Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc dùng tàu tuần tiễu và trực thăng vây bắt tàu cá Trung Quốc |
Thiên Nam: Đúng 12h trưa (11h Việt Nam) hôm nay (01-8), hàng vạn tàu cá của Trung Quốc sẽ đồng loạt ra khơi, hướng tới Ngư trường biển Đông đánh bắt.
12h trưa nay, hàng vạn tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông
Trên trang mạng của Cục hải sự quốc gia Trung Quốc ngày 31-7 đăng tải thông báo số 0168 - năm 2014 với nội dung như sau: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
Tân Hoa Xã Trung Quốc ngày 31-7 đưa tin, hiện tất cả tàu cá đánh bắt ở biển Đông đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra khơi, chỉ tính riêng tỉnh Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông đã có tới 9000 tàu đánh bắt xa bờ đang chờ ‘tiếng còi” kết thúc lệnh cấm, để ồ ạt ra khơi trưa ngày hôm nay.
Lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông được Trung Quốc đơn phương áp đặt, có hiệu lực kể từ 12h ngày 16-5, giới hạn thực hiện cấm đánh bắt trên biển Đông được tính từ khu vực biển có vĩ tuyến 12 độ Bắc đến “giới tuyến giáp khu vực biển Mân Việt” (kéo dài từ Quảng Tây đến Phúc Kiến, bao gồm cả khu vực biển Vịnh Bắc Bộ).
Được biết, kể từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước xung quanh khu vực.
Lệnh cấm này áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước đang có ngư trường ở khu vực biển Đông. Trong thời gian này, cảnh sát biển Trung Quốc cùng các lực lượng ngư chính, hải giám thường xuyên tăng cường tuần tra trên biển Đông, nếu gặp tàu cá nước ngoài họ thường quấy nhiễu tịch thu tàu thuyền, ngư cụ và thủy hải sản trên tàu.
Những việc làm vô nhân đạo của Trung Quốc đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh vẫn “dày mặt” coi như chẳng có chuyện gì to tát. Thậm chí họ còn áp đặt một số “luật” cực kỳ phi lý tại khu vực biển Đông.
Ra luật lệ ngang ngược, dùng tàu cá để xâm lược biển Đông
Hồi tháng 1-2014, chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc, cũng đã đơn phương áp dụng "Luật ngư nghiệp” mà tỉnh này đã tự “vẽ” ra. Theo đó, yêu cầu tàu nước ngoài khi đi vào vùng biển gần Hải Nam, cũng như để thực hiện các hoạt động đánh bắt cá hay điều tra tài nguyên ngư nghiệp tại đây phải được sự cho phép của cơ quan quản lý có liên quan của Trung Quốc.
Vin vào luật này, nhà chức trách Trung Quốc cho phép các tàu chấp pháp của họ quyền tịch thu sản phẩm ngư nghiệp, ngư cụ, phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ nếu tàu của nước ngoài đi vào vùng biển này.
Ngay sau khi luật này được thực thi vào ngày 1-1/2014, hàng loạt quốc gia đã phản đối gay gắt, đặc biệt là các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Dư luận quốc tế và các nước có lọi ích liên quan trên vùng biển này cũng chỉ trích những luật lệ phi lí mà Bắc Kinh đã đặt ra, trong đó có Mỹ và Nhật.
Tất cả những hành động trên của chính quyền bắc Kinh đều nhằm vào mục đích độc chiếm biển Đông, hòng hiện thực hóa “đường 9 đoạn” (Bản đồ khổ dọc mới xuất bản đã sửa thành “đường 10 đoạn”) phi lý mà họ đã tự vẽ ra. Cái “lưỡi bò” tham lam của Trung Quốc tiếp tục đòi “liếm trọn” biển Đông.
Để thực hiện âm mưu của mình, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, một mặt tiến hành các hoạt động xua đuổi, bắt bớ, xâm chiếm lãnh thổ (ví như ngày 2-5 vừa qua Bắc kinh đã kéo cái giàn khoan to đùng “Hải Dương 981” tới hạ đặt, thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Một tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc
Mặt khác chính quyền Bắc Kinh còn khuyến khích và đưa ra các chính sách ưu đãi tối đa cho Ngư dân đưa tàu cá ra đánh bắt tại các vùng biển đang có tranh chấp ở biển Đông, chiếm đoạt ngư trường của nước khác, biến các vùng biển không tranh chấp thành có bằng lực lượng tàu cá.
Trang bị thêm, biến ngư dân thành công cụ thực hiện dã tâm
Tờ Reuters ngày 28-7 đưa tin cho hay, hiện nay các loại tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hoạt động tại khu vực biển Đông đều được chính quyền trang bị cho một số loại thiết bị công nghệ cao, như các máy thu vô tuyến điện hiện đại, thiết bị thăm dò luồng cá cá và đặc biệt là hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu.
Khi Ngư dân của họ đánh bắt tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông, nếu như gặp phải thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của các nước láng giềng, như Việt Nam hay Philippines, lập tức tàu cá của Trung Quốc có thể liên lạc trực tiếp với lực lượng Hải cảnh của nước này bằng hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu.
Tính đến cuối năm 2013, đã có hơn 50.000 tàu cá Trung Quốc được lắp đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh “Bắc Đẩu” do họ tự nghiên cứu chế tạo. Tại Hải Nam, các tàu cá của Trung Quốc chỉ phải chi trả không đến 10% cước phí dịch vụ vệ tinh, hơn 90% còn lại được nhà nước hỗ trợ.
Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân. Cùng với nguồn tài nguyên Ngư nghiệp tại các vùng biển gần đang ngày càng cạn kiệt, hiện nay ngư dân Trung Quốc cũng đang tiến ra các khu vực biển xa trên biển Đông, tìm kiếm các ngư trường mới, đồng thời để khẳng định chủ quyền.
Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra khơi
Theo Reuters, chính quyền tỉnh Hải Nam - Trung Quốc không chỉ khuyến khích ngư dân ra khơi đánh bắt cá tại các khu vực biển tranh chấp trên biển Đông, mà còn hướng họ ra các khu vực biển xa thuộc khu vực quần đảo Trường sa cách Trung Quốc về phía nam 1100 km.
Tất cả các loại tàu cá Trung Quốc mỗi khi ra khơi đều được nhà nước hỗ trợ xăng dầu, đối với loại tàu có động cơ 500 mã lực, sẽ được nhận từ 2000-3000 NDT mỗi ngày.
Như vậy, có thể thấy rõ một điều rằng, với việc động viên và tài trợ ngư dân nhằm tạo ra những đội tàu cá hùng mạnh vươn khơi đánh bắt trong các vùng biển tranh chấp, đã trở thành một “chính sách” nhất quán của chính quyền Trung Quốc, chứ không còn là những quyết định mang tính chất cơ hội, và nó được xuất phát từ cả các lý do địa chính trị lẫn kinh tế, thương mại.
Hiện nay Trung Quốc đã triển khai biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” hay còn gọi là “Hạm đội hỗn hợp ngư nghiệp đặc biệt”. Nòng cốt của nó là 07 tàu cỡ lớn (01 tàu chế biến tổng hợp 3,2 vạn tấn; 01 tàu tiếp dầu 2 vạn tấn; 02 tàu vận tải đông lạnh 1 vạn tấn và 03 tàu bảo đảm tổng hợp 3000 - 5000 tấn (tất cả các tàu này đều được đặt tên chung là Hải Nam Bảo Sa), lực lượng máy bay trực thăng và 300 - 500 tàu cá loại trên 100 tấn.
Với sự hỗ trợ của biên đội này, hàng trăm tàu cá Trung Quốc sẽ có thời gian bám biển tới 9 tháng nhằm ngăn chặn tàu cá, thậm chí là tàu chấp pháp các nước để độc chiếm ngư trường, tuyên bố chủ quyền trên biển. Có thể nói đây là một chiêu bài rất thâm hiểm, và chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh hơn nữa nhằm hiện thực hóa chính sách này trong những năm tới đây.
Không có nhận xét nào: