Công an, dân phòng trong một lần xét nhà Ông Trương Minh Đức trước đây. Citizen photo |
Tường An, RFA - 20.9.2014: Sách nhiễu?
Sau khi tư gia chị Nguyễn Thị Kim Thanh bị hơn 30 công an kiểm tra tối ngày 11/9 và bắt chồng chị là nhà báo Trương Minh Đức đi thì đến hôm nay, các công nhân mướn nhà của chị Thanh lại bị hăm dọa đuổi việc nếu còn tiếp tục mướn phòng của chị Thanh. Chị Thanh nói:
“Nhà em có 2 phòng, người ta đang đi làm thì hôm vừa rồi công an họ vô họ ghi làm ở công ty gì, dây chuyền nào? Ghi rõ ràng như vậy. Hôm qua có 1 cháu tên là Linh, nó ở phòng số 1, ông chủ quản trong công ty mời nó lên để nói là bây giở ở nhà trọ “Đức Thanh” thì phải dọn phòng đi, nếu vẫn còn ở đó thì họ sẽ cắt hợp đồng họ không cho làm nữa. Họ sẽ cho nghỉ 2 ngày để dọn phòng, họ sẽ tính lương hai ngày đó. Họ còn nói rõ là công an trên Huyện nói là nếu mày ở nhà trọ anh Đức chị Thanh thì họ sẽ cắt hợp đồng.”
Anh Trần văn Linh, làm việc tại hãng may túi Newstar Golf tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết hôm thứ năm vừa rồi, anh bị gọi lên văn phòng công ty lúc 4 giờ chiều để báo cho biết là phải tìm phòng trọ khác, nếu không công ty sẽ cắt hợp đồng, anh Linh cho biết:
“Anh Hải trưởng phòng nhân sự công ty em, mời em xuống, nói ở dưới huyện đưa xuống văn phòng công ty em làm việc, nói với chủ hãng của em là em bắt buộc phải dời khỏi phòng trọ của cô Thanh đi, mà nếu như em không đi là công ty sẽ cắt hợp đồng. Thứ bảy, rồi nguyên ngày chủ nhật em phải đi kiếm nhà trọ. Nếu mà em không đi thuê thì công ty sẽ đuổi việc em.”
Khi anh Linh hỏi lý do tại sao thì người đại diện công ty không cho biết lý do chính xác, họ chỉ cho biết đó là do chỉ Thị từ công an huyện Bến Cát đưa xuống, anh Linh nói tiếp:
“Em cũng có hỏi nguyên nhân, lý do tại sao mà đuổi việc em kỳ vậy, ổng nói là cấp trên nói như vậy, chỉ Thị trên Huyện là như vậy đó, đưa xuống cho ổng, ổng chỉ theo lệnh trên thôi. Đưa xuống như vậy thì ổng làm vậy thôi. Nếu mà em còn mướn phòng trọ nhà cô Thanh, nếu mà em không di dời đi thì cắt hợp đồng em. Có một chị cũng được văn phòng mời xuống hỏi có mướn nhà của cô Thanh không? Chị đó nói em dời đi rồi. Ổng nói: dời đi thì thôi. Chứ nếu mà chị ấy nói còn ở đây thì chắc tình trạng cũng như em, cũng hăm cho thôi việc luôn!”
Không những người mới dọn đi, mà có những người đã dọn đi đã lâu cũng bị công ty gọi lên dọa đuổi việc nếu còn ở nhà chị Thanh. Chị nói:
“Thêm một cháu nó làm ở công ty gỗ, người ta gọi nó lên. Đến mà có một người ở nhà em đã dọn đi hai tháng nay, người ta tìm ra được hai đứa họ mời lên họ hỏi: nếu mà ở nhà trọ chị Thanh, thì phải dọn đi chứ nếu mà ở đó thì họ không cho ở là bởi vì mai mốt họ có đi làm giấy tờ công ty thì công an sẽ làm khó dễ, họ không ký, họ không chứng nhận.”
Người công nhân làm hãng gỗ cùng với một người bạn đã dọn đi cách đây 2 tháng cũng bị công ty gọi lên cảnh cáo, cô cho biết nội dung cuộc nói chuyện với công ty:
“Ở trên văn phòng, có ông Trung Quốc nữa, hỏi ở nhà trọ cô Đức Thanh? Với một người kia nữa, người kia nói là dân quân khám xét quá nên nó dời nhà trọ đi được 1 tháng rồi. Con nói con cũng dời đi rồi, cho nên nó kêu hai đứa con về đi.”
Ngoài việc hăm dọa cắt hợp đồng, công ty còn cho biết nếu dọn đi thì công nhân sẽ được nghỉ hai ngày ăn lương để đi tìm nơi trọ khác. Mẹ của anh Linh, cũng là một công nhân cho biết những lời hứa hẹn của công ty:
“Họ nói nếu dời khỏi nhà trọ của chị Thanh thì nó cho 2 ngày công trả lương, không mất tiền chuyên cần. Còn nhà trọ mướn chỗ khác có người đứng ra lo cho em đàng hoàng, mà ai lo đâu mà họ nói như vậy đó.”
Chị Nguyễn Thị Kim Thanh cho biết nhà chị đã bị khám xét rất nhiều lần với lý do kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra hành chính. Trong vòng hơn hai tháng nhà chị và các căn phòng cho thuê đã bị khám xét 7 lần. Chị nói:
“Nhà em là thường xuyên bị khám xét: ngày 27/6 họ vô khám 1 lần, đến ngày 3/7 họ vô khám 1 lần, đến ngày 16/7 họ vô khám 1 lần, xong tới ngày 28 họ vô khám 1 lần, sang tới ngày 14/8 họ khám 1 lần, đến ngày 26/8 họ khám 1 lần, 12/9 bắt đầu họ đến nữa, thì tính là có 2 tháng bao nhiêu ngày thôi mà nhà tôi bị khám xét tới 7 lần.”
Sau khi tư gia chị Nguyễn Thị Kim Thanh bị hơn 30 công an kiểm tra tối ngày 11/9 và bắt chồng chị là nhà báo Trương Minh Đức đi thì đến hôm nay, các công nhân mướn nhà của chị Thanh lại bị hăm dọa đuổi việc nếu còn tiếp tục mướn phòng của chị Thanh. Chị Thanh nói:
“Nhà em có 2 phòng, người ta đang đi làm thì hôm vừa rồi công an họ vô họ ghi làm ở công ty gì, dây chuyền nào? Ghi rõ ràng như vậy. Hôm qua có 1 cháu tên là Linh, nó ở phòng số 1, ông chủ quản trong công ty mời nó lên để nói là bây giở ở nhà trọ “Đức Thanh” thì phải dọn phòng đi, nếu vẫn còn ở đó thì họ sẽ cắt hợp đồng họ không cho làm nữa. Họ sẽ cho nghỉ 2 ngày để dọn phòng, họ sẽ tính lương hai ngày đó. Họ còn nói rõ là công an trên Huyện nói là nếu mày ở nhà trọ anh Đức chị Thanh thì họ sẽ cắt hợp đồng.”
Anh Trần văn Linh, làm việc tại hãng may túi Newstar Golf tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết hôm thứ năm vừa rồi, anh bị gọi lên văn phòng công ty lúc 4 giờ chiều để báo cho biết là phải tìm phòng trọ khác, nếu không công ty sẽ cắt hợp đồng, anh Linh cho biết:
“Anh Hải trưởng phòng nhân sự công ty em, mời em xuống, nói ở dưới huyện đưa xuống văn phòng công ty em làm việc, nói với chủ hãng của em là em bắt buộc phải dời khỏi phòng trọ của cô Thanh đi, mà nếu như em không đi là công ty sẽ cắt hợp đồng. Thứ bảy, rồi nguyên ngày chủ nhật em phải đi kiếm nhà trọ. Nếu mà em không đi thuê thì công ty sẽ đuổi việc em.”
Khi anh Linh hỏi lý do tại sao thì người đại diện công ty không cho biết lý do chính xác, họ chỉ cho biết đó là do chỉ Thị từ công an huyện Bến Cát đưa xuống, anh Linh nói tiếp:
“Em cũng có hỏi nguyên nhân, lý do tại sao mà đuổi việc em kỳ vậy, ổng nói là cấp trên nói như vậy, chỉ Thị trên Huyện là như vậy đó, đưa xuống cho ổng, ổng chỉ theo lệnh trên thôi. Đưa xuống như vậy thì ổng làm vậy thôi. Nếu mà em còn mướn phòng trọ nhà cô Thanh, nếu mà em không di dời đi thì cắt hợp đồng em. Có một chị cũng được văn phòng mời xuống hỏi có mướn nhà của cô Thanh không? Chị đó nói em dời đi rồi. Ổng nói: dời đi thì thôi. Chứ nếu mà chị ấy nói còn ở đây thì chắc tình trạng cũng như em, cũng hăm cho thôi việc luôn!”
Không những người mới dọn đi, mà có những người đã dọn đi đã lâu cũng bị công ty gọi lên dọa đuổi việc nếu còn ở nhà chị Thanh. Chị nói:
“Thêm một cháu nó làm ở công ty gỗ, người ta gọi nó lên. Đến mà có một người ở nhà em đã dọn đi hai tháng nay, người ta tìm ra được hai đứa họ mời lên họ hỏi: nếu mà ở nhà trọ chị Thanh, thì phải dọn đi chứ nếu mà ở đó thì họ không cho ở là bởi vì mai mốt họ có đi làm giấy tờ công ty thì công an sẽ làm khó dễ, họ không ký, họ không chứng nhận.”
Người công nhân làm hãng gỗ cùng với một người bạn đã dọn đi cách đây 2 tháng cũng bị công ty gọi lên cảnh cáo, cô cho biết nội dung cuộc nói chuyện với công ty:
“Ở trên văn phòng, có ông Trung Quốc nữa, hỏi ở nhà trọ cô Đức Thanh? Với một người kia nữa, người kia nói là dân quân khám xét quá nên nó dời nhà trọ đi được 1 tháng rồi. Con nói con cũng dời đi rồi, cho nên nó kêu hai đứa con về đi.”
Công an, dân phòng bên ngoài nhà Ông Trương Minh Đức. Citizen photo. |
Ngoài việc hăm dọa cắt hợp đồng, công ty còn cho biết nếu dọn đi thì công nhân sẽ được nghỉ hai ngày ăn lương để đi tìm nơi trọ khác. Mẹ của anh Linh, cũng là một công nhân cho biết những lời hứa hẹn của công ty:
“Họ nói nếu dời khỏi nhà trọ của chị Thanh thì nó cho 2 ngày công trả lương, không mất tiền chuyên cần. Còn nhà trọ mướn chỗ khác có người đứng ra lo cho em đàng hoàng, mà ai lo đâu mà họ nói như vậy đó.”
Chị Nguyễn Thị Kim Thanh cho biết nhà chị đã bị khám xét rất nhiều lần với lý do kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra hành chính. Trong vòng hơn hai tháng nhà chị và các căn phòng cho thuê đã bị khám xét 7 lần. Chị nói:
“Nhà em là thường xuyên bị khám xét: ngày 27/6 họ vô khám 1 lần, đến ngày 3/7 họ vô khám 1 lần, đến ngày 16/7 họ vô khám 1 lần, xong tới ngày 28 họ vô khám 1 lần, sang tới ngày 14/8 họ khám 1 lần, đến ngày 26/8 họ khám 1 lần, 12/9 bắt đầu họ đến nữa, thì tính là có 2 tháng bao nhiêu ngày thôi mà nhà tôi bị khám xét tới 7 lần.”
Bao vây kinh tế?
Mẹ anh Linh cũng cho biết là trong tất cả các khu nhà trọ gần đó,chỉ có khu nhà trọ của nhà báo Trương Minh Đức và chị Nguyễn Thị Kim Thanh là thường xuyên bị khám xét:
“Mấy nhà trọ em ở có hai dãy, dãy bên kia và dãy của chị Thanh, nó xét bên đây không nó có xét bên kia đâu. Dãy bên kia nó có xét đâu, xét dãy của chị Thanh không hà…”
Trong thời gian qua, đã có 4 công nhân hoảng sợ bỏ đi, tuy vậy, vẫn có những công nhân bám trụ ở lại, Mẹ anh Linh nói:
“Khám xét nhà hoài không ngủ nghê, đi làm gì được hết. Nhiệm vụ mấy anh thì mấy anh làm còn bổn phận tui là công nhân thì mấy anh xét thì tui phải chịu thôi chứ tui có biết gì đâu? Thì mấy anh xét thì xét, chẵng lẽ mấy anh ngồi đó hoài sao? Mấy anh xét xong thì tui ngủ tiếp. Nhiều lần họ kêu em dọn nhà đi dữ lắm mà em đâu có dọn.”
Anh Linh cũng không muốn dọn đi mặc dù bị hăm dọa đuổi việc bởi công ty:
“Nói chung em cũng đâu muốn dọn đi, bởi vì ở đây quen rồi. Ở đây cũng an ninh, không trộm vặt, còn bên khu 2 hay bị mất trộm. Nói chung em ở đây từ đó đến giờ không bị mất gì hết, với lại cũng không đánh lộn, đánh lạo này kia… Em cũng muốn ở đây lắm.”
Tỉnh Bình Dương với gần cả triệu công nhân đang làm việc trong 28 khu công nghiệp mới, nhu cầu về nhà trọ tăng cao, do vậy chị Nguyễn Thị Kim Thanh đã chọn nơi đây sinh sống trong thời gian nhà báo Trương Minh Đức ở tù. Tuy nhiên từ ngày anh Đức ra tù và vẫn tiếp tục hoạt động, gia đình chị thường xuyên bị công an sách nhiễu. Và, dù họ không nói, chị cũng biết lý do, chị Thanh nói:
“Thì họ đâu có nói lý do ra, nhưng thực ra lý do của nó thì chỉ có mỗi nguyên nhân là anh Đức, chồng em đấu tranh nên họ làm khó thôi. Cái đó thì mình cũng biết chứ họ đâu cần nói rõ ra, mà họ cũng đâu có nói. Họ chỉ nói là nếu còn ở nhà anh Đức với chị Thanh là phải dọn đi.”
Với những người hoạt động cho dân chủ, nhân quyền chưa ở tù hay đã ra tù, bộ máy công an của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm cách sách nhiễu đời sống của họ. Ngoại trừ chuyện ngăn sông cấm chợ, theo dõi, ép xe, áp lực gia đình, hành hung bằng bạo lực… Một vũ khí khác có lẽ khá hiệu quả là bao vây kinh tế. Bao nhiêu nhà đấu tranh đã bị đuổi đi từ nhà trọ này sang nhà trọ khác, từ những cửa hàng đang buôn bán thuận lợi phải dẹp vì công an thường xuyên quấy nhiễu và trong đó, gia đình nhà báo Trương Minh Đức cũng cùng chung số phận.
Không có nhận xét nào: