Fb Thái Quang Tâm: Nỗi lòng khắc khoải của Mẹ.
Vào những ngày này cách đây 3 năm về trước, theo lời hẹn, anh sẽ về bên người Mẹ già vào ngày 30 tháng 7 năm 2011 (tức vào ngày thứ 7 của tuần chầu lượt) để cùng tham dự tuần Chầu lượt của giáo xứ như thường lệ. Nhưng hết ngày thứ 7, rồi đến cả ngày Chúa Nhật vẫn không thấy anh hiện diện. Mọi người thay nhau gọi vào số máy của anh nhưng máy đã tắt. Biết có chuyện chẳng lành, Mẹ và tất cả anh em, bạn hữu chỉ biết cầu mong sớm có tin tức về anh.
Đến ngày 2 tháng 8, gia đình mới nhận được tin, anh Đặng Xuân Diệu cùng hai người bạn khác đã bị công an Việt Nam bắt cóc và tra tấn dã man liên tục trong 2 ngày tại Sài Gòn.
Vì cú sốc quá lớn, Mẹ đã rơi vào tình trạng trầm cảm nặng, Mẹ đã không tiếp xúc, không nói chuyện với bất kỳ ai trong suốt gần 1 năm.
Nhờ sự quan tâm của những tấm lòng yêu mến công lý và sự thật, mọi người đã tìm cách giúp Mẹ vượt qua nỗi đau tưởng chừng như Mẹ, một người Mẹ già đơn thân nơi miền quê khó nghèo kia khó vượt qua được.
Và trong những ngày này, nhà nhà, người người trong giáo xứ Xuân Mỹ lại hân hoan đón mừng tuần chầu đền tạ Thánh Tâm Chúa, còn Mẹ lại một lần nữa ngồi đếm số năm kể từ ngày Mẹ xa vắng người con yêu quí Đặng Xuân Diệu.
Hôm nay, sau vài lời thăm hỏi sức khỏe, Mẹ cho tôi biết: “bữa cơm túi ni nhà ta đông vui lắm, có hơn 50 anh em bạn bè của anh Diệu mi ăn cơm ở nhà Mẹ”.
Tôi hỏi lại: ai mà đông rứa Mẹ?
Mẹ nói: Mẹ cũng nỏ biết, nghe nói anh em đến từ khắp nơi con ạ: Xã Đoài, Vạn Lộc, Kẻ Gai, Yên Đại, Cầu Rầm, Yên Hòa, Vĩnh Hòa, Bố Sơn, La Nham, Trại Gáo, Qui Chính, Thuận Nghĩa…và cả mãi trong Hà Tĩnh ra nữa con nạ, Mẹ kể.
Tôi chọc vui Mẹ: Mẹ sướng nha, ngày càng có nhiều con cháu tìm về với Mẹ nha.
Mẹ nói: ừ, dạo ni Mẹ thấy vui hơn. Rồi Mẹ hỏi tiếp một câu khiến tôi bối rối và nghẹn đắng: Rứa khi mô anh Diệu mi về?
Lúc này, tôi cố tìm cách hướng sang một khía cạnh khác để Mẹ bớt buồn, tôi nói: anh Diệu dặn Mẹ là không phải lo chi cho anh í rồi mà, Mẹ nhớ chứ? Mẹ gật đầu và nói thêm: anh Diệu mi còn dặn Mẹ là cứ coi như anh mi đang đi công tác. Nhân lúc này, tôi nói: ta cứ thống nhất với anh Diệu rứa Mẹ nha, giờ nhiệm vụ của Mẹ là uống thuốc đều đặn, ăn uống thêm và cầu nguyện cho chúng con là được, Mẹ đồng ý không? Mẹ nở một nụ cười hiền rồi tắt máy.
Như vậy, đã 3 năm trôi qua, không những Mẹ Nga chưa một lần được gặp người con ngoan hiền của Mẹ mà hai người anh trai của anh đã nhiều lần lặn lội ra trại giam ở Hà Nội, Thanh Hóa với mong muốn được thăm nuôi anh một lần nhưng điều vô vọng.
Quả thật, không thể có thứ gì so sánh được với tình thương yêu của người Mẹ dành cho con cái.
Và, cũng như rất nhiều người Mẹ có những người con đang dấn thân theo tiếng gọi của đất nước, của đồng bào. Cho đến hiện tại, Mẹ Nga chưa biết người con yêu của Mẹ còn đối diện với 10 năm tù bất công do nhà cầm quyền Việt Nam áp đặt.
Như ngọn nến lung linh trong tay Mẹ hôm nay, tôi tin tưởng rằng, hồn thiêng sông núi sẽ sớm xua tan xác ma hôi thối đã và đang chế ngự dân tộc Việt Nam trong hơn 80 năm qua. Và Mẹ Nga sẽ được tận mắt, tận tay ôm chầm lấy đứa con yêu của mình vào lòng.
Vào những ngày này cách đây 3 năm về trước, theo lời hẹn, anh sẽ về bên người Mẹ già vào ngày 30 tháng 7 năm 2011 (tức vào ngày thứ 7 của tuần chầu lượt) để cùng tham dự tuần Chầu lượt của giáo xứ như thường lệ. Nhưng hết ngày thứ 7, rồi đến cả ngày Chúa Nhật vẫn không thấy anh hiện diện. Mọi người thay nhau gọi vào số máy của anh nhưng máy đã tắt. Biết có chuyện chẳng lành, Mẹ và tất cả anh em, bạn hữu chỉ biết cầu mong sớm có tin tức về anh.
Đến ngày 2 tháng 8, gia đình mới nhận được tin, anh Đặng Xuân Diệu cùng hai người bạn khác đã bị công an Việt Nam bắt cóc và tra tấn dã man liên tục trong 2 ngày tại Sài Gòn.
Vì cú sốc quá lớn, Mẹ đã rơi vào tình trạng trầm cảm nặng, Mẹ đã không tiếp xúc, không nói chuyện với bất kỳ ai trong suốt gần 1 năm.
Nhờ sự quan tâm của những tấm lòng yêu mến công lý và sự thật, mọi người đã tìm cách giúp Mẹ vượt qua nỗi đau tưởng chừng như Mẹ, một người Mẹ già đơn thân nơi miền quê khó nghèo kia khó vượt qua được.
Và trong những ngày này, nhà nhà, người người trong giáo xứ Xuân Mỹ lại hân hoan đón mừng tuần chầu đền tạ Thánh Tâm Chúa, còn Mẹ lại một lần nữa ngồi đếm số năm kể từ ngày Mẹ xa vắng người con yêu quí Đặng Xuân Diệu.
Hôm nay, sau vài lời thăm hỏi sức khỏe, Mẹ cho tôi biết: “bữa cơm túi ni nhà ta đông vui lắm, có hơn 50 anh em bạn bè của anh Diệu mi ăn cơm ở nhà Mẹ”.
Tôi hỏi lại: ai mà đông rứa Mẹ?
Mẹ nói: Mẹ cũng nỏ biết, nghe nói anh em đến từ khắp nơi con ạ: Xã Đoài, Vạn Lộc, Kẻ Gai, Yên Đại, Cầu Rầm, Yên Hòa, Vĩnh Hòa, Bố Sơn, La Nham, Trại Gáo, Qui Chính, Thuận Nghĩa…và cả mãi trong Hà Tĩnh ra nữa con nạ, Mẹ kể.
Tôi chọc vui Mẹ: Mẹ sướng nha, ngày càng có nhiều con cháu tìm về với Mẹ nha.
Mẹ nói: ừ, dạo ni Mẹ thấy vui hơn. Rồi Mẹ hỏi tiếp một câu khiến tôi bối rối và nghẹn đắng: Rứa khi mô anh Diệu mi về?
Lúc này, tôi cố tìm cách hướng sang một khía cạnh khác để Mẹ bớt buồn, tôi nói: anh Diệu dặn Mẹ là không phải lo chi cho anh í rồi mà, Mẹ nhớ chứ? Mẹ gật đầu và nói thêm: anh Diệu mi còn dặn Mẹ là cứ coi như anh mi đang đi công tác. Nhân lúc này, tôi nói: ta cứ thống nhất với anh Diệu rứa Mẹ nha, giờ nhiệm vụ của Mẹ là uống thuốc đều đặn, ăn uống thêm và cầu nguyện cho chúng con là được, Mẹ đồng ý không? Mẹ nở một nụ cười hiền rồi tắt máy.
Như vậy, đã 3 năm trôi qua, không những Mẹ Nga chưa một lần được gặp người con ngoan hiền của Mẹ mà hai người anh trai của anh đã nhiều lần lặn lội ra trại giam ở Hà Nội, Thanh Hóa với mong muốn được thăm nuôi anh một lần nhưng điều vô vọng.
Quả thật, không thể có thứ gì so sánh được với tình thương yêu của người Mẹ dành cho con cái.
Và, cũng như rất nhiều người Mẹ có những người con đang dấn thân theo tiếng gọi của đất nước, của đồng bào. Cho đến hiện tại, Mẹ Nga chưa biết người con yêu của Mẹ còn đối diện với 10 năm tù bất công do nhà cầm quyền Việt Nam áp đặt.
Như ngọn nến lung linh trong tay Mẹ hôm nay, tôi tin tưởng rằng, hồn thiêng sông núi sẽ sớm xua tan xác ma hôi thối đã và đang chế ngự dân tộc Việt Nam trong hơn 80 năm qua. Và Mẹ Nga sẽ được tận mắt, tận tay ôm chầm lấy đứa con yêu của mình vào lòng.
Không có nhận xét nào: