) rồi chuyển qua trường Trần Lục (Phát Diệm), khấn dòng ngày 2-7-1963 tại Nha Trang và được thụ phong linh mục ngày 4-4-1970.
Ngài được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ như Cố vấn Thường vụ Tỉnh dòng Chúa Cứu thế, Phó Giám tỉnh Tỉnh dòng, Trưởng ban Truyền thông của Tỉnh dòng, Bề trên kiêm chánh xứ Thái Hà…Người ta kể rằng, khi biết anh em trong dòng bầu ngài vào chức vụ Giám tỉnh, ngài chạy đi xin xỏ, thuyết phục từng người thương ngài thì đừng bầu.
Ngài là con người tài hoa, biết nhiều ngoại ngữ, viết văn rất hay, giảng thuyết với chất giọng truyền cảm, lôi cuốn và sáng tác nhạc cũng đầy cảm xúc. Tôi cũng đã may mắn gặp và nói chuyện với ngài nhiều lần. Ngài có thân hình gầy gò nhưng ánh mắt rất gần gũi, thân mật với những ai tiếp xúc. Người ta kể rằng, ngài rất ít để ý đến tiền bạc vì vậy, khi sắp xếp sách vở cho ngài, người ta tìm thấy cả những phong bì từ lâu lắm có những đồng tiền của chế độ trước. Nhưng ngài là người dũng cảm. Trước năm 1975, tại Sài Gòn, người ta đã thấy ngài đi rải truyền đơn kêu gọi lập lại hòa bình cho Việt Nam. Còn những năm 2008-2009, khi xảy ra căng thẳng tại Thái Hà, tòa Khâm Sứ, ngài đã viết lá thư dài đặc 2 trang giấy, nhờ Đức cha Fx. Nguyễn Văn Sang, lúc đó là Giám mục Thái Bình và Chủ tịch Ủy ban giáo dân của HĐGMVN đi gặp gỡ các cơ quan chính quyền nhằm đối thoại tìm kiếm giải pháp hạ nhiệt cho sự vụ. Tôi còn nhớ, có những đêm khuya tới 11 giờ đêm, tôi và Đức cha FX vẫn đến Tu viện Thái Hà để gặp ngài trao đổi. Bao thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình cầu cho dân oan, cho các tù nhân lương tâm như Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Đoàn Văn Vươn… ngài đều chủ sự và giảng thuyết với tấm lòng quả cảm, đầy lòng bao dung và nhân ái.
Ngài luôn khuyên người ta quên đi thù hận và chính ngài nêu gương như thế. Cho nên, dễ hiểu ông nhạc sĩ tài hoa Tô Hải với 40 năm tuổi Đàng đã tìm ngài làm cha đỡ đầu khi trở lại đạo Công giáo và vẫn nhớ lời ngài dặn: “Hãy quên đi hận thù. Hãy tin cái ác sẽ bị xua đuổi vì cái tốt đẹp là ánh sáng và chân lý…”
Tôi cúi đầu trước bình đựng tro cốt đơn sơ của ngài đặt tại phòng khách của giáo xứ Thái Hà. Bức ảnh chân dung của ngài như đang cười với chúng tôi và chúng tôi im lặng dâng lên lời cầu nguyện cho ngài sớm được hưởng nhan thánh Chúa.
Triết Giang
Không có nhận xét nào: