VRNs (19.04.2012) - Sài Gòn – Internet khai mở thời đại báo chí nhân dân đúng nghĩa. Gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam đang dự thảo một Nghị định nhằm gia tăng kiểm soát thông tin trên internet, và có ý nhắm vào các bloggers và các website theo lề nhân dân, mà đảng CSVN đã không cách nào điều khiển được từ cuối thập nân 90 của thế kỷ trước. Nay dân chúng lại gia tăng ý thức về quyền lực thứ tư là truyền thông và đang từng bước giành quyền lực này về tay nhân dân như vốn nó thuộc về nhân dân ngay từ ban đầu. Và với đà này, khi quyền lực thứ tư đã thật sự thuộc về nhân dân thì các quyền lực kia: Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp cũng sẽ có ngày thuộc trọn về nhân dân. Đó là điều tự nhiên !
Tuy nhiên, trong quá trình làm chủ truyền thông, nhiều “nhà báo nhân dân” đã không tuân thủ những giá trị căn bản, khiến cho những nhà độc tài đang kiểm soát hệ thống truyền thông – được nuôi bằng tiền thuế của dân – lấy cớ đó mà cho rằng truyền thông nhân dân không trưởng thành, không thể thay thế được truyền thông của đảng. Ý thức được điều đó, VRNs xin giới thiệu đến độc giả bài viết Mỗi công dân là một phóng viên của tác giả Charlene Porter đã được phổ biến trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN, để quý “nhà báo nhân dân” thật là của dân có cơ hội trao đổi và tiếp tục hăng say với sứ vụ của mình.
Ra đời năm 2000, trang tin OhmyNews có trụ sở ở Hàn Quốc được coi là một trong những trang thông tin đi tiên phong trong lĩnh vực báo chí công dân.
Phóng viên chuyên nghiệp Oh Yeon-ho khởi động trang tin với tư cách một thử nghiệm về tham gia truyền thông trực tuyến với hơn 700 nhà báo công dân. Tháng 2/2007, OhmyNews kỷ niệm sinh nhật lần thứ bảy với 65 nhân viên chính thức và hơn 60.000 nhà báo công dân từ 100 quốc gia khác.
Năm 2000, sự thành công và phát triển của OhmyNews bắt đầu thu hút sự quan tâm chú ý của giới quan sát truyền thông toàn thế giới khi cộng đồng mạng tại Hàn Quốc tích cực tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống và tác động tới kết quả bầu cử.
Uy tín toàn cầu của trang tin và người sáng lập ra nó lên đến đỉnh cao khi Trường Báo chí Missouri danh tiếng ở Mỹ tháng 10/2007 trao huân chương danh dự Vì Sự nghiệp Báo chí cho Oh Yeon-ho “ghi nhận nỗ lực tiên phong của ông trong việc lôi kéo công dân trở thành phóng viên hoạt động vì nền dân chủ”. Giải thưởng này có hơn 70 năm lịch sử và những người được nhận giải thưởng này đều là các tác giả, các phóng viên báo in và báo hình hàng đầu.
Oh phát biểu khi nhận giải tại buổi lễ ở Columbia, Missouri: “Hôm nay tôi được nhận huân chương này, nhưng vinh dự này không chỉ thuộc về tôi. Nó thuộc về 60.000 nhà báo công dân và các phóng viên chính thức của chúng tôi, những người nhiệt tình tham gia thế giới báo chí công dân mới mẻ này”.
Có được thành công và được ghi nhận với tư cách một ngành truyền thông mới nổi với những phương pháp thông tin mới, bản thân điều đó đã là một thành công rồi. Nhưng Oh cũng phát biểu trước cử tọa Columbia rằng ông hy vọng báo chí công dân sẽ làm được nhiều hơn thế. Theo OhmyNews đưa tin về sự kiện này, Oh nói: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là cung cấp nhiều thông tin hơn nữa, mà là mang đến một cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn hơn”.
Bộ quy tắc đạo đức của OhmyNews
Các phóng viên làm việc cho OhmyNews cần tuân thủ những quy tắc đạo đức sau:
Bản quyền của OHMYNEWS
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej1207_iii.html
Tuy nhiên, trong quá trình làm chủ truyền thông, nhiều “nhà báo nhân dân” đã không tuân thủ những giá trị căn bản, khiến cho những nhà độc tài đang kiểm soát hệ thống truyền thông – được nuôi bằng tiền thuế của dân – lấy cớ đó mà cho rằng truyền thông nhân dân không trưởng thành, không thể thay thế được truyền thông của đảng. Ý thức được điều đó, VRNs xin giới thiệu đến độc giả bài viết Mỗi công dân là một phóng viên của tác giả Charlene Porter đã được phổ biến trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại VN, để quý “nhà báo nhân dân” thật là của dân có cơ hội trao đổi và tiếp tục hăng say với sứ vụ của mình.
———–
Ra đời năm 2000, trang tin OhmyNews có trụ sở ở Hàn Quốc được coi là một trong những trang thông tin đi tiên phong trong lĩnh vực báo chí công dân.
Phóng viên chuyên nghiệp Oh Yeon-ho khởi động trang tin với tư cách một thử nghiệm về tham gia truyền thông trực tuyến với hơn 700 nhà báo công dân. Tháng 2/2007, OhmyNews kỷ niệm sinh nhật lần thứ bảy với 65 nhân viên chính thức và hơn 60.000 nhà báo công dân từ 100 quốc gia khác.
Năm 2000, sự thành công và phát triển của OhmyNews bắt đầu thu hút sự quan tâm chú ý của giới quan sát truyền thông toàn thế giới khi cộng đồng mạng tại Hàn Quốc tích cực tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống và tác động tới kết quả bầu cử.
Uy tín toàn cầu của trang tin và người sáng lập ra nó lên đến đỉnh cao khi Trường Báo chí Missouri danh tiếng ở Mỹ tháng 10/2007 trao huân chương danh dự Vì Sự nghiệp Báo chí cho Oh Yeon-ho “ghi nhận nỗ lực tiên phong của ông trong việc lôi kéo công dân trở thành phóng viên hoạt động vì nền dân chủ”. Giải thưởng này có hơn 70 năm lịch sử và những người được nhận giải thưởng này đều là các tác giả, các phóng viên báo in và báo hình hàng đầu.
Oh phát biểu khi nhận giải tại buổi lễ ở Columbia, Missouri: “Hôm nay tôi được nhận huân chương này, nhưng vinh dự này không chỉ thuộc về tôi. Nó thuộc về 60.000 nhà báo công dân và các phóng viên chính thức của chúng tôi, những người nhiệt tình tham gia thế giới báo chí công dân mới mẻ này”.
Có được thành công và được ghi nhận với tư cách một ngành truyền thông mới nổi với những phương pháp thông tin mới, bản thân điều đó đã là một thành công rồi. Nhưng Oh cũng phát biểu trước cử tọa Columbia rằng ông hy vọng báo chí công dân sẽ làm được nhiều hơn thế. Theo OhmyNews đưa tin về sự kiện này, Oh nói: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là cung cấp nhiều thông tin hơn nữa, mà là mang đến một cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn hơn”.
Charlene Porter
Bộ quy tắc đạo đức của OhmyNews
Các phóng viên làm việc cho OhmyNews cần tuân thủ những quy tắc đạo đức sau:
1. Nhà báo công dân phải làm việc theo tinh thần “mỗi công dân là một phóng viên” và xác định mình là một nhà báo công dân khi tác nghiệp.
2. Nhà báo công dân không được truyền bá thông tin sai lệch. Không được viết báo dựa trên những giả định và tiên đoán thiếu cơ sở.
3. Nhà báo công dân không được sử dụng cách hành văn mang tính chất lạm dụng, khiếm nhã hoặc xúc phạm nhằm bôi nhọ người khác.
4. Nhà báo công dân không được làm tổn hại tới danh tiếng của người khác bằng việc viết bài xâm phạm tới sự riêng tư cá nhân.
5. Nhà báo công dân phải dùng những biện pháp hợp pháp để thu thập thông tin, và thông báo rõ cho các nguồn tin của mình về ý định đưa tin bài nào đó.
6. Nhà báo công dân không được sử dụng vị trí của mình để tư lợi, hoặc vì những mục đích bất công khác.
7. Nhà báo công dân không được thổi phồng hoặc xuyên tạc số liệu thực tế nhân danh cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào của mình.
8. Nhà báo công dân phải xin lỗi đầy đủ và chân thành nếu đưa tin sai hoặc không phù hợp.
Bản quyền của OHMYNEWS
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej1207_iii.html
Không có nhận xét nào: