Ký Giả Không Biên Giới
Thông Cáo Báo Chí
Ngày 13-4-2012
RFS - Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF) nhận thấy, qua dự án nghị định hiện đang trong thời gian nghiên cứu tại Việt Nam, một sự tăng cường, không thể chấp nhận được, việc kiểm duyệt trên mạng. Theo những thông tin được cung cấp bởi tổ chức ủng hộ dân chủ Việt Tân, đang bị cấm ở Việt Nam, và sau kiểm chứng của RSF nơi nhiều nguồn khác, chính quyền chuẩn bị công bố, vào tháng 6/2012, một « Nghị Định về quản lý, cung cấp và sử dụng các dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng », để bổ sung cho cả một kho luật pháp đã được áp dụng để đối phó với những tiếng nói bất đồng chính kiến. Văn bản này, được biên soạn với những lời lẽ cố ý mơ hồ để có thể được nhà cầm quyền tùy tiện diễn giải, sẽ tăng cường việc kiểm duyệt mạng internet và kiểm soát những người sử dụng internet bằng cách dựa trên sự hợp tác của các xí nghiệp trong lãnh vực internet, nhất là các xí nghiệp nước ngoài. Google và Facebook và những hãng khác có thể liên quan.
Ký Giả Không Biên Giới kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy từ bỏ dự án này, vì nó sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng hiện đã rất đáng lo ngại của tự do ngôn luận ở trong nước. Trong trường hợp này, bản nghị định sẽ quy án tội ác cho mọi hành động biểu hiện sự bất đồng chính kiến trên mạng cũng như mọi hành động thông truyền tin tức không đi theo đường lối chính thống do đảng cộng sản đã ấn định. Và phát triển việc trao cho tư nhân quyền kiểm duyệt. Song song, nhà cầm quyền tìm cách ngăn cản các ký giả, các bloggers và đặc biệt là các cư dân mạng, đảm trách vai trò thông tin một cách an toàn nhờ dùng biệt hiệu.
Ký Giả Không Biên Giới yêu cầu các xí nghiệp khai thác Web có liên quan, hãy đề kháng lại sức ép của nhà cầm quyền đang tìm cách biến họ thành những tòng phạm của nạn kiểm duyệt. Bằng cách bắt buộc họ phải thiết trí máy chủ và các trung tâm dữ kiện trong nước, nghị định này có thể ép họ thiết lập những hệ thống thanh lọc và tự kiểm duyệt, và tiết lộ những thông tin của những người sử dụng và các dịch vụ của họ.
Tổ chức RSF mong muốn lưu ý chính quyền Việt Nam là những dự kiến mới này có thể mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Khi tạo ra những hạn chế mới đối với sự vận hành của các xí nghiệp khai thác Web, chính những hạn chế này sẽ làm chậm lại sự tăng trưởng của một khu vực lợi nhuận cao của nền kinh tế, nhất là, nếu những xí nghiệp này bị ép buộc phải chấm dứt các dịch vụ họ vẫn cung cấp cho người Việt Nam sử dụng internet chỉ vì những điều kiện quá khắt khe này.
Mặt khác, khi tạo ra những rào cản thương mại, nghị định này có thể đi ngược lại những cam kết của Việt Nam với Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hay với Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiện đang trong vòng đàm phán giữa nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ở thời điểm này (theo tin tức), nghị định :
- bắt buộc những người sử dụng internet phải dùng tên thật ;
- cấm các người sử dụng internet không được « lợi dụng internet » để chống chính phủ, công bố những thông tin bí mật của chính quyền, phổ biến những thông tin mang tính vu khống ;
- ép buộc các xí nghiệp liên quan đến Mạng (facebook, blogs, diễn đàn hội thoại, chat, vv…), và nếu đặt căn cứ ở nước ngoài, phải hợp tác với chính quyền Việt Nam và chuyển giao cho họ những thông tin để quản lý những hoạt động bị nghị định này nghiêm cấm. Các xí nghiệp này có thể bị ép buộc phải thiết trí các trung tâm dữ kiện của họ ở trong nước và phải mở văn phòng đại diện ở Việt Nam ;
- bắt buộc tất cả các miền thông tin phải được chính thức chấp thuận bởi chính quyền và tuân thủ luật báo chí hiện hành. Những người quản lý của họ phải thông báo cho chính quyền những hoạt động phi pháp. Những người trách nhiệm blogs « cá nhân » sẽ phải công bố tên tuổi và những người tiếp xúc và phải chịu trách nhiệm về nội dung công bố.
Trong bối cảnh mùa xuân ả-rập, những tháng gần đây, chính quyền đã gia tăng đàn áp và kiểm soát để ngăn cản mọi bất ổn của chế độ, ưu tiên là giám sát và bắt bớ hàng loạt hơn là gia tăng thanh lọc. Việt Nam hiện đang nằm trong danh sách các nước « thù nghịch với Internet » do RSF thiết lập. Mười tám cư dân mạng hiện đang bị giam cầm chỉ vì phát biểu tự do trên mạng, đã biến Việt Nam thành nhà tù thứ 3 dành cho bloggers và những nhà đối kháng trên mạng, sau Trung Quốc và Iran.
Mai Khôi Phỏng dịch
Không có nhận xét nào: