Việt Nam: “Công lý là cái chi chi?” - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
27 tháng 3, 2012

Việt Nam: “Công lý là cái chi chi?”

Nữ Vương Công Lý - Công lý được định nghĩa là cái lẽ phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của dân tộc. Công lý thường gợi lên ý tưởng ngay thẳng “chí công vô tư”, phán xét công minh hoặc trừng trị rõ ràng khiến người ta phải e dè, sợ hãi và cẩn trọng. Nhưng trong những năm gần đây, công lý lại là từ ngữ đem lại niềm tin và hy vọng khi tình hình dân chúng bị oan khiên ngày càng nhiều và rộng khắp trên quê hương Việt Nam, như “đi tìm công lý”, “đòi công lý”, “đòi thực thi công lý”, “đòi tôn trọng công lý”.

Trong tình cảnh xã hội nhiễu nhương, những bất công lan tràn, tội ác công khai, những sự vi phạm trắng trợn, thách thức công lý, coi thường công luận và khinh miệt lương tâm con người của giới “lập pháp, tư pháp và hành pháp”, phải chăng những vị “cầm cân nảy mực” ấy đã bảo vệ và thực thi công lý, là nhiệm vụ cao cả là đem lại sự công bình xã hội, bình đẳng phẩm giá và tự do cho mọi người?.

Sự kiện nổi bật trong tháng qua là “việc chỉnh đốn Đảng”, phải chăng đã có hiệu quả là đem lại lòng tin cho nhân dân hay càng đẩy người dân đến chỗ bị “khủng bố” công khai như vụ bách hại “mẹ con chị Trần thị Nga” mà báo BBC đưa tin với tít đáng ngạc nhiên: “Blogger “giải cứu” người bị “khủng bố”. Trong một Nhà nước luôn tự hào và tuyên truyền là “thượng tôn pháp luật”, thì hình ảnh của các cuộc “giải cứu” ấy lại cho thấy, cũng chính xác như hình tấm pano mà BBC đã đăng trong bài viết về “Hội nghị lớn của chỉnh đốn Đảng”, Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm, ngày 27/2/2012 là: “Công An Nhân Dân chỉ biết còn Đảng, còn mình”.

Như vậy rõ là CAND chỉ biết tin vào đảng, nên đã thi hành công lý “theo kiểu đặc trưng” của Đảng, như một cảnh báo quan trọng cho những ai còn lừng khừng chưa tin hoặc “không chịu tin” vào “Đảng là thế và chỉ có thế!”. Vì “tin” Đảng nên “chỉ biết” Đảng là lẽ sống, là tương lai và sự nghiệp, là lẽ phải, là công lý. Đó chính là sức mạnh giúp họ chiến đấu, dù là “chiến đấu” với “phụ nữ và trẻ em” cô thân cô thế, và kiên trì tới chiến thắng, dù phải “phơi nắng, phơi sương” bộ mặt thật gian và ác. Họ phải tận tâm, tận lực đấu tranh cho những gì thuộc về họ, để bảo vệ những đặc ân, đặc quyền dành cho họ.

Họ là nguyên nhân hay hậu quả của “sự biến thái” này? Là hậu quả thì đúng hơn. Bởi lẽ khi sống lâu trong cảnh áp bức mà chính họ cũng từng là nạn nhân, họ đánh mất niềm tin nơi bản thân, mất lòng tự trọng, liêm sỉ và phẩm giá như “Nữ Vương Công Lý” đưa tin về anh CA Hậu khi bị chỉnh đã lớn tiếng thách thức: “Tôi tác phong như thế đấy, các anh làm gì được tôi”!. Đúng là “Gần mực thì đen”. Để tồn tại và tiến thân, họ buộc phải từ bỏ mọi giá trị bản thân và giá trị nhân bản, như có câu: “ Một ngày lạ thói sai nha. Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”. Họ thấy mình chỉ thực sự tồn tại khi mẫn cán trong chức vụ “sai nha”, khi thoải mái được tung hoành trong lãnh vực của mình, như có “vị” từng nói công khai: “Luật là tao”(?). Họ tìm cách hợp lý hóa tình trạng “nô bộc” ấy bằng thái độ trung thành, trung kiên, rất kiên quyết và sẵn sàng trấn áp, trước tiên là trấn áp không nương tay tiếng gọi lương tri trong họ kêu gọi trở về với con đường ngay chính để “làm người”. Vì vậy họ là người trước tiên sợ và chống lại mọi sự thay đổi.

Cảnh khủng bố, đàn áp, bắt bớ, đánh đập dã man và bây giờ là… những vụ “treo cổ” tự sát trong nhà giam làm người ta khiếp sợ, dẫn đến hèn nhát, ích kỷ, dửng dưng trước cái xấu cái ác và cuối cùng hạ thấp lòng tự trọng, theo một nghĩa khác là sự “thỏa hiệp”. Một khi lòng tự trọng mất đi, điều ấy lại tạo điều kiện cho sự đàn áp thêm hung hãn. Đó là cái “vòng kim cô” quái ác chụp xuống Quê hương và giam hãm cả một dân tộc trong đau khổ, chết chóc. Cách duy nhất để bẻ gẫy cái vòng kim cô oan nghiệt đó là phải tìm cho được niềm tin nơi bản thân, nơi những giá trị căn bản bất khả xâm của con người, nơi chính nghĩa, nơi công lý ngự trị”. Đó là điều mà dư luận thế giới “ngạc nhiên” trước việc “Blogger “giải cứu” người bị “khủng bố”!. Chị Nga tìm được niềm tin cho bản thân, các “Blogger” được củng cố niềm tin và công luận tìm thấy ở sự kiện này những giá trị căn bản bất khả xâm của con người, nơi chính nghĩa, công lý còn ngự trị.

Niềm tin ấy như niềm tin của Cồn Dầu, của anh Đoàn văn Vươn là khối thuốc nổ thúc đẩy con người hành động và “những người có niềm tin” trên thế giới đã hưởng ứng, đã đấu tranh, đã hiệp thông, đã kêu gọi chứ không như bao kẻ còn thờ ơ, buông xuôi giữa những bất công.

Đó là những người đã hiểu thấu thế nào là những cảnh cùng quẫn, những nỗi đau, sự sợ hãi trong tâm hồn như của chị Nga và đứa con thơ dại giữa “bầy sai nha”. Và “những người có niềm tin” ấy quyết định hành động cho công lý. Đáng lẽ sau cái tít bài báo của BBC nên thêm hai chữ thành công, thì trọn vẹn và đầy đủ biết bao.

Sự “giải cứu” có thành công, trước hết phải đến từ bên trong tâm hồn, bên trong cuộc, không ai ở bên ngoài có thể giải thoát được, ngay cả việc Thiên Chúa muốn giải thoát con người, thì chính Người cũng phải trở thành người, nên một với con người, đồng thân đồng phận với số kiếp khốn khổ của con người thì Người mới giải thoát con người khỏi mọi đau khổ và trở nên nguyên nhân ơn cứu độ đời đời cho con người được (Dt 5, 7-9). Những ai muốn giải thoát anh em mình cũng vậy.

26/3/2012

Ngô Văn
Việt Nam: “Công lý là cái chi chi?” Reviewed by Admin on 3/27/2012 Rating: 5 Nữ Vương Công Lý - Công lý được định nghĩa là cái lẽ phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của dân tộc. Công lý thường gợi lên ý tưởng ngay...

Không có nhận xét nào: