TNCG: Hôm thứ Bảy vừa qua là kỉ niệm lần thứ 11 ngày qua đời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, một lần nữa ngày tưởng niệm năm nay lại rơi vào Đêm Vọng Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.
Một trong những bài viết đẹp và không thường xuyên được trích dẫn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II là bức tông thư Salvifici Doloris - Đau Khổ Cứu Cứu Độ, “Ý nghĩa Ki-tô giáo của đau khổ con người”. Đức cố Giáo Hoàng, theo tinh thần của thánh Phao-lô và toàn bộ truyền thống Công Giáo, duy trì trong suốt cuộc đời mình rằng chính xác là trong đau khổ mà Đức Ki-tô bày tỏ tình liên đới với nhân loại, và trong đau khổ chúng ta có thể tăng trưởng sự liên kết với Đức Ki-tô, Đấng là cuộc sống của chúng ta.
Một trong những bài viết đẹp và không thường xuyên được trích dẫn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II là bức tông thư Salvifici Doloris - Đau Khổ Cứu Cứu Độ, “Ý nghĩa Ki-tô giáo của đau khổ con người”. Đức cố Giáo Hoàng, theo tinh thần của thánh Phao-lô và toàn bộ truyền thống Công Giáo, duy trì trong suốt cuộc đời mình rằng chính xác là trong đau khổ mà Đức Ki-tô bày tỏ tình liên đới với nhân loại, và trong đau khổ chúng ta có thể tăng trưởng sự liên kết với Đức Ki-tô, Đấng là cuộc sống của chúng ta.
Trong Salvifici Doloris, đau khổ là hậu quả của tội lỗi, và Đức Ki-tô gánh lấy hậu quả đó, hơn là loại bỏ nó. Bằng cách trải qua đau khổ, ngài chia sẻ trọn vẹn nỗi đau, ngài mang lấy hậu quả của tội lỗi vào trong và trên chính mình. Ngài làm điều này từ tình yêu dành cho chúng ta, không chỉ là vì ngài muons cứu chuộc chúng ta, nhưng bởi vì ngài muốn ở với chúng ta, chia sẻ những điều chúng ta chia sẻ, trải nghiệm những gì chúng ta trải nghiệm. Và nó là tình yêu được chia sẻ, đau khổ được chia sẻ trong tình yêu, vốn hoàn tất và hoàn hảo trong mối quan hệ đổ vỡ trong nội lỗi, và vì thế cứu độ chúng ta.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II dạy chúng ta rằng ý nghĩa của đau khổ được thay đổi một cách căn bản nhờ mầu nhiệm Giáng Sinh. Ngoài biến cố Chúa Nhập Thể, đau khổ là do hậu quả của tội lỗi. Nó cho ta cơ hội thấu hiểu bản thân mình, cho sự thăng trưởng cá nhân, và bày tỏ tình yêu thực tế với người khác, nhưng đó là thực tiễn. Tuy nhiên, chúng ta trở thành người chia sẻ trong Thân Mình Đức Ki-tô nhờ mầu nhiệm Giáng Sinh. Đau khổ của chúng ta trở thành đau khổ của người, và trở thành biểu hiện của tình yêu cứu độ.
Bởi ngài là lãnh đạo của hơn 1 tỉ người Công Giáo La Mã; bởi vì ngài là vị giáo hoàng đầu tiên của kỉ nguyên vệ tinh và mạng internet, tiếp cận tới thêm hàng tỉ người khác, và bởi vì ngài là Gioan Phao-lô II, người trị vì Giáo Hội hơn 26 năm – trong kinh nghiệm rõ ràng về đau khổ đã tìm thấy được sức mạnh vô song. Và ngài biết rõ điều đó. Năm 1981, sau khi hồi phục từ vết thương bị súng bắn mà gần như đã cướp đi mạng sống của mình ở Quảng Trường Thánh Phê-rô, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II tuyên bố rằng đau khổ như vậy là một trong những thông điệp mạnh mẽ nhất trong Ki-tô Giáo.
Trong những năm cuối cùng của triều đại giáo hoàng, Đức Gioan Phao-lô II đưa đau khổ trở lại trong địa hạt mong đợi của cuộc sống con người. Mọi người có thể thấy rằng tâm linh của ngài một sức mạnh nội tâm – một tinh thần mà với nó mỗi người có thể vượt qua nỗi sợ hãi, ngay cả nỗi sợ cái chết. Quả là một bài học khó tin cho thế giới! Cuộc chiến với ảnh hưởng thể lý của sự lão hóa cũng là một bài học giá trị cho một xã hội khó lòng chấp nhận ngày càng già đi, và một nền văn hóa không nhìn thấy sự cứu chuộc trong đau khổ.
Năm 1994, Khi tuổi già và bệnh tật bắt đầu làm suy giảm khả năng của Đức Đức Gioan Phao-lô II một cách rõ rệt, ngài nói với tùy tùng mình rằng ngài nghe thấy tiếng Chúa và sắp thay đổi cách thức lãnh đạo Giáo hội. Ngài nói “tôi phải dẫn đưa giáo hội với sự đau khổ. Tôi có thể nói rằng Đức Giáo Hoàng phải trải những thống khổ đó vì thế mọi gia đình và thế giới có thể thấy có một Tin Mừng lớn hơn: tin mừng của đau khổ, với đau khổ một người phải chuẩn bị cho tương lai”.
MỘT LÁ THƯ AN ỦI GỬI CÁC ĐỒNG SỰ
Năm 1999, chuẩn bị cho Đại Năm Thánh, ĐGH Gioan Phao-lô II đã công bố “thư gửi các trưởng lão.” Tiếp theo các lá thư gửi giới trẻ năm 1985, thư gửi các gia đình năm 1994, gửi thiếu nhi năm 1994, thư cho phụ nữ năm 1995 và thư gửi các nghệ sĩ năm 1999 – chưa kể các Bức thư gửi các linh mục mỗi Thứ Năm Tuần Thánh từ khi lên ngôi giáo hoàng, Ngài đã gửi những lời cảm động và khích lệ sâu sắc tới các đồng sự trong Thư Gửi Các Vị Trưởng Lão. Ngài đã không sợ hãi khi bày ra trước mắt thế giới hạn chế và yếu đuối mà tuổi tác đã đặt lên chính mình. Ngài đã không làm gì để ngụy trang chúng đi. Nói chuyện với người trẻ, ngài đã không gặp khó khăn nào khi nói về mình: ‘cha là một linh mục già cả’.”. Đức Gioan Phao-lô II tiếp tục hoàn thành sứ mạng của Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô, nhìn về phía trước với nhiệt huyết của tuổi trẻ mà không suy giảm tinh thần vốn được Đức Giáo Hoàng duy trì nguyên vẹn. Bức thư có cung giọng rất cá nhân, gần như riêng tư và không phải là sự phân tích của tuổi già. Hơn nữa, nó là một cuộc đối thoại thân tình giữa những người cùng thế hệ.
ĐGH viết trong bức thư đáng nhớ đó rằng “thời gian trôi qua giúp chúng ta nhìn thấy các kinh nghiệm của mình trong một ánh sáng rõ hơn và làm dịu đi những đau đớn.” Hơn nữa, ngài nói, các khó khăn hằng ngày có thể được nhẹ nhàng hơn với sự trợ giúp của Chúa. Ngoài ra, “chúng ta được an ủi nhờ nghĩ rằng, với đức hạnh của linh hồn thiêng liêng, chúng ta sẽ sống bên kia cái chết.”
“Người Bảo Vệ của các kí ức được sẻ chia” là tiêu đề của một phần của một bức thư của ĐGH. Chỉ ra rằng “trong quá khứ, sự tôn kính lớn lao được dành cho các vị trưỡng lão,” ĐGH lưu lý rằng điều này vẫn còn đúng trong nhiều nền văn hóa hiện nay, “trong khi giữa những nền văn hóa khác, điều này rất ít, do tâm lý ưu tiên tính hữu dụng và năng suất trước mắt của con người.” Ngài viết: “điều này dẫn đến đỉnh khi an tử được đẩy mạnh như một giải pháp cho các tình huống khó khăn. Thật không may, trong những năm gần đây ý tưởng về cái chết êm dịu đã thất bại do cảm thức khiếp sợ của nhiều người mà nó được đánh thức một cách tự nhiên trong những người có ý thức tôn trọng sự sống.”
ĐGH nói thêm: “Bây giờ nó đáng ra nên giữ trong suy nghĩ rằng luật luân lý cho phép chúng ta từ chối các “điều trị y khoa thô bạo” và chỉ bắt buộc với những hình thức điều trị nào trong đòi hỏi thông thường của chăm sóc y tế, trong những trường hợp bệnh giai đoạn cuối ưu tiên tìm kiếm các cách giảm đau. Nhưng an tử, được hiểu như trực tiếp gây ra cái chết, là một điều khác hoàn toàn. Bất chấp ý định và hoàn cảnh, an tử luôn là một hành vi tội lỗi không thể biện minh, một sự vi phạm luật Chúa và một sự xúc phạm đến phẩm giá của con người”
ĐGH Gioan Phao-lô II tiếp tục “Con người được tạo dựng cho sự sống,trong khi cái chết … không nằm trong kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa nhưng đến từ hậu quả của tội lỗi.” “Tuy nhiên cái chết có thể hiểu một cách hữu lý có thể đến từ quan điểm sinh học, không thể trải nghiệm nó như một cái gì đó ‘tự nhiên’.” Chúng ta tự hỏi lòng, ngài nói ở đây, “cái gì bên kia bức tường u tối của cái chết?” Câu trả lời đến từ đức tin “điều minh họa cho mầu nhiệm sự chết và mang lại sự thanh thản cho tuổi già, bây giờ không còn sống thụ động như kỳ vọng một tai họa, nhưng như lối tiệp cận đầy hứa hẹn cho mục tiêu trưởng thành trọn vẹn.”
Lá thư của ĐGH Gioan Phao-lô cho những người già cả kết thúc với phần mục “một sự khích lệ sống cuộc đời đầy đủ” Ngài viết: “Tôi cảm thấy một mong ước bộc phát chia sẻ đầy đủ với các vị cảm xúc của riêng tôi sau hơn hai mươi năm phục vụ trên ngai tòa Phê-rô… Bất chất những giới hạn mang lại cho tôi bởi tuổi tác tôi vẫn tiếp tục vui hưởng cuộc đời. Tôi cảm tạ Chúa vì điều này. Thật tuyệt vời khi có khả năng hiến mình đến cuối cuộc đời vì Nước Chúa! ” Ngài kết luận “Cùng thời điểm tôi tìm thấy sự bình an tuyệt vời khi nghĩ về thời gian khi Đức Chúa sẽ gọi tôi: từ sự sống tới sự sống! … ‘Xin hãy đưa con đến với ngài’: đây là khao khát lớn nhất của trái tim con người, ngay cả khi người ta không ý thức được nó.” Thật là một tác phẩm tuyệt vời của ĐGH Gioan Phao-lô II! Ngài Không chỉ viết lá thư nhưng cho nó ra đời từ chính cuộc sống của ngài. Chúng ta là nhân chứng.
ĐAU KHỔ CÔNG KHAI
ĐGH Gioan Phao-lô II dạy chúng ta rằng cuộc sống là linh thánh, cho dù cuộc sống mình có trở nên đau khổ thế nào. Thay vì che dấu sự yếu đuối của mình như nhiều nhân vật công chúng làm, ĐGH Gioan Phao-lô II để cho cả thế giới nhìn thấy ngài đã trải qua những gì. Đau khổ và cái chết của ĐGH không xảy ra bí mật , nhưng trước ống kính máy quay truyền hình và tàn thế giới. Trong hành động cuối đời của mình, một vận động viên không di chuyển, sự độc đáo, một tiếng nói bùng nổ giờ yên giờ im lặng, và một bàn tay làm ra bao nhiêu thông điệp đồ sộ không còn có thể viết. Bài giảng cuối cùng của ĐGH Gioan Phao-lô II là một biểu tượng của thông điệp cuối cùng của Thầy Chí Thánh ở Galile với Simon Phê-rô: “quả thực,, tôi bảo thật với anh, khi anh còn trẻ, anh tự mình thắt lưng và đi đâu anh muốn. Nhưng khi về già, anh sẽ giang tay cho người ta thắt lưng và dẫn anh tới nơi anh chẳng muốn.” … Sau đó Chúa Giê-su nói với ông “hãy theo thầy” (Gioan 21:18-19).
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II kết hợp mật thiết với đau khổ của Chúa Giê-su |
Nhiều người Công Giáo và người ngoài Ki-tô giáo nhìn thấy đau khổ mà đức giáo hoàng trải qua như nỗi thống khổ của chính Chúa Giê-su, Đức Giáo Hoàng hay những người xung quanh không ngăn cản sự so sánh như vậy. Một vài năm trước khi qua đời khi được hỏi liệu ngài có cân nhắc từ chức hay không, ĐGH Gioan Phao-lô II hỏi lại “Đức Ki-tô có xuống khỏi thập giá?” Các cộng sự thân cận tranh luận về khả năng điều hành giáo hội, như thể ngài là giám đốc điều hành của một tập đoàn thế tục, mà bỏ qua một điểm thiết yếu. Giáo Hoàng không phải la làm một công việc, ngài đang thực hiện một sứ vụ thiêng liêng, và đau khổ của ngài là cốt lõi của nó.
ĐÊM THỨ SÁU TUẦN THÁNH CUỐI CÙNG
Một trong những kỉ niệm sống động của tôi là từ tuần lễ cuối cùng cuộc đời của Đức cố Thánh Cha Gioan Phao-lô II là trong suốt Chặng Đương Thánh Giá Đêm Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2005, ngài đã tham dự các nghi lễ tại hí trường Coliseum trong nguyện đường của mình qua truyền hình. Máy quay truyền hình trong nguyện đường được đặt phía sau để ngài khỏi phân tâm tham dự các lễ nghi mà ngài đã luôn tự mình tham gia. Sau đó TGM John Foley đã đang thực hiện bài bình luậ trên truyền hình bằng tiếng Anh từ Roma, đọc bài suy niệm rất kích thích được Đức Hồng Y Joseph Ratzinger chuẩn bị.
Tại chặng trước khi kết thúc Đường Thánh Giá, ai đó đã đặt một cây thánh giá khá lớn trước gối của Đức Thánh Cha, và ngài đã nhìn chăm chú yêu thương vào hình tượng Chúa Giê-su. Đến câu, “Chúa Giê-su chết trên Thập Giá,” ĐGH đã kéo thập tự giá về phía mình và ôm vào lòng. Tôi sẽ không bao giờ quên khung cảnh đó. Quả là một bài giảng không lời mạnh mẽ đáng kinh ngạc! Giống Chúa Giê-su, ĐGH Gioan Phao-lô II ôm lấy thập giá; thật ra, ngài ôm lấy thánh gía của Chúa Giê-su Ki-tô vào tối Thứ Sáu Tuần Thánh.
CÁI CHẾT CỦA MỘT THƯỢNG PHỤ
Vài giờ trước khi chết, những lời có thể nghe cuối cùng của ĐGH Gioan Phao-lô II là: “xin hãy để tôi đi về nhà của Chúa Cha.” Trong bối cảnh cầu nguyện thân mật, khi Thánh Lễ được cử hành ngay bên giường của ngài và dám đông tín hữu đang hát thánh ca bên đưới Quản Trường Thánh Phê-rô, ngài qua đời lúc 9:37 tối ngày 02 Tháng Tư năm 2005. Qua cuộc thương khó công khai, đau khổ và cái chết của ngài, vị linh mục thánh thiện, Đấng Kế Vị các Tông Đồ, và Tôi Tớ Của Thiên Chúa, đã trình bày cho chúng ta khuôn mặt đau khổ của Chúa Giê-su trong một cách thế đáng chú ý.
Truyền thông chính thống đã tạo nên một sự nhầm lẫn rất lớn về chủ đề an tử và đã đã vô cùng lừa dối trong việc khắc hoạc đau khổ và sự cảm thông của con người. Phẩm giá và chất lượng cuộc sống của chúng ta không đến từ điều chúng ta có thể hoặc không thể làm. Phẩm giá và chất lượng cuộc sống không phải là vấn đề hiệu quả, chuyên môn và năng suất. Chúng đến từ một vị trí sâu thẳm hơn từ chúng ta là ai và chúng ta quan hệ với người khác thế nào. Xã hội của chúng ta đánh mất ánh sáng của bản chất linh thánh của sự sống con người. Là tín hữu Công Giáo chúng ta cam kết sâu sắc để bảo vệ sự sống từ thời điểm đầu tiên cho đến cuối cùng. Khi con người ngày nay nói về một “caisc hết tốt”, họ thường ám chỉ đến nỗ lực kiểm soát việc kết cuộc đời của một người, thậm chí qua cả việc cố sát có sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc là an tử. Tuy nhiên, ý niệm Ki-tô giáo về một cái chết tốt, là cái chết không phải có một kết thúc tốt, nhưng là một sự chuyển biến tốt, nó đòi hỏi đức tin, sự chấp nhận và sẵn sàng.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II dạy chúng ta phải kính trọng sự yếu đuối và tổn thương. Mười một năm trước, khi ngài chết trước con mắt của toàn thế giới, ĐGH Gioan Phao-lô II cho ta thấy phẩm giá đích thực trước mặt tử thần. Thay bằng che dấu đi bệnh tật, như đa số nhân vật công chúng làm, ngài để cho toàn thế giới thấy ngài đi qua từng giai đoạn của đời mình. Ngài cho ta một hình ảnh nghịch lý về hạnh phúc.
GIÁO HOÀNG CỦA SỰ THÁNH THIỆN
Karol Wojtyla là một nhân chứng phi thường người đã qua sự dấn thân, hi sinh hanh hùng, đau khổ triền miên và cái chết của mình, truyền đạt một thông điệp mạnh mẽ về Tin Mừng cho con người của thời đại ngày nay. Một phần lớn thành công của thông điệp ngài dựa trên thực tế rằng ngài dã được bao quanh bởi một đám mây rất lớn các nhân chứng – những người đứng bênh cạnh và thêm sức mạnh cho ngài trong suốt cuộc đời mình. Vì đối với ĐGH Gioan Phao-lô II, ơn gọi nên thánh không loại trừ một ai; nó không phải là độc quyền của một tầng lớp tinh hoa tinh thần.
“Ánh Sáng Cho Muôn Dân,” Hiến Chế Tín Lý Về Hội Thánh của Công Đồng Vatican II lư ý rằng sự linh thánh của các K-tô hữu bắt nguồn từ sự thánh thiện của Hội Thánh và thể hiện nó. Sự thánh thiện “được diễn tả qua nhiều cách bởi các cá nhân, người trong từng tình trạng riêng của đời sống, hướng tới sự hoàn hảo của tình yêu, do đó thánh hóa người khác” (LG39). Trong sự đa dạng này “một và cùng một sự thánh thiện được vun trồng bởi tất cả, người được thúc đẩy bởi Thần Khí Thiên Chúa … và theo Đức Ki-tô khó nghèo, Người khiêm tốn và băng qua việc mang lấy Đức Ki-tô xứng đáng được thành người chia sẻ vinh quang với người” (LG 41).
Khi đám đông dân chúng bắt đầu hô to “Santo Subito” – “phong thánh ngay” ở cuối thánh lễ tang của Đức Giáo Hoàng hôm 8 tháng Tư, 2005, họ đã thực hô mừng? Họ đã kêu lên rằng trong con người Karro Wojtyla, họ nhìn thấy ai đó sống với CChuas và sống với chúng ta. Ngài là một tội nhân cảm nghiệm được lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa. Ngài là bậc thầy tiên tri người đã giảng dạy lời khi thuận lợi và khi không thuận lợi. Ngài nhìn đến chúng ta, yêu chúng ta, chạm vào chúng ta, chữa lành chúng ta và cho chúng ta hi vọng. Ngài dạy chúng ta không sợ hãi. Ngài chỉ chúng ta cách sống, cách yêu, cách tha thứ và cách chết. Ngài dạy chún ta cách ôm lấy thánh giá trong những thời khắc đau đớn nhất của cuộc đời, biế rằng thánh giá không phỉa là câu trả lời cuối cùng của Thiên Chúa.
Con người đó được tuyên phong là “thánh” không phải là tuyên bố về sự hoàn hảo. Nó không có nghĩa rằng con người này không có bất kì một sự bất toàn, mù quáng, điếc hay tội lỗi nào. Cũng không phải là một đánh giá 360 độ về triều đại Giáo Hoàng hay của Vatcan. PHong thánh có nghĩa là một người đã sống cuộc đời của mình voiws Thiên Chúa, hoàn toàn cậy dựa vào lòng thương xót vô biên của Chúa, tiến lên với sức mạnh và quyền lực của Chúa, tin tưởng vào Đấng quyền năng, yêu mến kẻ thù và kẻ bách hại mình, tha thứ ngay cả trong khi bị điều ác và bạo lực, hi vọng vượt ngoài mọi hi vọng, và để lại cho thế giới một nơi tốt đẹp hơn. Người đó để cho những người xung quaynh biết rằng có một động lực hoặc tinh thần làm sinh động đời mình mà không phải là thuộc thế giới này, nhungw là thế giới tiếp theo. Những người này để cho chúng ta đón lấy ánh nhìn của sự vĩ đại và thánh thiện mà chúng ta được kêu mời tới, và cho chúng ta thấy khuôn mặt của Thiên Chúa khi chúng ta lữ hành trên con đường hành hương trên trái đất này.
Cuộc đời của Karrol Wojtyla, cậu trai trẻ thừ vùng Wadowice người sẽ lớn lên trở thành một linh mục và Giám Mục Karkow, Giám Mục Roma, và một anh hùng cho các thế hệ, sự thánh thiện được truyền nhiễm. Chúng ta được chạm vào và được thay đổi nhờ sự thánh thiện đó. Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II không chỉ là “đức Thánh Cha” nhưng là “một Người Cha đã và đang thánh thiện”. Trong lễ tang của ngài hôm 8 tháng Tư năm 2005, ĐHY Joseph Ratzinger nói vvowis thế giới rằng Đsc Thánh Cha đang dõi theo và chúng tlanfh cho chún ta “từ cửa sổ của Nhà Chúa Cha”
Xin cho chúng ta học biết sống, biết đau khổ và chết cho Chúa. Hãy cầu nguyện cho chúng ta có một phần nhỏ sự trung thành của nhân chứng của Phê-rô và sự can đảm trong lời rao giảng của Phao-lô điều đã hiện diện một cách mạnh mẽ nơi Karol Wojtyla – thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II. Xin ngài cầu bầu cho chúng ta và cho tất cả những ai đau khổ nơi thân xác và tinh thần, ban cho chúng ta khao khát dược giúp mang thánh giá cho người khác, lớn lên trong sự thánh thiện và trở thành những vị thánh.
Minh Nhật (theo zenit)
Không có nhận xét nào: