TNCG: Xã Diễn Hải là một xã vùng biển cách đường quốc lộ 1A khoảng 8 km nằm về phía đông thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Xã có tất cả 10 xóm chủ yếu làm nông nghiệp và một số làm nghề đánh bắt cá ven bờ,nên đời sống ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện kinh tế eo hẹp lại càng gặp nhiều trắc trở hơn khi chính quyền địa phương không thực sự quan tâm chăm sóc đời sống, với những khoản đóng góp và quy định vô lý. Gần đây những gia đình có ba con trở lên đang phải oằn mình gánh thêm một khoản tiền phạt "tự nguyện" 2.000.000 một cách vô lý.
Ngày 5/4/2016 chúng tôi có buổi gặp gỡ một số bà con xóm 8 xã Diễn Hải là một xóm Công Giáo toàn tòng có 140 hộ gia đình. Chúng tôi đã được nghe bà con chia sẻ về cuộc sống khó khăn nơi đây. Các gia đình có đông con thường đề cập đến khoản tiền phạt không có trong quy định mà cán bộ tư pháp thường coi là "nộp phạt tự nguyện".
Ngày 5/4/2016 chúng tôi có buổi gặp gỡ một số bà con xóm 8 xã Diễn Hải là một xóm Công Giáo toàn tòng có 140 hộ gia đình. Chúng tôi đã được nghe bà con chia sẻ về cuộc sống khó khăn nơi đây. Các gia đình có đông con thường đề cập đến khoản tiền phạt không có trong quy định mà cán bộ tư pháp thường coi là "nộp phạt tự nguyện".
Theo như lời tâm sự của chị Lê Thị Nhung, gia đình chị đã có ba mặt con. Cả nhà chỉ nhìn vào 4,5 thước đất làm lúa và 4,5 thước đất làm hoa màu của chồng chị, theo diện chia đất năm 1992. Còn chị và 3 đứa nhỏ không được chia mảnh đất nào. Hai đứa lớn đang học cấp một,còn đứa thứ ba sinh 2013 cũng đã sắp đến trường mầm non. Để con cái được đến trường, chị đã ba lần đi làm giấy khai sinh cho con nhưng cơ quan chức năng vẫn không cấp cho, lý do là vì chị chưa nộp khoản tiền phạt 2.000.000 đồng vì sinh con thứ ba cho xã. Chị nói tiếp đã có lần chị xoay mượn được một triệu đồng lên nạp phạt để con có giấy khai sinh nhập học năm tới, dẫu vậy cán bộ tư pháp đã nói nếu không có hai triệu thì không làm,dù thiếu một xu cũng không được.Do đó, chị đành để con mình không có giấy khai sinh cho đến bây giờ.
Tương tự hoàn cảnh chị Nhung, chị Lê Thị Việt có chồng là Bùi Minh Thắng có con thứ ba là Bùi Minh Chiến, sinh 28/6/2013 chia sẻ rằng: vì con hay bệnh tật nên cần có bảo hiểm để đi khám bệnh nên đã đóng phạt hai triệu để cháu có giấy khai sinh. “Bệnh viện quyết không khám cho con tôi nếu như tôi không có giấy phạt và hóa đơn thu tiền của UBND xã. Họ ép mình hết nước hết cái luôn”.
Anh Đào văn Thiệu có vợ là chị Lê Thị Nga có con thứ ba là cháu Đào Thị Tú Uyên, sinh 4/4/2014 đã làm giấy khai sinh nhưng chưa đóng tiền phạt . Vậy là cán bộ xã đến nhà bảo là giấy khai sinh bị sai cần làm lại, gia đinh thật thà đưa cho họ và họ đã thu giữ luôn cho đến bây giờ. Chị Nga bức xúc nói “làm cán bộ mà lừa dân một cách trắng trợn như vậy thì tui không thèm đòi nữa”.
Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản mới về xử lý vi phạm trong chính sách Dân số Kế hoạch hóa Gia Đình. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 đã không còn đề cập nội dung xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm sinh con thứ 3.
Bà Lê Thị Hoài Chung, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An cho biết, cơ quan này đã chủ động tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt các Sở, ban, ngành, Đoàn thể và Huyện ủy, UBND huyện, thành, thị nhằm quán triệt thực hiện các quy định mới. Theo đó, các huyện xã và cơ quan ban ngành không được xử phạt người sinh con thứ 3 nữa. Bên cạnh đó Quyết định mới áp dụng chính sách khuyến khích, khen thưởng với gia đình, địa phương thực hiện đúng chủ trương không sinh con tứ 3.
Quy định mới này đã được thông qua nhưng trong thực tế thì ngược lại. Bé Nguyễn Huy Hoàng con của anh Nguyễn Hữu Thọ và vợ là chị Đinh Thị Lâm, là con thứ ba, sinh ngày 17/8/2014 thì sẵn sàng nộp phạt nhưng lại lắm tréo nghoe. Anh Thọ nói “tôi sẵn sàng đóng tiền phạt nhưng yêu cầu xã cấp hóa đơn và cho xem quyết định nào xử phạt,nhưng cán bộ tư pháp xã đã không chấp nhận”
Đang mắc chứng căn bệnh nguy hiểm tính mạng và làm hao tốn kinh tế gia đình, Anh Đào Trần Huệ vợ là Lê Thị Hinh có con thứ 3 Đào Thị kim Dung sinh 17/11/2013 bị tật nguyện bẩm sinh cũng phải chấp nhận cắn răng đóng tiền phạt để cháu có khai sinh và bảo hiểm. Gia đình anh có đứa con thứ 4 là Đào thị Kim Thương, sinh ngày 15/1/2016 nhưng chưa có giấy khai sinh vì chưa có tiền nộp phạt và có lẽ không bao giờ có tiền nộp vì hiện tại anh Đào Trần Huệ đang mắc bệnh thần kinh nên không làm được gì và chị Lê Thị Hinh cũng bị giật miệng méo sang một bên.Hoàn cảnh
Khoảng 30 gia đình đang có con trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi chưa có giấy khai sinh. Chị Bùi Thị Thế làm cựu trưởng hội phụ nữ xóm Diễn Hải cho biết hiện tại có tất cả 47 cháu từ 1 đến 5 tuổi chưa có giấy khai sinh. Riêng gia đình chị có hai cháu Nguyễn Thị Huyền Trang con thứ 3 sinh ngày 6/6/2013 và cháu thứ 4 là Nguyễn Thi Anh Thúy, sinh 2/11/2014 hiện tại chưa có giấy khai sinh vì chưa có tiền nộp phạt.
Không riêng gì xã Diễn Hải –Diễn Châu áp dụng xử phạt sinh con thứ 3 trở lên và nếu không có tiền phạt thì trẻ không được làm giấy khai sinh. Quy định này đã đi ngược lại với luật chăm sóc và bảo vệ chăm sóc trẻ em của Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ở chương 2 điều 11 điểm 1 là trẻ em sinh ra là có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi như ở Thường Tín Hà Nội người dân phải đóng tiền phạt 1 đến 2 triệu đồng mới có giấy chứng sinh đã được Báo Mới Hà Nội phanh phui. Cũng trong luật chăm sóc bảo vệ trẻ em chưa thấy một điều nào xử phạt một đứa trẻ khi nó được sinh ra dù nó thứ 3 hay thứ 4. Người dân tự hỏi các địa phương đã căn cứ vào bộ luật nào để xử phạt những đứa trẻ khi được cha mẹ sinh ra? và liệu như vậy có vi phạm công ước Quốc Tế về quyền con người mà Việt Nam đã kí kết vào năm 1982 hay không?
Tương tự hoàn cảnh chị Nhung, chị Lê Thị Việt có chồng là Bùi Minh Thắng có con thứ ba là Bùi Minh Chiến, sinh 28/6/2013 chia sẻ rằng: vì con hay bệnh tật nên cần có bảo hiểm để đi khám bệnh nên đã đóng phạt hai triệu để cháu có giấy khai sinh. “Bệnh viện quyết không khám cho con tôi nếu như tôi không có giấy phạt và hóa đơn thu tiền của UBND xã. Họ ép mình hết nước hết cái luôn”.
Anh Đào văn Thiệu có vợ là chị Lê Thị Nga có con thứ ba là cháu Đào Thị Tú Uyên, sinh 4/4/2014 đã làm giấy khai sinh nhưng chưa đóng tiền phạt . Vậy là cán bộ xã đến nhà bảo là giấy khai sinh bị sai cần làm lại, gia đinh thật thà đưa cho họ và họ đã thu giữ luôn cho đến bây giờ. Chị Nga bức xúc nói “làm cán bộ mà lừa dân một cách trắng trợn như vậy thì tui không thèm đòi nữa”.
Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản mới về xử lý vi phạm trong chính sách Dân số Kế hoạch hóa Gia Đình. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 đã không còn đề cập nội dung xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm sinh con thứ 3.
Bà Lê Thị Hoài Chung, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An cho biết, cơ quan này đã chủ động tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt các Sở, ban, ngành, Đoàn thể và Huyện ủy, UBND huyện, thành, thị nhằm quán triệt thực hiện các quy định mới. Theo đó, các huyện xã và cơ quan ban ngành không được xử phạt người sinh con thứ 3 nữa. Bên cạnh đó Quyết định mới áp dụng chính sách khuyến khích, khen thưởng với gia đình, địa phương thực hiện đúng chủ trương không sinh con tứ 3.
Quy định mới này đã được thông qua nhưng trong thực tế thì ngược lại. Bé Nguyễn Huy Hoàng con của anh Nguyễn Hữu Thọ và vợ là chị Đinh Thị Lâm, là con thứ ba, sinh ngày 17/8/2014 thì sẵn sàng nộp phạt nhưng lại lắm tréo nghoe. Anh Thọ nói “tôi sẵn sàng đóng tiền phạt nhưng yêu cầu xã cấp hóa đơn và cho xem quyết định nào xử phạt,nhưng cán bộ tư pháp xã đã không chấp nhận”
Đang mắc chứng căn bệnh nguy hiểm tính mạng và làm hao tốn kinh tế gia đình, Anh Đào Trần Huệ vợ là Lê Thị Hinh có con thứ 3 Đào Thị kim Dung sinh 17/11/2013 bị tật nguyện bẩm sinh cũng phải chấp nhận cắn răng đóng tiền phạt để cháu có khai sinh và bảo hiểm. Gia đình anh có đứa con thứ 4 là Đào thị Kim Thương, sinh ngày 15/1/2016 nhưng chưa có giấy khai sinh vì chưa có tiền nộp phạt và có lẽ không bao giờ có tiền nộp vì hiện tại anh Đào Trần Huệ đang mắc bệnh thần kinh nên không làm được gì và chị Lê Thị Hinh cũng bị giật miệng méo sang một bên.Hoàn cảnh
Khoảng 30 gia đình đang có con trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi chưa có giấy khai sinh. Chị Bùi Thị Thế làm cựu trưởng hội phụ nữ xóm Diễn Hải cho biết hiện tại có tất cả 47 cháu từ 1 đến 5 tuổi chưa có giấy khai sinh. Riêng gia đình chị có hai cháu Nguyễn Thị Huyền Trang con thứ 3 sinh ngày 6/6/2013 và cháu thứ 4 là Nguyễn Thi Anh Thúy, sinh 2/11/2014 hiện tại chưa có giấy khai sinh vì chưa có tiền nộp phạt.
Không riêng gì xã Diễn Hải –Diễn Châu áp dụng xử phạt sinh con thứ 3 trở lên và nếu không có tiền phạt thì trẻ không được làm giấy khai sinh. Quy định này đã đi ngược lại với luật chăm sóc và bảo vệ chăm sóc trẻ em của Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ở chương 2 điều 11 điểm 1 là trẻ em sinh ra là có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi như ở Thường Tín Hà Nội người dân phải đóng tiền phạt 1 đến 2 triệu đồng mới có giấy chứng sinh đã được Báo Mới Hà Nội phanh phui. Cũng trong luật chăm sóc bảo vệ trẻ em chưa thấy một điều nào xử phạt một đứa trẻ khi nó được sinh ra dù nó thứ 3 hay thứ 4. Người dân tự hỏi các địa phương đã căn cứ vào bộ luật nào để xử phạt những đứa trẻ khi được cha mẹ sinh ra? và liệu như vậy có vi phạm công ước Quốc Tế về quyền con người mà Việt Nam đã kí kết vào năm 1982 hay không?
Tước đoạt một số tiền lớn trong những hoàn cảnh éo le của người khác một cách trái pháp luật quả thực là một hành động vô luân. Nó càng làm người dân phẫn uất hơn nữa khi lại mang một mỹ từ "tự nguyện" nộp phạt khi họ có thêm một thành viên trong gia đình.
Công Nguyễn
Không có nhận xét nào: