Hàn Cư Sĩ: Khi biển Đông sôi động do Trung Quốc có những hành động “bá quyền”, có thể nói rằng, chưa bao giờ rộ lên sự bàn luận về tinh thần yêu nước như hiện nay, kể từ ngày thống nhất đất nước. Thế nào là yêu nước và yêu nước phải như thế nào? Đó là những câu hỏi luôn được đề cập đến không những ở những cơ quan truyền thông, các trang mạng cá nhân và mạng xã hội (Facebook là điển hình), mà còn được “khẩu đàm” trong mọi thành phần quần chúng, thậm chí cả phụ nữ cũng hứng thú tham gia. Đứng dưới góc độ của một Kytô hữu, chúng ta thử xem xét, là công dân của một đất nước, mỗi người cần ý thức và thể hiện như thế nào mới thực sự là yêu nước .
Ở đây không phải để tìm ra một định nghĩa về yêu nước, nhưng để nhìn nhận lại cái bản chất của tinh thần yêu nước, là nó mang tính thiêng liêng, nhưng rất cụ thể. Đây cũng không phải là một chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc, mà là một thứ tình cảm cao đẹp đã được phú bẩm nơi con người như một tiếng nói trong lương tâm. Nó được nuôi dưỡng và dẫn dắt hết sức tự nhiên, như ai cũng yêu gia đình, yêu quê hương, yêu giống nòi, yêu thiên nhiên, yêu môi trường sống của mình, nơi đó đã hun đúc hình thành một nhân cách, thể hiện qua tình cảm, nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người. Bởi vậy nó trở thành một nghĩa vụ vô vị lợi, bất kể là ai, chứ không phải vì quyền lợi hay do sự áp đặt nào cả như có người nhầm tưởng. Nếu lấy quyền lợi làm nền tảng cho tinh thần yêu nước thì sẽ sinh ra nhiều mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp nhau, rồi so sánh và đo lường hơn kém, được thua, dựa trên quyền lợi. Bởi vậy người xưa nói hoàn toàn hữu lý: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”,hoặc như khẩu ngữ “giặc đến nhà đà bà cũng phải đánh”. Đạo lý thiêng liêng này do thành kiến, do chủ trương cá nhân, do học thuyết nào đó hoặc do thói xấu của con người làm cho nó lệch lạc hoặc bị thui chột đi.
Tinh thần yêu nước rất thiêng liêng, nằm trên những cảm tính của con người, vượt khỏi những cảm xúc nhất thời mau qua. Chính vì vậy mới cần dựa vào những đạo lý nền tảng bất biến để nhận ra cái bản chất thực sự của nó, để tích cực vun trồng cho cái tinh thần này nơi mỗi người, đồng thời loại trừ những trở ngại, những lệch lạc, những sai lầm, những lối sống nghịch với tinh thần yêu nước.
Thiên Chúa Giáo theo con đường của Đức Giêsu đã dạy, lấy yêu thương làm nền tảng, không có một lằn ranh nào để phân biệt đẳng cấp, thành phần trong xã hội, mà hướng tới mọi đối tượng để đưa tình yêu đến với mọi người, đặc biệt là người cùng khổ, mang lại sự an lành và hạnh phúc đến cho con người. Khi Đức Giêsu còn sống, Ngài tôn trọng cả quyền luật pháp của Rôma: “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho ông Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt. 22, 21). Cũng như Đức Giêsu tôn trọng quyền lề luật trần thế, Ngài nói với Philatô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn.”(Ga 18, 11). Đó còn là sự vâng phục của thánh Giuse khi vâng lệnh hoàng đế César Auguste: về Bêlem để tiến hành kiểm tra dân số.
Còn trong luân lý Kitô giáo dạy mọi tín hữu phải có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với tha nhân và xã hội. Thể hiện bằng lối sống hoàn thiện bản thân, chu toàn trách nhiệm gia đình, tôn trọng sự sống, bổn phận vun đắp Giáo hội trần gian, gìn giữ và xây dựng xã hội con người, tuân thủ luật công bằng, tôn trọng và tuân phục mọi quyền bính chính đáng, hợp pháp của thế tục. Người giữ đạo Công giáo chân chính rất nghiêm túc thi hành luật công bằng, họ tin rằng, nếu lỗi luật, sẽ phải đền trả cả đời này và đời sau. Do đó, nếu được phép nắm giữ vai trò lãnh đạo, họ sẽ chu toàn trách nhiệm thật nghiêm minh. Ngay người giáo dân bình thường, họ cũng ý thức rất rõ về vấn đề này đối với gia đình và xã hội. Nên chẳng lạ gì nếu làm một cuộc điều tra xã hội, sẽ thấy rằng vấn đề tệ đoan xã hội, phá thai, gia đình đổ vỡ, ly dị, người Công Giáo chiếm tỉ lệ thấp nhất, nhưng mặt bằng về giáo dục lại cao nhất.
Theo tinh thần đó, Đại hội HĐGMVN lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2001 – 2004), ra Thư Chung, nêu lên tinh thần trách nhiệm của Giáo hội đối với sự phát triển của đất nước: “Để yêu thương và phục vụ, trước hết ta phải tiếp tục đường hướng đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và thăng tiến con người. Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục như những kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động góp phần giải quyết, hầu cho mọi người đựơc sống và sống dồi dào” (M, 8). Còn gì hay hơn nữa. Từ đó, người Công giáo đã đóng góp rất nhiều cho đất nước trên mọi lãnh vực, trong những công việc từ thiện, xóa đói giảm nghèo, làm sạch nguồn nước, lớp học và nhà tình thương, quỹ tương trợ thiên tai, mở mang giáo dục, bệnh viện, truyền thông… Tình yêu Chúa và yêu nước này đã đã được hiện thực hóa bằng những hình ảnh rất cụ thể qua đời sống và việc làm thật rõ nét.
HĐGMVN đã xác định về việc người Công giáo phải có bổn phận chung lo xây dựng một xã hội tốt đẹp cả đời lẫn đạo… Không phải như có những giáo dân hiểu một cách tai hại rằng, yêu nước là phải làm chính trị, mà chính trị phải thủ đoạn, nghĩa là phải khéo léo, lươn lẹo, mánh khóe, lừa đảo, ma mãnh, phản bội, đấu tranh vũ lực như họ thường thấy trong mặt trái của nó…, nên họ tránh né “việc yêu nước”, chẳng yêu nước làm chi cho thiệt thân mà lại mang tội. Thực ra làm chính trị (chính trị học) không có nghĩa là như thế.
Người Công giáo không những giữ luật mến Chúa, yêu người, mà còn phải luôn tuân thủ luật công bằng trong đời sống, từ gia đình đến mọi mối quan hệ cá nhân và với cộng đồng xã hội. Trong đó có luật công bằng giao hoán: tôn trọng quyền sở hữu, trao trả cho người khác những cái gì thuộc về họ, như mua bán, hợp đồng, hứa hẹn; Công bằng pháp lý: mọi cá nhân hoạt động theo những đòi hỏi của lợi ích chung, theo những quy định của những chuẩn mực xã hội chính đáng; Công bằngphân phối: phân chia nhiệm vụ và quyền lợi được hưởng từ những tổ chức xã hội, giữa các phần tử trong cộng đồng một cách công minh, như nhà cửa, ruộng đất, việc làm, thù lao, lương tháng… Được như vậy chính là yêu nước tích cực nhất, vì trong đó bao gồm việc xây dựng Giáo hội trần thế, mang tình yêu và hạnh phúc đến cho mọi con người xã hội.
Một tín hữu công giáo lo giữ đạo theo luật, nói rằng yêu Chúa hết mình, nhưng đời sống đầy tham lam ích kỷ, đố kỵ ghét ghen, khép lòng lại với tha nhân, nuôi hận thù, thiếu trách nhiệm trong bổn phận… Khi tham gia công việc xã hội thì sua nịnh, đua đòi, bè phái, hối lộ, trốn thuế, ăn cắp của công… Hoặc có ý đồ theo một đường lối đấu tranh chính trị cá nhân, không theo tinh thần Phúc Âm. Người này chẳng ai tin được họ yêu Chúa cũng như yêu nước thực sự.
Tinh thần yêu nước là một đức tính cao đẹp, nó không thể ngự trị nơi một tâm hồn băng hoại, lương tâm chai lì, không còn biết thẹn với lòng mình và với mọi người,“Sỉ tồn tắc tâm tồn ; Sỉ vong tắc tâm vong” (Khồng tử). Đó là điều nguy hiểm nhất. Chính đời sống nói lên tất cả về một con người, còn lời nói hay hình thức bên ngoài thường chỉ là ngụy tạo. Một câu nói rất thiết thực: “Bạn có thể lường gạt mọi người trong một thời gian và lường gạt vài người luôn mãi, song bạn không thể gạt luôn mãi hết mọi người” (A.Lincoln). Người Công giáo cũng không ngoại lệ. Luân lý Kytô giáo cũng không khác biệt.
Phải chăng danh lợi phù phiếm đã bịt tai bịt mắt trước đạo lý và tiếng nói thiêng liêng xuất phát từ Thiên Chúa và nơi lương tâm con người ?
Phải chăng tinh thần yêu nước hôm nay đang bị biến chất do tham vọng ích kỷ của con người, chỉ còn hiện tượng yêu nước cưỡng bức, yêu nước hình thức, yêu nước ảo?
Ở đây không phải để tìm ra một định nghĩa về yêu nước, nhưng để nhìn nhận lại cái bản chất của tinh thần yêu nước, là nó mang tính thiêng liêng, nhưng rất cụ thể. Đây cũng không phải là một chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc, mà là một thứ tình cảm cao đẹp đã được phú bẩm nơi con người như một tiếng nói trong lương tâm. Nó được nuôi dưỡng và dẫn dắt hết sức tự nhiên, như ai cũng yêu gia đình, yêu quê hương, yêu giống nòi, yêu thiên nhiên, yêu môi trường sống của mình, nơi đó đã hun đúc hình thành một nhân cách, thể hiện qua tình cảm, nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người. Bởi vậy nó trở thành một nghĩa vụ vô vị lợi, bất kể là ai, chứ không phải vì quyền lợi hay do sự áp đặt nào cả như có người nhầm tưởng. Nếu lấy quyền lợi làm nền tảng cho tinh thần yêu nước thì sẽ sinh ra nhiều mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp nhau, rồi so sánh và đo lường hơn kém, được thua, dựa trên quyền lợi. Bởi vậy người xưa nói hoàn toàn hữu lý: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”,hoặc như khẩu ngữ “giặc đến nhà đà bà cũng phải đánh”. Đạo lý thiêng liêng này do thành kiến, do chủ trương cá nhân, do học thuyết nào đó hoặc do thói xấu của con người làm cho nó lệch lạc hoặc bị thui chột đi.
Tinh thần yêu nước rất thiêng liêng, nằm trên những cảm tính của con người, vượt khỏi những cảm xúc nhất thời mau qua. Chính vì vậy mới cần dựa vào những đạo lý nền tảng bất biến để nhận ra cái bản chất thực sự của nó, để tích cực vun trồng cho cái tinh thần này nơi mỗi người, đồng thời loại trừ những trở ngại, những lệch lạc, những sai lầm, những lối sống nghịch với tinh thần yêu nước.
Thiên Chúa Giáo theo con đường của Đức Giêsu đã dạy, lấy yêu thương làm nền tảng, không có một lằn ranh nào để phân biệt đẳng cấp, thành phần trong xã hội, mà hướng tới mọi đối tượng để đưa tình yêu đến với mọi người, đặc biệt là người cùng khổ, mang lại sự an lành và hạnh phúc đến cho con người. Khi Đức Giêsu còn sống, Ngài tôn trọng cả quyền luật pháp của Rôma: “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho ông Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt. 22, 21). Cũng như Đức Giêsu tôn trọng quyền lề luật trần thế, Ngài nói với Philatô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn.”(Ga 18, 11). Đó còn là sự vâng phục của thánh Giuse khi vâng lệnh hoàng đế César Auguste: về Bêlem để tiến hành kiểm tra dân số.
Còn trong luân lý Kitô giáo dạy mọi tín hữu phải có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với tha nhân và xã hội. Thể hiện bằng lối sống hoàn thiện bản thân, chu toàn trách nhiệm gia đình, tôn trọng sự sống, bổn phận vun đắp Giáo hội trần gian, gìn giữ và xây dựng xã hội con người, tuân thủ luật công bằng, tôn trọng và tuân phục mọi quyền bính chính đáng, hợp pháp của thế tục. Người giữ đạo Công giáo chân chính rất nghiêm túc thi hành luật công bằng, họ tin rằng, nếu lỗi luật, sẽ phải đền trả cả đời này và đời sau. Do đó, nếu được phép nắm giữ vai trò lãnh đạo, họ sẽ chu toàn trách nhiệm thật nghiêm minh. Ngay người giáo dân bình thường, họ cũng ý thức rất rõ về vấn đề này đối với gia đình và xã hội. Nên chẳng lạ gì nếu làm một cuộc điều tra xã hội, sẽ thấy rằng vấn đề tệ đoan xã hội, phá thai, gia đình đổ vỡ, ly dị, người Công Giáo chiếm tỉ lệ thấp nhất, nhưng mặt bằng về giáo dục lại cao nhất.
Theo tinh thần đó, Đại hội HĐGMVN lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2001 – 2004), ra Thư Chung, nêu lên tinh thần trách nhiệm của Giáo hội đối với sự phát triển của đất nước: “Để yêu thương và phục vụ, trước hết ta phải tiếp tục đường hướng đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và thăng tiến con người. Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục như những kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động góp phần giải quyết, hầu cho mọi người đựơc sống và sống dồi dào” (M, 8). Còn gì hay hơn nữa. Từ đó, người Công giáo đã đóng góp rất nhiều cho đất nước trên mọi lãnh vực, trong những công việc từ thiện, xóa đói giảm nghèo, làm sạch nguồn nước, lớp học và nhà tình thương, quỹ tương trợ thiên tai, mở mang giáo dục, bệnh viện, truyền thông… Tình yêu Chúa và yêu nước này đã đã được hiện thực hóa bằng những hình ảnh rất cụ thể qua đời sống và việc làm thật rõ nét.
HĐGMVN đã xác định về việc người Công giáo phải có bổn phận chung lo xây dựng một xã hội tốt đẹp cả đời lẫn đạo… Không phải như có những giáo dân hiểu một cách tai hại rằng, yêu nước là phải làm chính trị, mà chính trị phải thủ đoạn, nghĩa là phải khéo léo, lươn lẹo, mánh khóe, lừa đảo, ma mãnh, phản bội, đấu tranh vũ lực như họ thường thấy trong mặt trái của nó…, nên họ tránh né “việc yêu nước”, chẳng yêu nước làm chi cho thiệt thân mà lại mang tội. Thực ra làm chính trị (chính trị học) không có nghĩa là như thế.
Người Công giáo không những giữ luật mến Chúa, yêu người, mà còn phải luôn tuân thủ luật công bằng trong đời sống, từ gia đình đến mọi mối quan hệ cá nhân và với cộng đồng xã hội. Trong đó có luật công bằng giao hoán: tôn trọng quyền sở hữu, trao trả cho người khác những cái gì thuộc về họ, như mua bán, hợp đồng, hứa hẹn; Công bằng pháp lý: mọi cá nhân hoạt động theo những đòi hỏi của lợi ích chung, theo những quy định của những chuẩn mực xã hội chính đáng; Công bằngphân phối: phân chia nhiệm vụ và quyền lợi được hưởng từ những tổ chức xã hội, giữa các phần tử trong cộng đồng một cách công minh, như nhà cửa, ruộng đất, việc làm, thù lao, lương tháng… Được như vậy chính là yêu nước tích cực nhất, vì trong đó bao gồm việc xây dựng Giáo hội trần thế, mang tình yêu và hạnh phúc đến cho mọi con người xã hội.
Một tín hữu công giáo lo giữ đạo theo luật, nói rằng yêu Chúa hết mình, nhưng đời sống đầy tham lam ích kỷ, đố kỵ ghét ghen, khép lòng lại với tha nhân, nuôi hận thù, thiếu trách nhiệm trong bổn phận… Khi tham gia công việc xã hội thì sua nịnh, đua đòi, bè phái, hối lộ, trốn thuế, ăn cắp của công… Hoặc có ý đồ theo một đường lối đấu tranh chính trị cá nhân, không theo tinh thần Phúc Âm. Người này chẳng ai tin được họ yêu Chúa cũng như yêu nước thực sự.
Tinh thần yêu nước là một đức tính cao đẹp, nó không thể ngự trị nơi một tâm hồn băng hoại, lương tâm chai lì, không còn biết thẹn với lòng mình và với mọi người,“Sỉ tồn tắc tâm tồn ; Sỉ vong tắc tâm vong” (Khồng tử). Đó là điều nguy hiểm nhất. Chính đời sống nói lên tất cả về một con người, còn lời nói hay hình thức bên ngoài thường chỉ là ngụy tạo. Một câu nói rất thiết thực: “Bạn có thể lường gạt mọi người trong một thời gian và lường gạt vài người luôn mãi, song bạn không thể gạt luôn mãi hết mọi người” (A.Lincoln). Người Công giáo cũng không ngoại lệ. Luân lý Kytô giáo cũng không khác biệt.
Phải chăng danh lợi phù phiếm đã bịt tai bịt mắt trước đạo lý và tiếng nói thiêng liêng xuất phát từ Thiên Chúa và nơi lương tâm con người ?
Phải chăng tinh thần yêu nước hôm nay đang bị biến chất do tham vọng ích kỷ của con người, chỉ còn hiện tượng yêu nước cưỡng bức, yêu nước hình thức, yêu nước ảo?
Không có nhận xét nào: