TNCG: Hoa Kỳ đã công bố gỡ bỏ cấm vận vũ khí đã kéo dài trong hàng thập niên qua trong chuyến công du Việt Nam của Tổng Thống Obama, các nhà hoạt động nhân quyền đã phản ứng lại rằng Việt Nam chưa cải thiện đầy đủ hồ sơ nhân quyền để bảo đảm cho thỏa thuận này.
Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền bày tỏ vô cùng thất vọng về thỏa thuận này. Hôm 23 tháng Năm, Giám đốc chính sách Châu Á của HRW nói “Tổng thống Obama đã ban cho Việt Nam một phần thưởng mà nó không xứng đáng,”
Ông nói sau khi Hoa Kỳ đã gây áp lực Việt Nam “trong nhiều năm” nhằm yêu cầu cải thiện “hồ sơ nhân quyền”, Việt Nam vẫn không phản hồi cách thực tế. Ông nói tiếp “Việt Nam đã không thay đổi bất kỳ luật bất áp bức nào, không thả bất kỳ con số tù chính trị nào, hay đưa ra cam kết nào đáng kể”.
Những tuần trước chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Obama, các nhà hoạt động nhân quyền đã khẳng định rằng Hoa Kỳ nên thương thảo gắn liền với sự nhượng bộ về nhân quyền. Dân biểu Chris Smith (R-N.J.) yêu cầu rằng không nên tiến hành chuyến công du nếu chính quyền Việt Nam không thả tự do cho các tù nhân tôn giáo. Sẽ không có một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nào “cho đến khi có những cải thiện ý nghĩa, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược về nhân quyền tại Việt Nam”
Trong buổi họp báo chung vào hôm thứ Hai, Tổng Thống Obama nói việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí bắt nguồn từ một “tiến trình dài tiến tới bình thường hóa với Việt Nam.”
Ông nói rằng nhân quyền “không liên hệ trực tiếp” với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, và thừa nhận rằng “về lĩnh vực này chúng ta vẫn còn nhiều khác biệt”. Chủ tịch nước Việt Nam Quang nói, thông qua phiên dịch, rằng “lập trường và quan điểm nhất quán của nhà nước và chính quyền Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền”
Nhà Trắng từng nói rằng Mỹ đang hối thúc Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Hôm thứ Hai Nhà Trắng nói “Trong Buổi Đối Thoại Nhân Quyền Việt – Mỹ hôm 25-26 tháng Tư, Hiệp Chủng Quốc kêu gọi Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm và ngừng sách nhiễu các cá nhân thực hành quyền tự do căn bản của mình bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội và tôn giáo”.
Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng những điều đó không nhận được hành động ủng hộ từ phía hành pháp.
Trước chuyến thăm của tổng thống, chính quyền Việt Nam đã thả tự do cho một linh mục Công Giáo và là một tù nhân tôn giáo nổi tiếng, cha Nguyễn Văn Lý, trước ngày mãn án hai tháng. Tuy nhiên, Sifton hôm thứ Hai nói “chính quyền Việt Nam đã sỉ nhục tổng thống bằng cách giam giữ và sách nhiễu các nhà bất đồng hôm qua và hôm nay”
Dân biểu Smith lưu ý rằng việc trả tự do cho cha Lý không phải là “một đột phá nhân quyền lớn”. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền báo cáo rằng “Trên tất cả, tình trạng nhân quyền của Việt Nam vẫn “kỳ cục”, bởi vì nhà cầm quyền cộng sản “vẫn độc quyền về sức mạnh chính trị” và nhà nước phải chịu trách nhiệm cho việc vi phạm quyền con người như tra tấn, cướp tài sản cá nhân mà “không đền bù thỏa đáng,” và việc bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền.
Về quyền tự do tôn giáo tại đất nước này, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ đã trình bày trong bản báo cáo thường niên 2016 rằng tình trạng chung là “cá biệt và phức tạp”, do chính phủ ngược đãi các nhóm tôn giáo cụ thể, Ủy ban này đã khuyến nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách “quốc gia đáng quan ngại” từ năm 2011.
Thuật ngữ ngữ này là một định chức mà Bộ Ngoại Giao gán cho các quốc gia mà “chính quyền tham gia vào hay dung túng hành vi xâm phạm quyền tự do tôn giáo cách hệ thống, liên tục và trầm trọng”
Bản báo cáo giải thích rằng Việt Nam đạt những tiêu chuẩn này bởi vì chính phủ sách nhiễu, bỏ tù, và tấn công thể lý thành viên của các nhóm tôn giáo cụa thể trong hàng năm trời và không dừng lại. Trong khi chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập các nhà thờ và một đại học Công Giáo mới trong nước, và “bang giao giữa chính quyền Việt Nam và Vatican đã cải thiện trong năm 2015” bản phúc trình lưu ý, nhưng không phải tất cả người Công Giáo đều được thủ hưởng quyền tôn giáo của mình.
Các báo cáo cho thấy trường học Công Giáo bị đe dọa phá hủy bởi nhà cầm quyền, và “người Công Giáo, bao gồm cả các nữ tu” bị tấn công tại tỉnh Gia Lai. Các mục sư và linh mục bị bỏ tù, hành hung và đe dọa bởi chính quyền; Một số nhà hoạt động bị hành hung ngay cả sau khi họ được mãn án tù.
Theo báo cáo, hiện tại Việt Nam đang có từ 100 đến 150 “tù nhân lương tâm” bị giam giữ vì niềm tin tôn giáo của mình.
Hôm 10 tháng Năm, vợ của một luật sư nhân quyền Ki-tô giáo đang bị cầm tù, bà Vũ Minh Khánh, đã làm chứng trước Tiểu Ban Phi Châu, Y Tế Toàn Cầu, Nhân Quyền Toàn Cầu và các Tổ Chức Quốc Tế. Trong bản điều trần, bà nói chồng của mình bị bắt từ năm 2007 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Bà nói, sau khi mãn hạn tù 4 năm và thêm án quản chế tại gia – ông lại tiếp tục bị bắt giam trở lại vào tháng Mười Hai và đối mặt với mức án từ 3 tới 20 năm tù. Bà khẳng định “chồng tôi đã bị giam giữ hơn 5 tháng rồi, nhưng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về anh”, đáng nói là ông chưa được tiếp cận luật sư hay gia đình. Bà nói thêm rằng “thực tế chồng tôi đã bị tra tấn thể lý hay tinh thần, hay bị ép khai báo gian, tôi cũng không biết.”
Trong tuyên bố của mình Sifton nhấn mạnh bây giờ thỏa thuận buôn bán vũ khí đã được đưa ra, Hoa Kỳ phải làm việc với Việt Nam “để tạo động lực cho Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình”
“Tổng thống Obama và Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ cần phải nói cho Hà Nội rõ ràng rằng việc mua vũ khí đặc biệt sẽ bị hạn chế nếu chính quyền không bắt đầu thả các tù nhân chính trị, thay đổi luật pháp dùng để truy tố họ, và ngừng ngay những hành động sách nhiễu và giới hạn nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến và nhà báo”.
Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền bày tỏ vô cùng thất vọng về thỏa thuận này. Hôm 23 tháng Năm, Giám đốc chính sách Châu Á của HRW nói “Tổng thống Obama đã ban cho Việt Nam một phần thưởng mà nó không xứng đáng,”
Ông nói sau khi Hoa Kỳ đã gây áp lực Việt Nam “trong nhiều năm” nhằm yêu cầu cải thiện “hồ sơ nhân quyền”, Việt Nam vẫn không phản hồi cách thực tế. Ông nói tiếp “Việt Nam đã không thay đổi bất kỳ luật bất áp bức nào, không thả bất kỳ con số tù chính trị nào, hay đưa ra cam kết nào đáng kể”.
Những tuần trước chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Obama, các nhà hoạt động nhân quyền đã khẳng định rằng Hoa Kỳ nên thương thảo gắn liền với sự nhượng bộ về nhân quyền. Dân biểu Chris Smith (R-N.J.) yêu cầu rằng không nên tiến hành chuyến công du nếu chính quyền Việt Nam không thả tự do cho các tù nhân tôn giáo. Sẽ không có một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nào “cho đến khi có những cải thiện ý nghĩa, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược về nhân quyền tại Việt Nam”
Trong buổi họp báo chung vào hôm thứ Hai, Tổng Thống Obama nói việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí bắt nguồn từ một “tiến trình dài tiến tới bình thường hóa với Việt Nam.”
Ông nói rằng nhân quyền “không liên hệ trực tiếp” với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, và thừa nhận rằng “về lĩnh vực này chúng ta vẫn còn nhiều khác biệt”. Chủ tịch nước Việt Nam Quang nói, thông qua phiên dịch, rằng “lập trường và quan điểm nhất quán của nhà nước và chính quyền Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền”
Nhà Trắng từng nói rằng Mỹ đang hối thúc Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Hôm thứ Hai Nhà Trắng nói “Trong Buổi Đối Thoại Nhân Quyền Việt – Mỹ hôm 25-26 tháng Tư, Hiệp Chủng Quốc kêu gọi Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm và ngừng sách nhiễu các cá nhân thực hành quyền tự do căn bản của mình bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội và tôn giáo”.
Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng những điều đó không nhận được hành động ủng hộ từ phía hành pháp.
Trước chuyến thăm của tổng thống, chính quyền Việt Nam đã thả tự do cho một linh mục Công Giáo và là một tù nhân tôn giáo nổi tiếng, cha Nguyễn Văn Lý, trước ngày mãn án hai tháng. Tuy nhiên, Sifton hôm thứ Hai nói “chính quyền Việt Nam đã sỉ nhục tổng thống bằng cách giam giữ và sách nhiễu các nhà bất đồng hôm qua và hôm nay”
Dân biểu Smith lưu ý rằng việc trả tự do cho cha Lý không phải là “một đột phá nhân quyền lớn”. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền báo cáo rằng “Trên tất cả, tình trạng nhân quyền của Việt Nam vẫn “kỳ cục”, bởi vì nhà cầm quyền cộng sản “vẫn độc quyền về sức mạnh chính trị” và nhà nước phải chịu trách nhiệm cho việc vi phạm quyền con người như tra tấn, cướp tài sản cá nhân mà “không đền bù thỏa đáng,” và việc bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền.
Về quyền tự do tôn giáo tại đất nước này, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ đã trình bày trong bản báo cáo thường niên 2016 rằng tình trạng chung là “cá biệt và phức tạp”, do chính phủ ngược đãi các nhóm tôn giáo cụ thể, Ủy ban này đã khuyến nghị đưa Việt Nam vào lại danh sách “quốc gia đáng quan ngại” từ năm 2011.
Thuật ngữ ngữ này là một định chức mà Bộ Ngoại Giao gán cho các quốc gia mà “chính quyền tham gia vào hay dung túng hành vi xâm phạm quyền tự do tôn giáo cách hệ thống, liên tục và trầm trọng”
Bản báo cáo giải thích rằng Việt Nam đạt những tiêu chuẩn này bởi vì chính phủ sách nhiễu, bỏ tù, và tấn công thể lý thành viên của các nhóm tôn giáo cụa thể trong hàng năm trời và không dừng lại. Trong khi chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập các nhà thờ và một đại học Công Giáo mới trong nước, và “bang giao giữa chính quyền Việt Nam và Vatican đã cải thiện trong năm 2015” bản phúc trình lưu ý, nhưng không phải tất cả người Công Giáo đều được thủ hưởng quyền tôn giáo của mình.
Các báo cáo cho thấy trường học Công Giáo bị đe dọa phá hủy bởi nhà cầm quyền, và “người Công Giáo, bao gồm cả các nữ tu” bị tấn công tại tỉnh Gia Lai. Các mục sư và linh mục bị bỏ tù, hành hung và đe dọa bởi chính quyền; Một số nhà hoạt động bị hành hung ngay cả sau khi họ được mãn án tù.
Theo báo cáo, hiện tại Việt Nam đang có từ 100 đến 150 “tù nhân lương tâm” bị giam giữ vì niềm tin tôn giáo của mình.
Hôm 10 tháng Năm, vợ của một luật sư nhân quyền Ki-tô giáo đang bị cầm tù, bà Vũ Minh Khánh, đã làm chứng trước Tiểu Ban Phi Châu, Y Tế Toàn Cầu, Nhân Quyền Toàn Cầu và các Tổ Chức Quốc Tế. Trong bản điều trần, bà nói chồng của mình bị bắt từ năm 2007 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Bà nói, sau khi mãn hạn tù 4 năm và thêm án quản chế tại gia – ông lại tiếp tục bị bắt giam trở lại vào tháng Mười Hai và đối mặt với mức án từ 3 tới 20 năm tù. Bà khẳng định “chồng tôi đã bị giam giữ hơn 5 tháng rồi, nhưng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về anh”, đáng nói là ông chưa được tiếp cận luật sư hay gia đình. Bà nói thêm rằng “thực tế chồng tôi đã bị tra tấn thể lý hay tinh thần, hay bị ép khai báo gian, tôi cũng không biết.”
Trong tuyên bố của mình Sifton nhấn mạnh bây giờ thỏa thuận buôn bán vũ khí đã được đưa ra, Hoa Kỳ phải làm việc với Việt Nam “để tạo động lực cho Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình”
“Tổng thống Obama và Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ cần phải nói cho Hà Nội rõ ràng rằng việc mua vũ khí đặc biệt sẽ bị hạn chế nếu chính quyền không bắt đầu thả các tù nhân chính trị, thay đổi luật pháp dùng để truy tố họ, và ngừng ngay những hành động sách nhiễu và giới hạn nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến và nhà báo”.
Paul Minh Nhật
Không có nhận xét nào: