Gs.Mạc Văn Trang: Đó là kết luận rút ra từ câu chuyên tôi vừa được nghe tối nay. Nghe xong câu chuyên, tôi bảo, chú phải viết chuyện này lên mạng. Người mẹ trẻ van vỉ: chú đừng viết, chú viết lộ ra thì chết cháu. Con cháu trong tay cô giáo, cháu sợ lắm…Vì thế dưới đây không nêu tên trường, tên người!
Người mẹ trẻ bảo, biết chú mệt nhưng tối nay mới đến thăm được. Cháu đi làm đã mệt, tối nào cũng phải ngồi học với con đến 10 – 11 giờ mới xong, có hôm gần 12 giờ…
- Con cháu học lớp mấy, học trường nào, mà vất vả thế?
- Cháu mới học lớp Một, trường…. (một trường nổi tiếng ở trung tâm Hà Nội).
- Con cháu có vấn đề à? Nó yếu kém về cái gì?
- Không, cháu là học sinh giỏi, cháu học lớp chọn. Nhưng mà… tối nào cô cũng cho hàng chục trang toán về nhà phải làm. Cháu học cả ngày ở trường mệt rồi, tối lại làm toán nên vừa làm vừa ngáp, có khi vừa ngủ gật, vừa làm toán! Mà sao toán lớp Một cũng khó lắm. Cháu cứ phải làm hộ rồi bảo con chép vào. Mắt nhắm mắt mở, chép sai, tẩy xóa, chép lại, vừa chép vừa khóc!...
- Tại sao thấy giáo viên đầy đọa con trẻ như vậy mà cha mẹ học sinh không phản ánh với nhà trường? Tai sao không lên tiếng phê bình, góp ý với giáo viên?
- Ai cũng ngại cô giáo trù con mình nên chẳng dám góp ý. Cũng có người nói nhe nhàng: “Cô cho nhiều bài, nặng quá”… Cô liền bảo: “Thế không muốn cho con học lớp chọn nữa phải không”? Hôm nọ các cháu học xong buổi chiều phải ở lại tập múa đến hơn 8 giờ tối. Lúc cháu đón con, nó xỉu đi!
- Tập múa để làm gì mà phải khổ thế?
- Để lớp đi thi văn nghệ được giải thưởng thì cô được thành tích.
- Nhưng tại sao không múa vào buổi chiều hay thứ bẩy chẳng hạn?
- Đây là cô thuê nghệ sĩ múa đến dạy, chỉ sắp xếp được giờ đó thôi. Mà cha mẹ phải đóng tiền thuê dạy múa… Rồi … Tiền thì nhiều thứ lắm. Cháu vẫn đóng đủ các thứ tiền, nhưng làm đơn xin cô giáo miễn cho con cháu đi thi học sinh giỏi với tập văn nghệ, vì cháu sức yếu, sợ không thể chịu đựng nổi!
- Tôi không thể hiểu được, tại sao cha mẹ trẻ phần lớn là những người có trình độ mà để nhà trường làm những chuyện phản giáo dục như vậy, cứ cam chịu là sao? Tại sao lại nhu nhược, u mê như thế đươc!?
- Chú không biết đấy, cô giáo ghê lắm. Hôm nọ chỉ có mỗi chuyện, trên sở giáo dục xuống dự giờ; cô đã dạy trước cho học sinh, phân công em nào trả lời câu nào… Đến lúc sở dự giờ có một em nói không đúng như lời cô đã dạy trước, mà đến chiều cô mắng mẹ cháu ầm lên, bảo nó không thèm nghe lời cô, nó làm cô mất mặt, nó như đứa mất trí, tâm thần!...
Chao ôi, chỉ ngần ấy chi tiết thôi đủ thấy bản chất của nền giáo dục này thế nào!
Nào là nghị quyết, chỉ thị, đề án, chiến dịch, trận đánh lớn, 34 nghìn tỉ để thay sách, sắm thiết bị, bồi dưỡng giáo viên… Tất cả như đàn gẩy tai trâu, nước đổ đầu vịt, gió vào nhà trống! Giáo viên ở gữa Hà Nội vẫn trơ trơ như gỗ đá, cứ hành xử theo thói quen, theo nếp nghĩ thâm căn cố đế, thành một thứ não trạng không thể tự thay đổi! Vì đâu một giáo viên lớp Một mà có quyền uy ghê gớm như vậy đối với học sinh và cha mẹ học sinh? Vì đâu mà cha mẹ học sinh nhu nhược để con mình trở thành con tin của nhà trường mà cứ dằn lòng cam chịu tuân theo? Vì cái gì, vì ai mà trẻ phái hủy hoại tuổi thơ, phải khổ ải như vậy?
Bộ giáo dục trả lời được những câu hỏi này thì biết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” bắt đầu từ đâu?
Người mẹ trẻ bảo, biết chú mệt nhưng tối nay mới đến thăm được. Cháu đi làm đã mệt, tối nào cũng phải ngồi học với con đến 10 – 11 giờ mới xong, có hôm gần 12 giờ…
- Con cháu học lớp mấy, học trường nào, mà vất vả thế?
- Cháu mới học lớp Một, trường…. (một trường nổi tiếng ở trung tâm Hà Nội).
- Con cháu có vấn đề à? Nó yếu kém về cái gì?
- Không, cháu là học sinh giỏi, cháu học lớp chọn. Nhưng mà… tối nào cô cũng cho hàng chục trang toán về nhà phải làm. Cháu học cả ngày ở trường mệt rồi, tối lại làm toán nên vừa làm vừa ngáp, có khi vừa ngủ gật, vừa làm toán! Mà sao toán lớp Một cũng khó lắm. Cháu cứ phải làm hộ rồi bảo con chép vào. Mắt nhắm mắt mở, chép sai, tẩy xóa, chép lại, vừa chép vừa khóc!...
- Tại sao thấy giáo viên đầy đọa con trẻ như vậy mà cha mẹ học sinh không phản ánh với nhà trường? Tai sao không lên tiếng phê bình, góp ý với giáo viên?
- Ai cũng ngại cô giáo trù con mình nên chẳng dám góp ý. Cũng có người nói nhe nhàng: “Cô cho nhiều bài, nặng quá”… Cô liền bảo: “Thế không muốn cho con học lớp chọn nữa phải không”? Hôm nọ các cháu học xong buổi chiều phải ở lại tập múa đến hơn 8 giờ tối. Lúc cháu đón con, nó xỉu đi!
- Tập múa để làm gì mà phải khổ thế?
- Để lớp đi thi văn nghệ được giải thưởng thì cô được thành tích.
- Nhưng tại sao không múa vào buổi chiều hay thứ bẩy chẳng hạn?
- Đây là cô thuê nghệ sĩ múa đến dạy, chỉ sắp xếp được giờ đó thôi. Mà cha mẹ phải đóng tiền thuê dạy múa… Rồi … Tiền thì nhiều thứ lắm. Cháu vẫn đóng đủ các thứ tiền, nhưng làm đơn xin cô giáo miễn cho con cháu đi thi học sinh giỏi với tập văn nghệ, vì cháu sức yếu, sợ không thể chịu đựng nổi!
- Tôi không thể hiểu được, tại sao cha mẹ trẻ phần lớn là những người có trình độ mà để nhà trường làm những chuyện phản giáo dục như vậy, cứ cam chịu là sao? Tại sao lại nhu nhược, u mê như thế đươc!?
- Chú không biết đấy, cô giáo ghê lắm. Hôm nọ chỉ có mỗi chuyện, trên sở giáo dục xuống dự giờ; cô đã dạy trước cho học sinh, phân công em nào trả lời câu nào… Đến lúc sở dự giờ có một em nói không đúng như lời cô đã dạy trước, mà đến chiều cô mắng mẹ cháu ầm lên, bảo nó không thèm nghe lời cô, nó làm cô mất mặt, nó như đứa mất trí, tâm thần!...
Chao ôi, chỉ ngần ấy chi tiết thôi đủ thấy bản chất của nền giáo dục này thế nào!
Nào là nghị quyết, chỉ thị, đề án, chiến dịch, trận đánh lớn, 34 nghìn tỉ để thay sách, sắm thiết bị, bồi dưỡng giáo viên… Tất cả như đàn gẩy tai trâu, nước đổ đầu vịt, gió vào nhà trống! Giáo viên ở gữa Hà Nội vẫn trơ trơ như gỗ đá, cứ hành xử theo thói quen, theo nếp nghĩ thâm căn cố đế, thành một thứ não trạng không thể tự thay đổi! Vì đâu một giáo viên lớp Một mà có quyền uy ghê gớm như vậy đối với học sinh và cha mẹ học sinh? Vì đâu mà cha mẹ học sinh nhu nhược để con mình trở thành con tin của nhà trường mà cứ dằn lòng cam chịu tuân theo? Vì cái gì, vì ai mà trẻ phái hủy hoại tuổi thơ, phải khổ ải như vậy?
Bộ giáo dục trả lời được những câu hỏi này thì biết “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” bắt đầu từ đâu?
23h ngày 23/4/2014
M.V.T
M.V.T
Không có nhận xét nào: