Ngô Nhân Dụng, Người Việt - 7.6.2013: Người Việt tị nạn đã biểu dương sức mạnh, đã lên tiếng đòi Trung Cộng phải trả lại Hoàng Sa, đã đòi ông Tập Cận Bình phải chấm dứt các vụ xâm phạm hải phận, bắn giết và bắt cóc ngư dân Việt Nam. Bên trong khu nông trại rộng 80 mẫu (ha) đất Rancho Mirage, ở Sunnylands, tiểu bang California, hai người đứng đầu Mỹ và Trung Quốc chắc phải biết có cuộc biểu tình này, nhưng họ sẽ còn nhiều vấn đề khác để nói chuyện với nhau. Hai vị cố tổng thống Ronald Reagan và Richard Nixon đều đã từng tiếp khách ở khu trại này.
Năm trước, ông Tập Cận Bình đã gặp ông Barack Obama, cuộc họp đã kéo dài tới 90 phút, một thời gian quá dài dành cho chức vụ một phó chủ tịch nhà nước. Ðiều này dễ hiểu, vì ai cũng biết lúc đó ông Bình sắp lên cần đầu đảng, nhà nước, và quân đội Trung Quốc. Lần này, hai ông sẽ gặp nhau khoảng 6 tiếng đồng hồ trong hai ngày, cũng là một thời gian rất dài, thường một tổng thống Mỹ chỉ dành cho nguyên thủ một nước đồng minh. Nhưng ông Tập Cận Bình đã xin được gặp, trong một không khí thoải mái. Người cầm đầu quốc gia đông dân nhất thế giới không xin tới thủ đô nước Mỹ, không cần tới đọc diễn văn trước hai viện Quốc Hội Mỹ, không có dạ tiệc, quốc yến nào.
Ông Tập Cận Bình vừa mới đi thăm mấy nước ở Châu Mỹ La Tinh, còn ông Obama thì tới Palo Alto gây quỹ, cho nên họ hẹn gặp nhau tại California. Rõ ràng, đây là một cuộc gặp gỡ chỉ để cho hai bên tìm hiểu nhau rõ hơn, trình bày quyền lợi và nỗi khó khăn của mỗi người, tạo không khí tin tưởng cho ba năm làm việc chung sắp tới, nhiều hơn là quyết định các vấn đề trước mắt.
Trước mắt, hai vấn đề lớn mà ông Obama đang được nghe dân Mỹ lớn tiếng yêu cầu phải nói cho ông Tập Cận Bình nghe, là nạn “tin tặc” xâm nhập phá hoại các mạng Internet ở Mỹ, và việc xâm phạm nhân quyền trong nước Trung Hoa. Ngay trước khi ông Tập Cận Bình tới Mỹ, Bắc Kinh đã chịu nhượng bộ, chịu cấp giấy thông hành, hộ chiếu, cho gia đình ông Trần Quang Thành, nhà vận động dân quyền Trung Hoa năm ngoái đã chạy vào tòa Ðại Sứ Mỹ, rồi được phép sang Mỹ du khảo. Ông Thành đã yêu cầu gia đình ông được qua Mỹ nhưng bị từ chối. Nay cả gia đình ông cũng được cấp giấy qua Mỹ chơi, cho thấy Bắc Kinh muốn chứng tỏ họ muốn chiều ý dư luận dân Mỹ.
Về phía Trung Quốc, họ sẽ tỏ ý lo lắng về việc Mỹ tăng cường quân đội trong vùng Ðông Nam Á, chuyển thêm hải quân từ Châu Âu qua Thái Bình Dương, đưa thêm 2,500 thủy quân lục chiến tới căn cứ Darwin, Australia. Và ngày 2 Tháng Sáu, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên chiến hạm USS Freedom đậu tại Singapore, trong chuyến đi đầu tiên tới vùng Ðông Nam Á. Người Trung Hoa sẽ hỏi: Các ông có ý đồ gì vậy? Các vấn đề kinh tế chắc sẽ không cần bàn tới, vì đồng Nguyên đang lên giá, tổng sản lượng nội địa của Trung Quốc đang lên chậm hơn, ở mức thấp nhất trong 13 năm qua. Và hàng xuất cảng của Trung Quốc cũng đang xuống, mức chênh lệch với Mỹ vào Tháng Ba 2013 xuống thấp nhất trong cả ba năm qua.
Tuy nhiên, hai nước vẫn đang có một vấn đề kinh tế để nhắc đến. Trên bàn ăn của hai người quyền lực lớn nhất thế giới không chắc có món thịt heo; nhưng trong lúc đi dạo và trò chuyện chắc ông Tập Cận Bình sẽ nhắc với ông Obama về chuyện thịt lợn! Ông Bình sẽ “lóp bi” ông Obama về vụ thịt heo! Vì dư luận báo chí Mỹ đang bàn tán, nhiều người đang phản đối vụ một công ty thịt lợn lớn nhất nước Mỹ đã đồng ý bán cho công ty thịt heo lớn nhất Trung Quốc! Công ty Shuanghui (Song Vị) sẽ mua công ty Smithfield, với giá 4.7 tỷ đô la, nếu kể thêm số nợ sẽ gánh thì họ sẽ chi hơn 7 tỷ Mỹ kim! Nếu vụ mua bán này được chính phủ Mỹ chấp thuận, thì đây sẽ là vụ một xí nghiệp Trung Hoa mua một xí nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước đến nay. Nhiều người Mỹ phản đối việc bán này. Vì công ty Song Vị đã bị tai tiếng từ năm 2011 do dùng chất Clenbuterol giúp cho thịt heo bớt mỡ, một chất độc mà ngay ở bên Trung Quốc cũng bị cấm từ năm 2002! Năm sau, công ty lại bị tố giác đã bán bán thịt heo có vi khuẩn, và trong nhiều miếng sườn đông lạnh đã có dòi! Cả mấy lần, công ty Song Vị đều xin lỗi và hứa sửa sai, nhưng có gì bảo đảm hệ thống kiểm phẩm của họ sẽ khá hơn không? Nhiều người Mỹ đặt câu hỏi: Nếu mua bán xong, mai mốt Smithfield có đem thịt lợn từ bên Tàu bán sang Mỹ hay không? Người ta còn nhớ cảnh hàng ngàn xác lợn nổi lềnh phềnh trên con sông Hoàng Phố chảy về phía Thượng Hải. Bà Elisabeth Holmes, luật sư của tổ chức vô vị lợi Trung Tâm An Toàn Thực Phẩm ở Mỹ (Center for Food Safety), nói sẽ kêu gọi công chúng phản đối việc bán công ty Smithfield cho Song Vị (Shuanghui) vì mối lo vệ sinh.
Người ta cũng biết năm 2008 ở Trung Quốc đã xảy ra vụ sữa bột chứa chất melamine, đến khi bị tố giác thì đã làm cho sáu trẻ em bị thiệt mạng và 300,000 trẻ mắc bệnh. Chính người Trung Hoa có học và lợi tức trung lưu cũng tỏ ra lo lắng không muốn dùng thực phẩm trong nước họ. Khi mua Smithfield, Song Vị hy vọng sẽ bán thịt dưới một nhãn hiệu Mỹ để chiếm thêm thị trường.
Theo luật lệ ở Mỹ, chính phủ và Quốc Hội có thể ngăn cản việc mua bán này. Năm 2005, khi công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc điều đình mua công ty Unocal ở California, giá cả đã thỏa thuận nhưng sau cùng chính phủ Mỹ không thông qua. Lý do vì dầu khí được coi là một sản phẩm có tính cách chiến lược. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, Mỹ đã đồng ý cho công ty Lenovo của Trung Quốc mua phân bộ làm máy vi tính nhỏ PC của IBM; kể từ đó tới nay Lenovo đã thành một nhãn hiệu có uy tín trên thương trường quốc tế.
Liệu thịt heo có thể được coi là một sản phẩm có tính cách chiến lược hay không? Có quốc gia nào có thể dùng thịt heo tấn công nước khác, hay tổ chức khủng bố hay không? Ðây là điều mà ban giám đốc Smithfield đang tìm cách trả lời là 'không” để dân Mỹ an lòng!
Về phần họ, công ty Song Vị đã hứa sẽ không thay đổi ban giám đốc, không thay đổi phương pháp làm việc của Smithfield, không đóng cửa một nông trường nuôi heo hay một xưởng thịt heo nào, không để một công nhân nào mất việc cả. Nhưng có tin được hay không?
Nhưng đối với các chủ nhân của công ty Mỹ Smithfield thì đây là một vụ “thắng lớn.” Từ nhiều năm nay thị trường bán thịt heo ở Mỹ đã xuống, vì dân tiêu thụ bớt đi. Từ ăm 2009, 2010, công ty chỉ khai lỗ. Hai công ty đã làm ăn với nhau từ nhiều năm, và Song Vị đã ngỏ ý muốn mua Smithfield từ bốn năm qua, nhưng chưa điều đình xong về giá cả. Ông Larry Pope, chủ tịch tổng giám đốc công ty Smithfield cam kết rằng việc mua bán này sẽ không tiến tới việc nhập cảng thịt heo từ Trung Quốc sang Mỹ; mà ngược lại, sẽ xuất cảng thịt heo Mỹ sang Trung Quốc và ra khắp thế giới. Kể từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc là nước nhập cảng nhiều thịt heo hơn xuất cảng. Từ năm 2011, Trung Quốc trở thành nước đứng hàng thứ ba mua thịt heo của Mỹ sau Nhật Bản và Mexico. Smithfield là công ty Mỹ lớn nhất, nuôi 15 triệu con heo và mỗi năm ngả thịt 27 triệu con heo, phần lớn được xuất cảng sang Tàu.
Nếu được kết thúc, vụ mua bán này có số tiền lớn nhất từ trước tới nay, trước đây chỉ có vụ công ty Wanda Group mua các rạp hát AMC là đáng kể, với số tiền trao đổi là 2.6 tỷ Mỹ kim. Song Vị đã trả một giá rất cao cho các cổ đông của Smithfield, 34 đô la một cổ phần, cao 31% hơn giá đang mua bán trên thị trường khi việc mua bán được công bố.
Trong thập niên qua, các công ty Trung Quốc đã đem tiền ra ngoài mua các tài sản ở nước khác; nhưng họ chú trọng tới các quặng mỏ và công nghiệp tân tiến. Gần đây, họ đã đi mua các xí nghiệp chuyên về canh nông và chăn nuôi. Gần đây, hai vụ mua bán nhắm vào các công ty nông sản ở New Zealand và Brazil đã bị chính phủ các nước này ngăn chặn, vì áp lực của dư luận báo chí và công chúng. Việc đi mua công ty nuôi heo và mổ heo ở Mỹ có thể nhằm hai mục đích. Thứ nhất là sử dụng nhãn hiệu uy tín của một công ty Mỹ, khi đem bán các sản phẩm của Song Vị ra nước khác sau này. Hiện nay họ đã bán thịt heo ra nước ngoài với nhãn hiệu tiếng Anh là Shineway; đồng bào Việt Nam ở trong nước mua nhãn hiệu này có khi không biết đó là thịt heo Tàu.
Người đứng đầu công ty Song Vị là Vạn Long (Wan Long) xuất thân là một nhân viên của công ty, do chính quyền huyện Tháp Hà, tỉnh Hà Nam làm chủ. Cũng như các nhà tư bản đỏ khác, ông là một đảng viên cộng sản, năm nay 72 tuổi và đóng vai đại biểu Quốc Hội kể từ 15 năm qua. Tham vọng của ông không những là mở rộng thị trường mà còn là mua một công ty Mỹ để học kỹ thuật nuôi heo, mổ heo và bán thịt heo! Ở bên Tàu, Vạn Long được đặt danh hiệu Ðồ Tể Số Một (Trung Quốc Ðệ Nhất Ðồ Phu Trưởng). Nhưng các phương pháp nuôi heo và chế biến thịt heo ở Trung Quốc còn rất thô sơ. Mua Smithfield sẽ mua được cả một hệ thống với kỹ thuật nuôi heo như nuôi trong phòng thí nghiệm, các phương pháp ngăn ngừa bệnh, một hệ thống kiểm soát một miếng thịt heo để có thể biết miếng nào thuộc vào con heo nào, nuôi ở nông trại nào, chuồng số mấy, con heo sinh ra từ bao giờ, và hôm nào làm thịt. Tất cả các kỹ thuật tân tiến đó, có nên xuất cảng cho người Trung Hoa biết hay không? Nếu có các đại biểu Quốc Hội Mỹ phản đối thì sẽ có những đại biểu khác ủng hộ vụ mua bán này, nếu cử tri của họ ở các tiểu bang nuôi heo hoặc trồng trọt các loại thực phẩm nuôi heo!
Ông Larry Pope, chủ tịch Smithfield, đã biện hộ cho việc bán công ty của mình cho người Trung Hoa, hoàn toàn vì mục đích kinh doanh: “Chúng tôi sẽ xuất cảng thịt heo qua Tàu, chứ không xuất cảng xe thiết giáp hay vũ khí tin học!” Ông Vạn Long biết là nước ông cần nhập cảng kỹ thuật nuôi heo, thịt heo, bởi vì dân Trung Hoa ngày càng ăn sang hơn, kỹ lưỡng hơn trong việc ăn uống!
Với giá tiền hơn bảy tỷ đô la, lớn hơn số thu nhập hàng năm của công ty Song Vị, chắc chắn ông Vạn Long sẽ phải đi vay. Những ở Trung Quốc thì việc vay mượn các ngân hàng của nhà nước sẽ dễ dàng, nếu việc mua bán có “mục tiêu chiến lược.”
Hai ông Tập Cận Bình và Obama chắc sẽ không đem chuyện mua bán thịt heo ra bàn, nhưng họ cũng biết rằng nếu vụ này được chính phủ Mỹ thông qua thì mối quan hệ kinh tế giữa hai nước càng thêm chặt chẽ. Số tiền hơn bảy tỷ đô la sẽ làm nhẹ cán cân chi phó khiếm hụt của nước Mỹ được hơn bảy tỷ! Và sau này, nước Mỹ còn có thêm một “đòn kinh tế” để làm khó dễ Bắc Kinh, khi nào dân Trung Hoa quen ăn thịt heo Mỹ quá, sẽ oán giận chính phủ của họ nếu thịt heo bị cấm vận!
Nhưng nếu người Việt tị nạn vẫn theo chủ trương hàng Trung Quốc thì, ngoài việc từ chối mua các món hàng Made in China, sau này chúng ta còn có thể tẩy chay cả thịt heo của Smithfield!
Năm trước, ông Tập Cận Bình đã gặp ông Barack Obama, cuộc họp đã kéo dài tới 90 phút, một thời gian quá dài dành cho chức vụ một phó chủ tịch nhà nước. Ðiều này dễ hiểu, vì ai cũng biết lúc đó ông Bình sắp lên cần đầu đảng, nhà nước, và quân đội Trung Quốc. Lần này, hai ông sẽ gặp nhau khoảng 6 tiếng đồng hồ trong hai ngày, cũng là một thời gian rất dài, thường một tổng thống Mỹ chỉ dành cho nguyên thủ một nước đồng minh. Nhưng ông Tập Cận Bình đã xin được gặp, trong một không khí thoải mái. Người cầm đầu quốc gia đông dân nhất thế giới không xin tới thủ đô nước Mỹ, không cần tới đọc diễn văn trước hai viện Quốc Hội Mỹ, không có dạ tiệc, quốc yến nào.
Ông Tập Cận Bình vừa mới đi thăm mấy nước ở Châu Mỹ La Tinh, còn ông Obama thì tới Palo Alto gây quỹ, cho nên họ hẹn gặp nhau tại California. Rõ ràng, đây là một cuộc gặp gỡ chỉ để cho hai bên tìm hiểu nhau rõ hơn, trình bày quyền lợi và nỗi khó khăn của mỗi người, tạo không khí tin tưởng cho ba năm làm việc chung sắp tới, nhiều hơn là quyết định các vấn đề trước mắt.
Trước mắt, hai vấn đề lớn mà ông Obama đang được nghe dân Mỹ lớn tiếng yêu cầu phải nói cho ông Tập Cận Bình nghe, là nạn “tin tặc” xâm nhập phá hoại các mạng Internet ở Mỹ, và việc xâm phạm nhân quyền trong nước Trung Hoa. Ngay trước khi ông Tập Cận Bình tới Mỹ, Bắc Kinh đã chịu nhượng bộ, chịu cấp giấy thông hành, hộ chiếu, cho gia đình ông Trần Quang Thành, nhà vận động dân quyền Trung Hoa năm ngoái đã chạy vào tòa Ðại Sứ Mỹ, rồi được phép sang Mỹ du khảo. Ông Thành đã yêu cầu gia đình ông được qua Mỹ nhưng bị từ chối. Nay cả gia đình ông cũng được cấp giấy qua Mỹ chơi, cho thấy Bắc Kinh muốn chứng tỏ họ muốn chiều ý dư luận dân Mỹ.
Về phía Trung Quốc, họ sẽ tỏ ý lo lắng về việc Mỹ tăng cường quân đội trong vùng Ðông Nam Á, chuyển thêm hải quân từ Châu Âu qua Thái Bình Dương, đưa thêm 2,500 thủy quân lục chiến tới căn cứ Darwin, Australia. Và ngày 2 Tháng Sáu, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên chiến hạm USS Freedom đậu tại Singapore, trong chuyến đi đầu tiên tới vùng Ðông Nam Á. Người Trung Hoa sẽ hỏi: Các ông có ý đồ gì vậy? Các vấn đề kinh tế chắc sẽ không cần bàn tới, vì đồng Nguyên đang lên giá, tổng sản lượng nội địa của Trung Quốc đang lên chậm hơn, ở mức thấp nhất trong 13 năm qua. Và hàng xuất cảng của Trung Quốc cũng đang xuống, mức chênh lệch với Mỹ vào Tháng Ba 2013 xuống thấp nhất trong cả ba năm qua.
Tuy nhiên, hai nước vẫn đang có một vấn đề kinh tế để nhắc đến. Trên bàn ăn của hai người quyền lực lớn nhất thế giới không chắc có món thịt heo; nhưng trong lúc đi dạo và trò chuyện chắc ông Tập Cận Bình sẽ nhắc với ông Obama về chuyện thịt lợn! Ông Bình sẽ “lóp bi” ông Obama về vụ thịt heo! Vì dư luận báo chí Mỹ đang bàn tán, nhiều người đang phản đối vụ một công ty thịt lợn lớn nhất nước Mỹ đã đồng ý bán cho công ty thịt heo lớn nhất Trung Quốc! Công ty Shuanghui (Song Vị) sẽ mua công ty Smithfield, với giá 4.7 tỷ đô la, nếu kể thêm số nợ sẽ gánh thì họ sẽ chi hơn 7 tỷ Mỹ kim! Nếu vụ mua bán này được chính phủ Mỹ chấp thuận, thì đây sẽ là vụ một xí nghiệp Trung Hoa mua một xí nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước đến nay. Nhiều người Mỹ phản đối việc bán này. Vì công ty Song Vị đã bị tai tiếng từ năm 2011 do dùng chất Clenbuterol giúp cho thịt heo bớt mỡ, một chất độc mà ngay ở bên Trung Quốc cũng bị cấm từ năm 2002! Năm sau, công ty lại bị tố giác đã bán bán thịt heo có vi khuẩn, và trong nhiều miếng sườn đông lạnh đã có dòi! Cả mấy lần, công ty Song Vị đều xin lỗi và hứa sửa sai, nhưng có gì bảo đảm hệ thống kiểm phẩm của họ sẽ khá hơn không? Nhiều người Mỹ đặt câu hỏi: Nếu mua bán xong, mai mốt Smithfield có đem thịt lợn từ bên Tàu bán sang Mỹ hay không? Người ta còn nhớ cảnh hàng ngàn xác lợn nổi lềnh phềnh trên con sông Hoàng Phố chảy về phía Thượng Hải. Bà Elisabeth Holmes, luật sư của tổ chức vô vị lợi Trung Tâm An Toàn Thực Phẩm ở Mỹ (Center for Food Safety), nói sẽ kêu gọi công chúng phản đối việc bán công ty Smithfield cho Song Vị (Shuanghui) vì mối lo vệ sinh.
Người ta cũng biết năm 2008 ở Trung Quốc đã xảy ra vụ sữa bột chứa chất melamine, đến khi bị tố giác thì đã làm cho sáu trẻ em bị thiệt mạng và 300,000 trẻ mắc bệnh. Chính người Trung Hoa có học và lợi tức trung lưu cũng tỏ ra lo lắng không muốn dùng thực phẩm trong nước họ. Khi mua Smithfield, Song Vị hy vọng sẽ bán thịt dưới một nhãn hiệu Mỹ để chiếm thêm thị trường.
Theo luật lệ ở Mỹ, chính phủ và Quốc Hội có thể ngăn cản việc mua bán này. Năm 2005, khi công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc điều đình mua công ty Unocal ở California, giá cả đã thỏa thuận nhưng sau cùng chính phủ Mỹ không thông qua. Lý do vì dầu khí được coi là một sản phẩm có tính cách chiến lược. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, Mỹ đã đồng ý cho công ty Lenovo của Trung Quốc mua phân bộ làm máy vi tính nhỏ PC của IBM; kể từ đó tới nay Lenovo đã thành một nhãn hiệu có uy tín trên thương trường quốc tế.
Liệu thịt heo có thể được coi là một sản phẩm có tính cách chiến lược hay không? Có quốc gia nào có thể dùng thịt heo tấn công nước khác, hay tổ chức khủng bố hay không? Ðây là điều mà ban giám đốc Smithfield đang tìm cách trả lời là 'không” để dân Mỹ an lòng!
Về phần họ, công ty Song Vị đã hứa sẽ không thay đổi ban giám đốc, không thay đổi phương pháp làm việc của Smithfield, không đóng cửa một nông trường nuôi heo hay một xưởng thịt heo nào, không để một công nhân nào mất việc cả. Nhưng có tin được hay không?
Nhưng đối với các chủ nhân của công ty Mỹ Smithfield thì đây là một vụ “thắng lớn.” Từ nhiều năm nay thị trường bán thịt heo ở Mỹ đã xuống, vì dân tiêu thụ bớt đi. Từ ăm 2009, 2010, công ty chỉ khai lỗ. Hai công ty đã làm ăn với nhau từ nhiều năm, và Song Vị đã ngỏ ý muốn mua Smithfield từ bốn năm qua, nhưng chưa điều đình xong về giá cả. Ông Larry Pope, chủ tịch tổng giám đốc công ty Smithfield cam kết rằng việc mua bán này sẽ không tiến tới việc nhập cảng thịt heo từ Trung Quốc sang Mỹ; mà ngược lại, sẽ xuất cảng thịt heo Mỹ sang Trung Quốc và ra khắp thế giới. Kể từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc là nước nhập cảng nhiều thịt heo hơn xuất cảng. Từ năm 2011, Trung Quốc trở thành nước đứng hàng thứ ba mua thịt heo của Mỹ sau Nhật Bản và Mexico. Smithfield là công ty Mỹ lớn nhất, nuôi 15 triệu con heo và mỗi năm ngả thịt 27 triệu con heo, phần lớn được xuất cảng sang Tàu.
Nếu được kết thúc, vụ mua bán này có số tiền lớn nhất từ trước tới nay, trước đây chỉ có vụ công ty Wanda Group mua các rạp hát AMC là đáng kể, với số tiền trao đổi là 2.6 tỷ Mỹ kim. Song Vị đã trả một giá rất cao cho các cổ đông của Smithfield, 34 đô la một cổ phần, cao 31% hơn giá đang mua bán trên thị trường khi việc mua bán được công bố.
Trong thập niên qua, các công ty Trung Quốc đã đem tiền ra ngoài mua các tài sản ở nước khác; nhưng họ chú trọng tới các quặng mỏ và công nghiệp tân tiến. Gần đây, họ đã đi mua các xí nghiệp chuyên về canh nông và chăn nuôi. Gần đây, hai vụ mua bán nhắm vào các công ty nông sản ở New Zealand và Brazil đã bị chính phủ các nước này ngăn chặn, vì áp lực của dư luận báo chí và công chúng. Việc đi mua công ty nuôi heo và mổ heo ở Mỹ có thể nhằm hai mục đích. Thứ nhất là sử dụng nhãn hiệu uy tín của một công ty Mỹ, khi đem bán các sản phẩm của Song Vị ra nước khác sau này. Hiện nay họ đã bán thịt heo ra nước ngoài với nhãn hiệu tiếng Anh là Shineway; đồng bào Việt Nam ở trong nước mua nhãn hiệu này có khi không biết đó là thịt heo Tàu.
Người đứng đầu công ty Song Vị là Vạn Long (Wan Long) xuất thân là một nhân viên của công ty, do chính quyền huyện Tháp Hà, tỉnh Hà Nam làm chủ. Cũng như các nhà tư bản đỏ khác, ông là một đảng viên cộng sản, năm nay 72 tuổi và đóng vai đại biểu Quốc Hội kể từ 15 năm qua. Tham vọng của ông không những là mở rộng thị trường mà còn là mua một công ty Mỹ để học kỹ thuật nuôi heo, mổ heo và bán thịt heo! Ở bên Tàu, Vạn Long được đặt danh hiệu Ðồ Tể Số Một (Trung Quốc Ðệ Nhất Ðồ Phu Trưởng). Nhưng các phương pháp nuôi heo và chế biến thịt heo ở Trung Quốc còn rất thô sơ. Mua Smithfield sẽ mua được cả một hệ thống với kỹ thuật nuôi heo như nuôi trong phòng thí nghiệm, các phương pháp ngăn ngừa bệnh, một hệ thống kiểm soát một miếng thịt heo để có thể biết miếng nào thuộc vào con heo nào, nuôi ở nông trại nào, chuồng số mấy, con heo sinh ra từ bao giờ, và hôm nào làm thịt. Tất cả các kỹ thuật tân tiến đó, có nên xuất cảng cho người Trung Hoa biết hay không? Nếu có các đại biểu Quốc Hội Mỹ phản đối thì sẽ có những đại biểu khác ủng hộ vụ mua bán này, nếu cử tri của họ ở các tiểu bang nuôi heo hoặc trồng trọt các loại thực phẩm nuôi heo!
Ông Larry Pope, chủ tịch Smithfield, đã biện hộ cho việc bán công ty của mình cho người Trung Hoa, hoàn toàn vì mục đích kinh doanh: “Chúng tôi sẽ xuất cảng thịt heo qua Tàu, chứ không xuất cảng xe thiết giáp hay vũ khí tin học!” Ông Vạn Long biết là nước ông cần nhập cảng kỹ thuật nuôi heo, thịt heo, bởi vì dân Trung Hoa ngày càng ăn sang hơn, kỹ lưỡng hơn trong việc ăn uống!
Với giá tiền hơn bảy tỷ đô la, lớn hơn số thu nhập hàng năm của công ty Song Vị, chắc chắn ông Vạn Long sẽ phải đi vay. Những ở Trung Quốc thì việc vay mượn các ngân hàng của nhà nước sẽ dễ dàng, nếu việc mua bán có “mục tiêu chiến lược.”
Hai ông Tập Cận Bình và Obama chắc sẽ không đem chuyện mua bán thịt heo ra bàn, nhưng họ cũng biết rằng nếu vụ này được chính phủ Mỹ thông qua thì mối quan hệ kinh tế giữa hai nước càng thêm chặt chẽ. Số tiền hơn bảy tỷ đô la sẽ làm nhẹ cán cân chi phó khiếm hụt của nước Mỹ được hơn bảy tỷ! Và sau này, nước Mỹ còn có thêm một “đòn kinh tế” để làm khó dễ Bắc Kinh, khi nào dân Trung Hoa quen ăn thịt heo Mỹ quá, sẽ oán giận chính phủ của họ nếu thịt heo bị cấm vận!
Nhưng nếu người Việt tị nạn vẫn theo chủ trương hàng Trung Quốc thì, ngoài việc từ chối mua các món hàng Made in China, sau này chúng ta còn có thể tẩy chay cả thịt heo của Smithfield!
Không có nhận xét nào: