Chép Sử Việt: Sai lầm nối tiếp sai lầm, để rồi cuối cùng tính toán xem đại dự án Bô-xít Tân Rai, Nhân Cơ là lợi hay đại hại. Càng ngày càng rõ những con số về lời lãi được Tập đoàn Than Khoáng sản VN TKV đưa ra ban đầu là sai bét. Chỉ tính riêng việc đền bù cho 12 doanh nghiệp du lịch, người dân bị thiệt hại trong cả chục năm vì công trình cảng Kê Gà này đủ thấy rõ.
Vậy mà vẫn chưa hết! Toàn bộ phí tổn do việc tính toán sai khi lên dự án cảng, rồi nay lại phải “tiếp tục nghiên cứu, lập dự án đầu tư cảng tổng hợp” (ở đâu chưa rõ), chi phí đội lên khi phải thay đổi cách vận chuyển, chậm tiến độ dự án, lỡ cơ hội bán sản phẩm v.v… đều phải được tính vào chi phí khai thác, bán sản phẩm, là bao nhiêu?
Tất nhiên ai cũng biết, tiền Chính phủ hay TKV bồi thường thì cũng là từ một nguồn ngân sách nhà nước. Thế nhưng, nếu là TKV trả, thì sẽ càng rõ thêm chi phí trên sản phẩm lớn đến đâu. Còn nếu đẩy cho Chính phủ, địa phương trả, thì lại lòi đuôi thêm trò lập lờ để tránh bị dư luận đáng giá rằng càng làm càng lỗ.
Liệu có phải thay vì tuyên bố toàn bộ đại dự án là sai lầm, buộc phải chấm dứt, phá hợp đồng với “bạn” để bồi thường, đảng và nhà nước CSVN đã chọn chơi trò lắt léo bằng cách “lùi dần” theo kiểu này?
Tháo chạy theo cách đó vẫn lặp lại thủ thuật của bao nhiêu sai lầm quá khứ, là gây ra thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế, đời sống và kế sinh nhai của dân, để cứu cho uy tín chính trị của ban lãnh đạo đảng, thậm chí còn tự khoe là mình “sáng suốt”, biết dừng, thay đổi khi “các điều kiện khách quan” không thuận lợi.
Còn nếu nhìn ở góc độ khác, “cảm thông” hơn, bằng cách đi sâu vào nội tình, thì có thể đây là hậu quả của tình trạng không thống nhất trong nội bộ. Từ đó, bắt buộc người ta phải dùng những biện pháp “kỹ thuật” để xử lý tình huống, tránh những phản ứng bất lợi ngay trong nội bộ ban lãnh đạo.
Vậy mà vẫn chưa hết! Toàn bộ phí tổn do việc tính toán sai khi lên dự án cảng, rồi nay lại phải “tiếp tục nghiên cứu, lập dự án đầu tư cảng tổng hợp” (ở đâu chưa rõ), chi phí đội lên khi phải thay đổi cách vận chuyển, chậm tiến độ dự án, lỡ cơ hội bán sản phẩm v.v… đều phải được tính vào chi phí khai thác, bán sản phẩm, là bao nhiêu?
Tất nhiên ai cũng biết, tiền Chính phủ hay TKV bồi thường thì cũng là từ một nguồn ngân sách nhà nước. Thế nhưng, nếu là TKV trả, thì sẽ càng rõ thêm chi phí trên sản phẩm lớn đến đâu. Còn nếu đẩy cho Chính phủ, địa phương trả, thì lại lòi đuôi thêm trò lập lờ để tránh bị dư luận đáng giá rằng càng làm càng lỗ.
Liệu có phải thay vì tuyên bố toàn bộ đại dự án là sai lầm, buộc phải chấm dứt, phá hợp đồng với “bạn” để bồi thường, đảng và nhà nước CSVN đã chọn chơi trò lắt léo bằng cách “lùi dần” theo kiểu này?
Tháo chạy theo cách đó vẫn lặp lại thủ thuật của bao nhiêu sai lầm quá khứ, là gây ra thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế, đời sống và kế sinh nhai của dân, để cứu cho uy tín chính trị của ban lãnh đạo đảng, thậm chí còn tự khoe là mình “sáng suốt”, biết dừng, thay đổi khi “các điều kiện khách quan” không thuận lợi.
Còn nếu nhìn ở góc độ khác, “cảm thông” hơn, bằng cách đi sâu vào nội tình, thì có thể đây là hậu quả của tình trạng không thống nhất trong nội bộ. Từ đó, bắt buộc người ta phải dùng những biện pháp “kỹ thuật” để xử lý tình huống, tránh những phản ứng bất lợi ngay trong nội bộ ban lãnh đạo.
Người lao động
Thứ Ba, 11/03/2014 22:11
Trả đất cảng Kê Gà cho du lịch
Quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà và thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư 12 khu du lịch tiếp tục triển khai dự án bị bỏ dở mấy năm nay
Sau 5 năm triển khai và 4 lần hoãn khởi công xây dựng, tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng, mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có quyết định chính thức dừng hẳn việc đầu tư dự án cảng Kê Gà (Bình Thuận).
Dự án 20.000 tỉ đồng chết yểu
Trong quyết định, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận phối hợp với chủ đầu tư là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức thực hiện việc đánh giá để chi trả, bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thu hồi đất phục vụ dự án cảng Kê Gà theo quy định của pháp luật. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, lập dự án đầu tư cảng tổng hợp cho các dự án bauxite, titan và hàng hóa tổng hợp khác trong giai đoạn đến năm 2020, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Các dự án du lịch sau nhiều năm bỏ hoang sẽ tiếp tục được đầu tư
Đầu năm 2000, qua mời gọi đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận, nhiều nhà đầu tư đã đến triển khai các dự án du lịch ven biển tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, đến năm 2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận ra thông báo chủ trương xây dựng cảng Kê Gà do TKV làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 20.000 tỉ đồng.
Dự án cảng Kê Gà được kỳ vọng sẽ giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên đồng thời tạo tiền đề phát triển kinh tế cho vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với quy mô đến năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn/năm, năm 2020 đạt 17,5 triệu tấn/năm và đến năm 2030 đạt 37 triệu tấn/năm.
Việc xây dựng cảng Kê Gà khiến 12 dự án du lịch đang trong quá trình xây dựng bỗng chốc bị thu hồi, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng. Thế nhưng, trải qua 5 năm với 4 lần hoãn khởi công, đến đầu năm 2013, TKV chính thức xin ngừng đầu tư dự án do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư quá lớn (giai đoạn đầu khoảng 8.000 tỉ đồng) nhưng dự án không còn hợp lý cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, gây lãng phí tài sản.
Tiếp tục đầu tư du lịch
Quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà và thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ sớm tạo điều kiện cho chủ đầu tư 12 khu du lịch và người dân vùng quy hoạch được tiếp tục triển khai dự án bị bỏ dở mấy năm nay.
Ông Nguyễn Hữu Ba, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận (chủ trì Hội đồng Đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ giải quyết các tồn tại của dự án Kê Gà), cho biết sau khi có quyết định dừng hẳn, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm kê toàn bộ tài sản liên quan đến 12 dự án du lịch để làm cơ sở tiến hành áp giá đền bù thiệt hại cho các chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. “Hiện Hội đồng Đánh giá thiệt hại đang khẩn trương tiến hành công tác kiểm kê lại toàn bộ các dự án. Sau khi kiểm kê xong sẽ mời nhà đầu tư đến phối hợp làm việc, lắng nghe ý kiến, tâm tư và tìm hướng thỏa thuận giải quyết đền bù thỏa đáng nhất” – ông Ba nói.
Chủ dự án khu du lịch Đá Đỏ, ông Nguyễn Tất Thắng, cho biết: “Nếu tỉnh trả đất thì chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư du lịch tại đây. Tôi mong muốn có sự đền bù thỏa đáng cho những tổn thất mà nhà đầu tư phải chịu vì dự án bị ngưng mấy năm nay”.
Nhận được tin cảng Kê Gà chính thức dừng hẳn, ông Nguyễn Đức Đăng Toàn, chủ dự án du lịch Thế Giới Xanh, vui mừng: “Tôi chờ đợi lâu lắm rồi, chỉ mong tỉnh Bình Thuận giao đất sớm để doanh nghiệp có thể tiếp tục đầu tư phát triển du lịch. Ngoài đền bù thỏa đáng những thiệt hại, tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư phát triển du lịch ở địa phương”. Tương tự, chủ dự án du lịch Phương Bắc khẳng định: “Chúng tôi đến là để đầu tư du lịch theo mời gọi của UBND tỉnh chứ không phải buôn đất, vì thế nếu được trả lại đất, chúng tôi vẫn tiếp tục xây dựng nhà cửa để làm du lịch. Tôi cũng mong cơ quan chức năng cần nhanh chóng trả lại giấy tờ pháp lý cho các dự án”.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, cho rằng trước đây Chính phủ có quyết định thu hồi đất giao cho TKV thì nay phải thu hồi đất từ TKV để trả cho địa phương. Sau đó địa phương mới tính các bước tiếp theo. “Tôi thấy tốt nhất nên trả lại đất cho các nhà đầu tư để họ tiếp tục làm du lịch. Trước đây họ không vi phạm gì nhưng phải nhường đất cho TKV xây dựng cảng Kê Gà. Nay không xây dựng cảng thì phải trả cho họ để họ đầu tư, xây dựng nhà cửa là hợp lý nhất” – ông Hòa nói.
“Tiền đền bù thiệt hại do dự án cảng Kê Gà gây ra cho các nhà đầu tư dự án du lịch chắc chắn phải do Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam trả chứ tỉnh Bình Thuận không trả” – ông Nguyễn Đức Hòa nói.
Bài và ảnh: BẠCH LONG
Không có nhận xét nào: