Mặc Lâm, RFA: Sáng ngày hôm qua 5-5-2014 cổng thông tin điện tử của Bộ công an chính thức loan tin ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Basam và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cùng bị bắt vì vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự. Việc bắt giữ này gây ra một làm sóng rộng khắp trên các trang mạng trong và ngoài nước.
Việc bắt ông Nguyễn Hữu Vinh chủ trang blog Basam và người cộng sự tại Hà Nội khiến cư dân mạng đưa ra rất nhiều câu hỏi bởi công an đã chọn thời điểm Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển của Việt Nam để bắt giữ ông.
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh và blog Basam
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh là con của công thần Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Bộ trưởng, từng giữ chức Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Liên Xô cũng là một sỹ quan an ninh kỳ cựu. Bản thân của Nguyễn Hữu Vinh từng là thiếu tá an ninh của A25 và sau đó bỏ ngành an ninh để thành lập một doanh nghiệp “thám tử tư” lần đầu tiên của Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A nhận xét việc bắt giữ này:
-Không biết vì một lý do gì họ lại bắt anh Nguyễn Hữu Vinh một blogger thực sự nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Đây là trang điểm tin rất hay, rất nhiều người đọc. Họ viện cớ điều 258 nhưng tôi theo dõi thì thấy anh ấy có viết gì đâu, toàn điềm tin và bài của người khác đưa lên thôi.
Ông Nguyễn Hữu Vinh lập trang blog Basam vào năm 2007 và không lâu sau đó trang blog này trở nên nổi tiếng nhất Việt Nam.
Càng nổi tiếng người đọc trong và ngoài nước càng nghi ngờ cho nhân thân của ông hơn. Với lý lịch như thế lại đang sống giữa lòng Hà Nội, công khai đưa tin các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đàn áp dân oan đã làm nhiều người nghi ngờ ông là an ninh đội lốt hoạt động dân chủ.
Ông Nguyễn Hữu Vinh không những viết trên trang Basam mà còn xuất hiện công khai trong các sự kiện quan trọng. Tại cuộc Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” vào ngày 24-12-2012, tại Hà Nội ông và nhà báo Phạm Viết Đào đã đọc tham luận tại đây.
Nhà báo Phạm Viết Đào sau đó bị bắt còn ông thì không.
Mới đây không lâu ông lại xuất hiện tại cuộc hội thảo mang tên: "Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 2014. Hình ảnh cuộc hội thảo này đã được ông tường thuật chi tiết trên trang mạng Basam sau đó.
Sự công khai của ông có lẽ cũng là ý muốn của công an nhằm gây nghi ngờ trong cộng đồng mạng. Họ để ông tự do đưa bất cứ tin tức gì lên trang Basam với chiến thuật tung hỏa mù và tự diễn biến chia rẽ lẫn nhau.
Trang Basam điểm tất cả các loại tin tức trong cũng như ngoài nước có liên quan đến Việt Nam. Tin lấy từ báo chí lề phải cũng như người viết blog, thậm chí những bài viết hay trên Facebook. Dù vậy khi chú ý kỹ người ta sẽ thấy chủ đề chính quan trọng nhất mà trang Basam đưa lên đầu trang mỗi ngày luôn luôn là các bài viết có yếu tố Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông.
Có lẽ đây cũng là một thế mạnh mà an ninh Việt Nam ngần ngại không bắt chủ trang blog Basam khi người dân đã phản ứng trước vấn đề này ngày càng công khai và gay gắt hơn.
Vậy tại sao lại bắt người chống Trung Quốc mạnh mẽ và hiệu quả nhất trong khi giàn khoan HD 981 công khai chiếm đóng hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Câu hỏi này có nhiều cách giải thích trong đó nhà báo Phạm Đình Trọng đưa ra hai yếu tố sau đây:
-Có thể đây là một ẩn ý của chính quyền bởi vì Trung Quốc đưa giàn khoan vào mình là một việc rất lớn và việc này cũng diễn ra lâu rồi vì trước khi đưa giàn khoan đến thì nó phải khảo sát thăm dò, đóng cọc. Rõ ràng những chuẩn bị như thế đã diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và lực lượng hải quân tuần tra biển của mình phải biết. Thế nhưng cũng không công bố đến khi nó vào rồi thì bộ Ngoại giao mới phản đối như một thông lệ thôi.
Chính vì trong lúc này có một việc nghiêm trọng như thế mà Ba Sàm bị bắt thì tôi nghĩ có hai ẩn ý của chính quyền. Ẩn ý thứ nhất là răn đe những người phản đối Trung Quốc. Ẩn ý thứ hai là phân tán sự chú ý của người dân đối với Trung Quốc khi nó đưa giàn khoan vào Việt Nam.
Từ trang Basam đến trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
Chị Ngọc Thu, người phụ trách trang Basam hiện nay xác nhận là ông Nguyễn Hữu Vinh không còn dính gì tới trang này ngược với những gì mà cơ quan công an cáo buộc. Khi được hỏi phải chăng ông Nguyễn Hữu Vinh đã biết trước việc mình sẽ bị bắt chị Thu cho biết:
-Chúng tôi không thể trả lời chính xác nhưng chuyện bắt anh Vinh không liên quan gì tới trang Basam vì đã từ lâu anh Vinh không còn điều hành trang Basam nữa, anh không giữ quyền Admin và không thể mở hay đóng trang Basam được cho nên tôi nghĩ chuyện bắt anh ấy không liên quan gì tới nội dung của trang Basam.
Ngay khi trang Basam tạm ngưng điểm tin, trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự làm tiếp công việc của nó tuy chưa công phu và rộng lớn bằng. Thêm vào đó là sự xuất hiện của blog mang tên Chép sử Việt đã khiến người theo dõi ngạc nhiên hơn mặc dù không ai biết chắc trang blog này có phải do Nguyễn Hữu Vinh thực hiện hay không. Chị Ngọc Thu người hiện là BTV của trang Basam chia sẻ:
-Dường như có sự liên quan gì đó. Không rõ ràng lắm việc bắt anh Vinh có liên quan tới trang Chép sử Việt bị đóng hay không nhưng ngay khi tin anh Vinh bị bắt thì cả hai trang Chép sử Việt và Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đều bị đóng ngay lúc đó
TS Nguyễn Quang A người có vai trò trên trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự cho biết việc trang này bị hacker chiếm tên miền, ông nói:
-Tôi không rõ trang Chép sử Việt ấy là của ai, có thể nó có liên quan nhưng cũng có thể nó độc lập với nhau. Chuyện trang Dân Quyền bị hack xảy ra trước khi anh Vinh bị bắt. Anh em kỹ thuật của chúng tôi đang tìm cách phục hồi và khôn g biết bao giờ mới xong và cũng có thể làm thêm một trang thứ hai hay thứ ba gì đấy nữa.
Nhà giáo Phạm Toàn, người từng cộng tác, dịch bài trên trang Basam có cái nhìn sâu hơn, ông cho rằng đàng sau việc bắt giữ này là kết quả của tranh chấp giữa phe phái:
-Ba Sàm ghê lắm nếu không bắt Ba Sàm thì có thể anh ấy kêu gọi biểu tình chống Biển Đông sắp tới thì nguy lắm. Tôi vẫn thấy anh Ba Sàm phải là cùng một phe nào đó. Có thể phe ấy thông minh hơn nhưng lại yếu thế hơn
Hình ảnh công an bắt giam Nguyễn Hữu Vinh có thể do phe thân Trung Quốc hay ai đó gián tiếp gửi đi thông điệp tới cho Hoa Kỳ trước khi đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng Năm sắp tới. Thông điệp ấy rõ ràng cho thấy sức ép làm cho Việt Nam phải thực hiện nhân quyền theo ý của quý vị đã hoàn toàn phá sản.
Tuy nhiên nếu xoay vấn đề sang một góc khác, câu hỏi dựa theo kinh nghiệm của người xưa: “phải chăng đây là động tác mượn dao giết người của các phe phái trong nội bộ?” không phải là không có lý của nó.
-----------------------------------------
Việc bắt ông Nguyễn Hữu Vinh chủ trang blog Basam và người cộng sự tại Hà Nội khiến cư dân mạng đưa ra rất nhiều câu hỏi bởi công an đã chọn thời điểm Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển của Việt Nam để bắt giữ ông.
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh và blog Basam
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh là con của công thần Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Bộ trưởng, từng giữ chức Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Liên Xô cũng là một sỹ quan an ninh kỳ cựu. Bản thân của Nguyễn Hữu Vinh từng là thiếu tá an ninh của A25 và sau đó bỏ ngành an ninh để thành lập một doanh nghiệp “thám tử tư” lần đầu tiên của Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A nhận xét việc bắt giữ này:
-Không biết vì một lý do gì họ lại bắt anh Nguyễn Hữu Vinh một blogger thực sự nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Đây là trang điểm tin rất hay, rất nhiều người đọc. Họ viện cớ điều 258 nhưng tôi theo dõi thì thấy anh ấy có viết gì đâu, toàn điềm tin và bài của người khác đưa lên thôi.
Ông Nguyễn Hữu Vinh lập trang blog Basam vào năm 2007 và không lâu sau đó trang blog này trở nên nổi tiếng nhất Việt Nam.
Càng nổi tiếng người đọc trong và ngoài nước càng nghi ngờ cho nhân thân của ông hơn. Với lý lịch như thế lại đang sống giữa lòng Hà Nội, công khai đưa tin các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đàn áp dân oan đã làm nhiều người nghi ngờ ông là an ninh đội lốt hoạt động dân chủ.
Ông Nguyễn Hữu Vinh không những viết trên trang Basam mà còn xuất hiện công khai trong các sự kiện quan trọng. Tại cuộc Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” vào ngày 24-12-2012, tại Hà Nội ông và nhà báo Phạm Viết Đào đã đọc tham luận tại đây.
Nhà báo Phạm Viết Đào sau đó bị bắt còn ông thì không.
Mới đây không lâu ông lại xuất hiện tại cuộc hội thảo mang tên: "Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 2014. Hình ảnh cuộc hội thảo này đã được ông tường thuật chi tiết trên trang mạng Basam sau đó.
Sự công khai của ông có lẽ cũng là ý muốn của công an nhằm gây nghi ngờ trong cộng đồng mạng. Họ để ông tự do đưa bất cứ tin tức gì lên trang Basam với chiến thuật tung hỏa mù và tự diễn biến chia rẽ lẫn nhau.
Trang Basam điểm tất cả các loại tin tức trong cũng như ngoài nước có liên quan đến Việt Nam. Tin lấy từ báo chí lề phải cũng như người viết blog, thậm chí những bài viết hay trên Facebook. Dù vậy khi chú ý kỹ người ta sẽ thấy chủ đề chính quan trọng nhất mà trang Basam đưa lên đầu trang mỗi ngày luôn luôn là các bài viết có yếu tố Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông.
Có lẽ đây cũng là một thế mạnh mà an ninh Việt Nam ngần ngại không bắt chủ trang blog Basam khi người dân đã phản ứng trước vấn đề này ngày càng công khai và gay gắt hơn.
Vậy tại sao lại bắt người chống Trung Quốc mạnh mẽ và hiệu quả nhất trong khi giàn khoan HD 981 công khai chiếm đóng hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Câu hỏi này có nhiều cách giải thích trong đó nhà báo Phạm Đình Trọng đưa ra hai yếu tố sau đây:
-Có thể đây là một ẩn ý của chính quyền bởi vì Trung Quốc đưa giàn khoan vào mình là một việc rất lớn và việc này cũng diễn ra lâu rồi vì trước khi đưa giàn khoan đến thì nó phải khảo sát thăm dò, đóng cọc. Rõ ràng những chuẩn bị như thế đã diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và lực lượng hải quân tuần tra biển của mình phải biết. Thế nhưng cũng không công bố đến khi nó vào rồi thì bộ Ngoại giao mới phản đối như một thông lệ thôi.
Chính vì trong lúc này có một việc nghiêm trọng như thế mà Ba Sàm bị bắt thì tôi nghĩ có hai ẩn ý của chính quyền. Ẩn ý thứ nhất là răn đe những người phản đối Trung Quốc. Ẩn ý thứ hai là phân tán sự chú ý của người dân đối với Trung Quốc khi nó đưa giàn khoan vào Việt Nam.
Từ trang Basam đến trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
Chị Ngọc Thu, người phụ trách trang Basam hiện nay xác nhận là ông Nguyễn Hữu Vinh không còn dính gì tới trang này ngược với những gì mà cơ quan công an cáo buộc. Khi được hỏi phải chăng ông Nguyễn Hữu Vinh đã biết trước việc mình sẽ bị bắt chị Thu cho biết:
-Chúng tôi không thể trả lời chính xác nhưng chuyện bắt anh Vinh không liên quan gì tới trang Basam vì đã từ lâu anh Vinh không còn điều hành trang Basam nữa, anh không giữ quyền Admin và không thể mở hay đóng trang Basam được cho nên tôi nghĩ chuyện bắt anh ấy không liên quan gì tới nội dung của trang Basam.
Ngay khi trang Basam tạm ngưng điểm tin, trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự làm tiếp công việc của nó tuy chưa công phu và rộng lớn bằng. Thêm vào đó là sự xuất hiện của blog mang tên Chép sử Việt đã khiến người theo dõi ngạc nhiên hơn mặc dù không ai biết chắc trang blog này có phải do Nguyễn Hữu Vinh thực hiện hay không. Chị Ngọc Thu người hiện là BTV của trang Basam chia sẻ:
-Dường như có sự liên quan gì đó. Không rõ ràng lắm việc bắt anh Vinh có liên quan tới trang Chép sử Việt bị đóng hay không nhưng ngay khi tin anh Vinh bị bắt thì cả hai trang Chép sử Việt và Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đều bị đóng ngay lúc đó
TS Nguyễn Quang A người có vai trò trên trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự cho biết việc trang này bị hacker chiếm tên miền, ông nói:
-Tôi không rõ trang Chép sử Việt ấy là của ai, có thể nó có liên quan nhưng cũng có thể nó độc lập với nhau. Chuyện trang Dân Quyền bị hack xảy ra trước khi anh Vinh bị bắt. Anh em kỹ thuật của chúng tôi đang tìm cách phục hồi và khôn g biết bao giờ mới xong và cũng có thể làm thêm một trang thứ hai hay thứ ba gì đấy nữa.
Nhà giáo Phạm Toàn, người từng cộng tác, dịch bài trên trang Basam có cái nhìn sâu hơn, ông cho rằng đàng sau việc bắt giữ này là kết quả của tranh chấp giữa phe phái:
-Ba Sàm ghê lắm nếu không bắt Ba Sàm thì có thể anh ấy kêu gọi biểu tình chống Biển Đông sắp tới thì nguy lắm. Tôi vẫn thấy anh Ba Sàm phải là cùng một phe nào đó. Có thể phe ấy thông minh hơn nhưng lại yếu thế hơn
Hình ảnh công an bắt giam Nguyễn Hữu Vinh có thể do phe thân Trung Quốc hay ai đó gián tiếp gửi đi thông điệp tới cho Hoa Kỳ trước khi đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng Năm sắp tới. Thông điệp ấy rõ ràng cho thấy sức ép làm cho Việt Nam phải thực hiện nhân quyền theo ý của quý vị đã hoàn toàn phá sản.
Tuy nhiên nếu xoay vấn đề sang một góc khác, câu hỏi dựa theo kinh nghiệm của người xưa: “phải chăng đây là động tác mượn dao giết người của các phe phái trong nội bộ?” không phải là không có lý của nó.
-----------------------------------------
Dân cư Internet căng thẳng với nhà cầm quyền, vì đã bắt Anh Ba Sàm
VRNs (06.05.2014) – Sài Gòn – Theo website của Bộ Công An cho biết, ngày 05.05.2014, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Hữu Vinh – Blogger Anh Ba Sàm và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an cho hay, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy “đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngay sau đó, Mạng lưới Blogger VN yêu cầu “CQANĐT có trách nhiệm phải chỉ rõ và chứng minh những bài viết nào của hai công dân trên có “nội dung xấu” và đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ cho kết luận đó. CQANĐT có trách nhiệm phải chứng minh uy tín của “cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” đã bị giảm đi vì các bài viết được đăng tải bởi hai công dân này. CQANĐT có trách nhiệm phải chứng minh lòng tin trong nhân dân về “cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” đã bị mất chỉ vì các bài viết được đăng tải bởi hai công dân này”.
Trên websites Nguyễn Tấn Dũng viết về ông Nguyễn Hữu Vinh như sau: “Suốt thời gian dài Ba Sàm đã cùng các chiến hữu của mình đã tự do công kích các nhà lãnh đạo, gây mất ổn định chính trị, xâm phạm đến quyền tự do sống bình yên của nhiều người. Bởi thế, việc vô hiệu hoá và xử lý Ba Sàm là việc đương nhiên phải làm ngay! Rất mong pháp luật nghiêm trị, để những kẻ khác nhìn vào làm gương không thể tự do viết bậy, nói bậy được nữa”.
Nhà báo Đoan Trang phản ứng gay gắt: “Về tất cả các trường hợp bị bắt vì “tội chính trị” trước đây, không phải lúc nào mình cũng muốn lên tiếng dữ dội, nhưng riêng với anh Ba Sàm lần này, mình không có gì khác để khẳng định ngoài việc anh là người yêu nước, chống Tàu cộng. Anh cực kỳ hiểu biết, thông minh, có học và không háo danh, không cơ hội như đám dư luận viên hay “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ” vẫn thường suy bụng ta ra bụng người mà phán. Bắt anh Ba Sàm – người Việt Nam yêu nước và chống Tàu quyết liệt – vào lúc này, chính quyền công an trị đã ra mặt phản quốc hại dân. (Đây là lần đầu tiên tôi nói về họ như vậy, và chắc sẽ còn nói nhiều nữa)”.
Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an cho hay, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy “đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngay sau đó, Mạng lưới Blogger VN yêu cầu “CQANĐT có trách nhiệm phải chỉ rõ và chứng minh những bài viết nào của hai công dân trên có “nội dung xấu” và đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ cho kết luận đó. CQANĐT có trách nhiệm phải chứng minh uy tín của “cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” đã bị giảm đi vì các bài viết được đăng tải bởi hai công dân này. CQANĐT có trách nhiệm phải chứng minh lòng tin trong nhân dân về “cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” đã bị mất chỉ vì các bài viết được đăng tải bởi hai công dân này”.
Trên websites Nguyễn Tấn Dũng viết về ông Nguyễn Hữu Vinh như sau: “Suốt thời gian dài Ba Sàm đã cùng các chiến hữu của mình đã tự do công kích các nhà lãnh đạo, gây mất ổn định chính trị, xâm phạm đến quyền tự do sống bình yên của nhiều người. Bởi thế, việc vô hiệu hoá và xử lý Ba Sàm là việc đương nhiên phải làm ngay! Rất mong pháp luật nghiêm trị, để những kẻ khác nhìn vào làm gương không thể tự do viết bậy, nói bậy được nữa”.
Nhà báo Đoan Trang phản ứng gay gắt: “Về tất cả các trường hợp bị bắt vì “tội chính trị” trước đây, không phải lúc nào mình cũng muốn lên tiếng dữ dội, nhưng riêng với anh Ba Sàm lần này, mình không có gì khác để khẳng định ngoài việc anh là người yêu nước, chống Tàu cộng. Anh cực kỳ hiểu biết, thông minh, có học và không háo danh, không cơ hội như đám dư luận viên hay “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ” vẫn thường suy bụng ta ra bụng người mà phán. Bắt anh Ba Sàm – người Việt Nam yêu nước và chống Tàu quyết liệt – vào lúc này, chính quyền công an trị đã ra mặt phản quốc hại dân. (Đây là lần đầu tiên tôi nói về họ như vậy, và chắc sẽ còn nói nhiều nữa)”.
Hình: Facebooker Việt Man
Bạn đọc Tuan Le xót xa cho rằng, “số phận người dân Việt nó nhục nhã khổ đau” bởi vì nhà cầm quyền bắt giam trái phép ông Nguyễn Hữu Vinh và Bà Nguyễn Thị Minh Thúy “là một ngọn roi nữa thản nhiên, công khai quất trên lưng những người công dân VN dám nói lên những điều khác với “định hướng” của chính phủ đảng CSVN”.
“Chuyện một chính quyền cậy quyền lực, tự diễn dịch luật pháp để bắt người như thế là một chuyện không thể xảy ra ở rất nhiều nước văn minh hiện nay. Không thể xảy ra vì các chính quyền văn minh không đủ ngu xuẩn và nhẫn tâm như thế với người công dân của mình và càng không thể xảy ra vì tư cách làm người ở những nước văn minh không chịu nhục nhã để có thể để chính quyền cho roi vọt bất thình lình trên lưng mình như thế”. Bạn đọc Tuan Le tiếp tục nhận xét.
Một số bạn đọc nhận định, “nhờ ơn bác và đảng” mà vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của ngành an ninh quốc gia bị đảo lộn. Thay vì họ phải bảo vệ và đồng hành với nhân dân trước tàu ngoại xâm nhưng lại bắt dân nhân – những người yêu nước chống Tàu Cộng.
Bạn đọc Tiến Trung Nguyễn nói: “Nghe tin anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt đúng là thấy chán ghê. Người Trung Quốc ở vịnh Cam Ranh 10 năm mà an ninh không biết. Còn người dân nào “mở miệng” thì biết hết, nhốt hết. Khái niệm “an ninh quốc gia” ở Việt Nam thật lạ lùng”.
Le Hung chán nản: “Hỡi lũ người giả danh An ninh. Các người đâu có quan tâm gì đến An ninh Quốc gia, chứng cứ là giặc Tàu và gián điệp tàu đang hoành hành suốt một giải non sông Đất Việt, từ nam ra bắc, từ rừng xuống biển, và bây giờ chúng đang cắm cái mả bố chúng nó giữa biển Việt nam, mà các người câm miệng cúi đầu. Các người lại đi bắt những người yêu nước Việt, yêu dân Việt, tố cáo một lũ sâu bọ bẩn thỉu đang tàn phá non sông, giết hại dân lành. Các người bảo vệ an ninh Đất nước thế đấy hử. Các người bảo vệ lũ cướp nước và lũ bán nước thì có, bảo vệ lũ sâu bọ tàn phá đất nước thì có. Rồi cũng như quan thầy của các ngươi, các ngươi sẽ phải đền tội trước lịch sử. Không thoát đâu, lũ bảo vệ một chế độ thối nát, vô luân ạ”.
Mấy ngày nay, người dân Việt trong cũng như ngoài nước rất phẫn nộ trước sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam để khai thác và người dân đang chờ đợi xem phản ứng của nhà cầm quyền như thế nào, nhưng cho đến nay họ vẫn bặt vô âm tính, câm lặng trước sự an nguy của đất nước bị tàu ngoại xâm. Nay, lại thêm sự kiện bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh – một người yêu nước và chống tàu cộng – có thể để đánh lạc hướng dư luận, giảm bớt sự quan tâm của dư luận trước sự việc Trung Cộng đang ngang nhiên xâm chiếm lãnh hải VN.
Blogger Nguyễn Tường Thụy nhấn mạnh: “Bức xúc việc Anh Ba Sàm bị bắt ghê. Nhưng không vì thế mà quên chuyên Tàu Khựa xâm phạm trắng trợn vùng biển của ta. Đả đảo quân cướp”.
Pv.VRNs
Không có nhận xét nào: