Ngô Nhân Dụng: Phim “Sống cùng lịch sử” phải ngưng chiếu, trong thành phố Hà Nội, vì mỗi ngày chỉ có hai, ba người mua vé vào coi. Phim mới này, của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, được mô tả là làm ra để khen ông Võ Nguyên Giáp.
Cuốn phim làm tốn mất 21 tỷ đồng, tương đương với một triệu đô la Mỹ; dùng tiền nhà nước, tức là tiền của dân Việt Nam. Trước đó, năm 2010 đã có phim “Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long” tốn gấp năm lần, chi trên 100 tỷ; làm xong cũng đem cất trong kho.
Có người chỉ cho nhà sản xuất phim, có cách khiến dân Hà Nội kéo nhau đi coi phim về Tướng Giáp: Hãy xin Ðảng Cộng Sản ra lệnh cấm phim này! Cứ cái gì bị cấm thì người thế nào dân cũng tìm coi bằng được. Vào thế kỷ thứ 19 đã có một ông vua Hy Lạp dùng kế này.
Dân Hy Lạp hồi xưa không trồng khoai tây; mà bây giờ đó là một món ăn rất được ưa chuộng. Ðó là công của vua Óthon (tên ông có khi viết là Otho , hoặc Otto ; theo lối viết của người Hy Lạp, nay viết là Óthon ).
Vua Óthon (1815-1867) được các cường quốc đưa từ Bavaria sang làm vua xứ này khi mới 17 tuổi, sau khi dân nổi lên lật đổ đế quốc Ottoman . Nhưng khi trưởng thành ông rất yêu nước Hy Lạp. Nông dân Hy Lạp rất bảo thủ, không muốn trồng một thứ gì mới, kể cả khoai tây là món được đem giống từ Châu Mỹ về.
Muốn nông dân trồng khoai tây, vua Óthon đã ra lệnh cấm mua bán, tàng trữ khoai tây. Bị đế quốc Ottoman thống trị bốn thế kỷ, bị bóc lột không nương tay, nông dân Hy Lạp đã nhiễm một thói quen: Hễ cái gì nhà nước cấm thì ta làm, làm lén, càng cấm càng thèm, lén lút làm càng thích! Phàm người dân nước nào cũng vậy, họ thích ăn “trái cấm,” ở đây củ khoai có thể gọi là “củ cấm.”Thế là nông dân Hy Lạp đi gây giống khoai tây, lén trồng khoai trong vườn nhà mình, đêm đêm móc củ khoai lên mà ăn, cả nhà cùng sung sướng. Cuối cùng khoai tây trở thành một món quốc hồn quốc túy!
Một câu chuyện ly kì khác kể rằng vua Óthon cho người đi phao tin đồn rằng có một chiếc tàu thủy vừa cập hải cảng Piraeus , thành phố Athens , chở một đặc sản dành riêng cho hoàng cung, vì hoàng gia Bavaria đã quen món ăn chân quý đó rồi. Cấm không bán cho dân chúng, vì trình độ ẩm thực của họ còn thấp quá. Chiếc tàu thủy không cho ai canh gác, cho nên dân Hy Lạp ban đêm đã lén lên tàu lấy trộm về ăn thử. Và họ thấy quả nhiên ngon. Từ đó, họ thi đua trồng khoai tây.
Có thể nói cuốn phim “Sống cùng lịch sử” làm cho cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam mất mặt.
Bỏ hàng triệu đô la ra làm phim mà không có ai coi. Bây giờ, họ có thể gỡ thể diện, bằng một mật lệnh, bí mật nhưng cứ cho các công an dư luận đi rỉ tai cho mọi người biết, rằng cuốn phim đã bị cấm. Lý do, cũng cứ rỉ tai mà nói, là vì Bộ Chính Trị mới nhận được lá thư của bà Vân, vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn, lá thư dài tố cáo những tội lỗi của ông Giáp, do ông Lê Duẩn thì thầm bên gối cho bà nghe. Nhân danh là một đảng viên Cộng Sản, bà Vân đã đả kích thậm tệ việc tung hô Tướng Giáp trong đám tang của ông. Bà còn chỉ trích cả việc ông Giáp chọn chỗ đặt mồ của mình ở tuốt miền quê hương ông, xa hẳn Hà Nội. Tức là trước khi chết ông ta còn nhất định không chịu nằm chung một chỗ với đám quý tộc đỏ ở nghĩa trang Mai Dịch. Cứ nói rằng Bộ Chính Trị đã tỉnh ngộ, đánh giá cao dóng góp của đồng chí Vợ Hai Lê Duẩn, cho nên ra lệnh từ nay cấm không cho ai chiếu phim, coi phim “Sống cùng lịch sử”!
Người hiến kế cho đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có thiện trí muốn giúp ông thu được chút vốn về cho nhà nước. Nhưng kế này khó thực hiện, vì quên mất một điều: Phim Tướng Giáp không phải là khoai tây. Nông dân Hy Lạp nếm thử món khoai tây, thấy ngon thật cho nên đua nhau trồng chi, ăn chui. Còn cuốn phim “Sống cùng lịch sử” đã có người nếm thử rồi, mỗi ngày có tới hai ba người tò mò mua vé xem tại cả hai rạp hát; tổng cộng ba ngày có tới ít nhất 12 khán giả. Chắc hẳn 12 khán giả đều thấy lịch sử cuộc chiến 56 ngày đêm của ông Giáp cũng không ngon được như cái củ khoai tây, cho nên chẳng ai thèm đi xem nữa.
Có người giải thích tai nạn của phim “Sống cùng lịch sử”cũng là tai nạn của môn lịch sử tại Việt Nam hiện nay. Bà con còn nhớ mấy năm trước khi học trò biết tin môn sử học được bãi bỏ trong kỳ thi, các em đã làm lễ ăn mừng, đem tung hê hết các cuốn sách giáo khoa sử học, vứt từ trên lầu xuống đất, vui như coi pháo bông.
Nhưng giải thích như vậy không đủ. Nên nhớ khi học trò lớp 12 phải học môn lịch sử thì các em toàn phải học về công ơn của Ðảng Cộng Sản. Dân Việt Nam đã phải ăn cái món ăn tuyên truyền suốt ngày đêm, từ sáng đến tối, chán ứ đến mang tai rồi. Các em học sinh phải đi thi nên phải học, chỉ học thuộc lòng thôi chứ không được nghiên cứu, tìm tòi gì thêm cả. Cho nên, khi nghe tin được tha, không phải học nữa các em phải sướng như điên, biểu diễn màn xé sách tung hê. Kết tội các em không quan tâm đến lịch sử dân tộc là oan. Các em chỉ chán nghe tuyên truyền mà thôi. Như câu ca dao thịnh hành ở ngoài Bắc từ thời Hồ Chí Minh còn sống:
“Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày?”
Cuốn phim thất bại vì nó không phải lịch sử, nó chỉ là tuyên truyền mà thôi. Nói như một độc giả Bảo Minh ở Việt Nam sau khi đọc tin phim “Sống cùng lịch sử“ế khách trên mạng VnExpress : “Làm phim về lịch sử nếu không trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững.” Cũng vì vậy, ông Nguyễn Thanh Vân cho biết đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng “không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý” chiếu một bộ phim mà họ biết trước sẽ ế khách.
Nhưng tại sao ông Nguyễn Thanh Vân và các cấp chỉ huy của ông trong ban văn hóa tư tưởng không đoán trước được phản ứng của khán giả trước khi bỏ tiền ra làm phim? Có một độc giả đã giải thích, “Người ta đâu cốt làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt.” Ðó có lẽ là lời giải thích đúng sự thật nhất. Nhưng nói vậy cũng chưa đủ. Vì muốn rút tiền thuế của dân ra chia nhau thì thiếu gì cách, đâu cứ phải làm phim? Lý do quan trọng hơn khiến người ta làm cuốn phim này, là họ đã hoàn toàn vô cảm. Vô cảm trước tâm trạng của người dân Việt Nam hiện nay. Họ không biết dân nghĩ gì, dân yêu cái gì, ghét cái gì. Hoặc biết, nhưng bất cần, theo chủ nghĩa Mặc Kệ.
Cứ xem như họ tổ chức cuộc triển lãm cũng “lịch sử” về Cải Cách Ruộng Ðất thì thấy. Họ không cần biết đến những người dân đã tự thiêu vì phẫn uất khi bị đảng và nhà nước cướp đất hiến cho tư bản đỏ lấy tiền bỏ túi. Ca ngợi cuộc Cải Cách Ruộng Ðất làm mấy trăm ngàn người chết oan là khiêu khích hàng triệu các con cháu họ còn sống. Khiêu khích tất cả những người dân mất ruộng cày vì chính sách tư bản hóa các đảng viên. Khiêu khích tất cả giới nghiên cứu lịch sử, giới trí thức Hà Nội. Vậy mà họ vẫn cứ làm được. Cũng chỉ vì họ hoàn toàn vô cảm.
Thêm một bằng chứng nữa về tình trạng vô cảm của các cán bộ Cộng Sản: việc đem một em bé gái tám tuổi ra tòa, xử tội vì em đã nhét hình Hồ Chí Minh vào trong quần, từ hai năm qua. Một em bé tâm thần không ổn định như vậy, chỉ đáng thương, nên đưa em đi chữa trị. Nếu có độc ác mà phạt em, thì cũng nên phạt lén lút, đừng đem ra công khai bêu rếu. Bêu xấu một em bé tám tuổi chưa đủ trí khôn, nhưng bêu rếu luôn cả già Hồ! Làm như thế nhưng họ không hề biết rằng đem ra câu chuyện hình Hồ Chí Minh nhét trong quần ra bêu là một việc làm đáng xấu hổ cho cả Ðảng Cộng Sản tử trên xuống dưới. Vì họ hoàn toàn vô vảm.
Tình trạng vô cảm của các cán bộ, các lãnh tụ Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã hiển hiện từ nhiều năm qua. Thời Trường Chinh, Lê Duẩn , các cán bộ được đề bạt lên đều có ý thức về tác dụng chính trị của mỗi lời nói, mỗi hành động. Họ dối trá nhưng biết nói dối một cách khôn ngoan. Khôn ngoan tức là giữ được bộ mặt đạo đức giả, dân biết nghe nói dối mà không vạch mặt được.
Làm cán bộ Cộng Sản trước đây phải biết khéo lé mồm mép, nói cho giỏi. Nói cho giỏi tức là khả năng chính trị cao! Cho nên nhà thơ Nguyễn Duy mô tả xã hội Cộng Sản với hình ảnh: “Ðiếm cấp thấp lấy trôn nuôi miệng - Ðiếm cấp cao lấy miệng nuôi trôn.”
Ngày nay các cán bộ được cất nhắc không theo tiêu chuẩn khả năng chính trị nữa. Tiêu chuẩn chính bây giờ là tiền. Anh nào giỏi moi ra được nhiều tiền, có nhiều tiền để dâng lên cấp trên, thì anh ấy sẽ khá, sẽ thăng quan tiến chức, ngày càng lên cao. Cách đề bạt, tuyển chọn trong Ðảng Cộng Sản đã hoàn toàn thay đổi kể từ khi theo con đường tư bản hóa cán bộ và đảng viên. Cho nên mới đẻ ra đám cán bộ không bao giờ để ý đến tâm trạng của người dân, vì họ không cần biết đến. Cho nên nhìn chung quanh thấy bao nhiêu chuyện lợm giọng, từ trò triển lãm cướp ruộng đến trò đem hình Hồ Chí Minh nhét vào quần ra tòa. Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết: “Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa - Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!” Dân Việt phải chứng kiến cảnh “đểu cáng lên ngôi” đến bao giờ mới được tha?
Cuốn phim làm tốn mất 21 tỷ đồng, tương đương với một triệu đô la Mỹ; dùng tiền nhà nước, tức là tiền của dân Việt Nam. Trước đó, năm 2010 đã có phim “Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long” tốn gấp năm lần, chi trên 100 tỷ; làm xong cũng đem cất trong kho.
Có người chỉ cho nhà sản xuất phim, có cách khiến dân Hà Nội kéo nhau đi coi phim về Tướng Giáp: Hãy xin Ðảng Cộng Sản ra lệnh cấm phim này! Cứ cái gì bị cấm thì người thế nào dân cũng tìm coi bằng được. Vào thế kỷ thứ 19 đã có một ông vua Hy Lạp dùng kế này.
Dân Hy Lạp hồi xưa không trồng khoai tây; mà bây giờ đó là một món ăn rất được ưa chuộng. Ðó là công của vua Óthon (tên ông có khi viết là Otho , hoặc Otto ; theo lối viết của người Hy Lạp, nay viết là Óthon ).
Vua Óthon (1815-1867) được các cường quốc đưa từ Bavaria sang làm vua xứ này khi mới 17 tuổi, sau khi dân nổi lên lật đổ đế quốc Ottoman . Nhưng khi trưởng thành ông rất yêu nước Hy Lạp. Nông dân Hy Lạp rất bảo thủ, không muốn trồng một thứ gì mới, kể cả khoai tây là món được đem giống từ Châu Mỹ về.
Muốn nông dân trồng khoai tây, vua Óthon đã ra lệnh cấm mua bán, tàng trữ khoai tây. Bị đế quốc Ottoman thống trị bốn thế kỷ, bị bóc lột không nương tay, nông dân Hy Lạp đã nhiễm một thói quen: Hễ cái gì nhà nước cấm thì ta làm, làm lén, càng cấm càng thèm, lén lút làm càng thích! Phàm người dân nước nào cũng vậy, họ thích ăn “trái cấm,” ở đây củ khoai có thể gọi là “củ cấm.”Thế là nông dân Hy Lạp đi gây giống khoai tây, lén trồng khoai trong vườn nhà mình, đêm đêm móc củ khoai lên mà ăn, cả nhà cùng sung sướng. Cuối cùng khoai tây trở thành một món quốc hồn quốc túy!
Một câu chuyện ly kì khác kể rằng vua Óthon cho người đi phao tin đồn rằng có một chiếc tàu thủy vừa cập hải cảng Piraeus , thành phố Athens , chở một đặc sản dành riêng cho hoàng cung, vì hoàng gia Bavaria đã quen món ăn chân quý đó rồi. Cấm không bán cho dân chúng, vì trình độ ẩm thực của họ còn thấp quá. Chiếc tàu thủy không cho ai canh gác, cho nên dân Hy Lạp ban đêm đã lén lên tàu lấy trộm về ăn thử. Và họ thấy quả nhiên ngon. Từ đó, họ thi đua trồng khoai tây.
Có thể nói cuốn phim “Sống cùng lịch sử” làm cho cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam mất mặt.
Bỏ hàng triệu đô la ra làm phim mà không có ai coi. Bây giờ, họ có thể gỡ thể diện, bằng một mật lệnh, bí mật nhưng cứ cho các công an dư luận đi rỉ tai cho mọi người biết, rằng cuốn phim đã bị cấm. Lý do, cũng cứ rỉ tai mà nói, là vì Bộ Chính Trị mới nhận được lá thư của bà Vân, vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn, lá thư dài tố cáo những tội lỗi của ông Giáp, do ông Lê Duẩn thì thầm bên gối cho bà nghe. Nhân danh là một đảng viên Cộng Sản, bà Vân đã đả kích thậm tệ việc tung hô Tướng Giáp trong đám tang của ông. Bà còn chỉ trích cả việc ông Giáp chọn chỗ đặt mồ của mình ở tuốt miền quê hương ông, xa hẳn Hà Nội. Tức là trước khi chết ông ta còn nhất định không chịu nằm chung một chỗ với đám quý tộc đỏ ở nghĩa trang Mai Dịch. Cứ nói rằng Bộ Chính Trị đã tỉnh ngộ, đánh giá cao dóng góp của đồng chí Vợ Hai Lê Duẩn, cho nên ra lệnh từ nay cấm không cho ai chiếu phim, coi phim “Sống cùng lịch sử”!
Người hiến kế cho đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có thiện trí muốn giúp ông thu được chút vốn về cho nhà nước. Nhưng kế này khó thực hiện, vì quên mất một điều: Phim Tướng Giáp không phải là khoai tây. Nông dân Hy Lạp nếm thử món khoai tây, thấy ngon thật cho nên đua nhau trồng chi, ăn chui. Còn cuốn phim “Sống cùng lịch sử” đã có người nếm thử rồi, mỗi ngày có tới hai ba người tò mò mua vé xem tại cả hai rạp hát; tổng cộng ba ngày có tới ít nhất 12 khán giả. Chắc hẳn 12 khán giả đều thấy lịch sử cuộc chiến 56 ngày đêm của ông Giáp cũng không ngon được như cái củ khoai tây, cho nên chẳng ai thèm đi xem nữa.
Có người giải thích tai nạn của phim “Sống cùng lịch sử”cũng là tai nạn của môn lịch sử tại Việt Nam hiện nay. Bà con còn nhớ mấy năm trước khi học trò biết tin môn sử học được bãi bỏ trong kỳ thi, các em đã làm lễ ăn mừng, đem tung hê hết các cuốn sách giáo khoa sử học, vứt từ trên lầu xuống đất, vui như coi pháo bông.
Nhưng giải thích như vậy không đủ. Nên nhớ khi học trò lớp 12 phải học môn lịch sử thì các em toàn phải học về công ơn của Ðảng Cộng Sản. Dân Việt Nam đã phải ăn cái món ăn tuyên truyền suốt ngày đêm, từ sáng đến tối, chán ứ đến mang tai rồi. Các em học sinh phải đi thi nên phải học, chỉ học thuộc lòng thôi chứ không được nghiên cứu, tìm tòi gì thêm cả. Cho nên, khi nghe tin được tha, không phải học nữa các em phải sướng như điên, biểu diễn màn xé sách tung hê. Kết tội các em không quan tâm đến lịch sử dân tộc là oan. Các em chỉ chán nghe tuyên truyền mà thôi. Như câu ca dao thịnh hành ở ngoài Bắc từ thời Hồ Chí Minh còn sống:
“Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày?”
Cuốn phim thất bại vì nó không phải lịch sử, nó chỉ là tuyên truyền mà thôi. Nói như một độc giả Bảo Minh ở Việt Nam sau khi đọc tin phim “Sống cùng lịch sử“ế khách trên mạng VnExpress : “Làm phim về lịch sử nếu không trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững.” Cũng vì vậy, ông Nguyễn Thanh Vân cho biết đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng “không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý” chiếu một bộ phim mà họ biết trước sẽ ế khách.
Nhưng tại sao ông Nguyễn Thanh Vân và các cấp chỉ huy của ông trong ban văn hóa tư tưởng không đoán trước được phản ứng của khán giả trước khi bỏ tiền ra làm phim? Có một độc giả đã giải thích, “Người ta đâu cốt làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt.” Ðó có lẽ là lời giải thích đúng sự thật nhất. Nhưng nói vậy cũng chưa đủ. Vì muốn rút tiền thuế của dân ra chia nhau thì thiếu gì cách, đâu cứ phải làm phim? Lý do quan trọng hơn khiến người ta làm cuốn phim này, là họ đã hoàn toàn vô cảm. Vô cảm trước tâm trạng của người dân Việt Nam hiện nay. Họ không biết dân nghĩ gì, dân yêu cái gì, ghét cái gì. Hoặc biết, nhưng bất cần, theo chủ nghĩa Mặc Kệ.
Cứ xem như họ tổ chức cuộc triển lãm cũng “lịch sử” về Cải Cách Ruộng Ðất thì thấy. Họ không cần biết đến những người dân đã tự thiêu vì phẫn uất khi bị đảng và nhà nước cướp đất hiến cho tư bản đỏ lấy tiền bỏ túi. Ca ngợi cuộc Cải Cách Ruộng Ðất làm mấy trăm ngàn người chết oan là khiêu khích hàng triệu các con cháu họ còn sống. Khiêu khích tất cả những người dân mất ruộng cày vì chính sách tư bản hóa các đảng viên. Khiêu khích tất cả giới nghiên cứu lịch sử, giới trí thức Hà Nội. Vậy mà họ vẫn cứ làm được. Cũng chỉ vì họ hoàn toàn vô cảm.
Thêm một bằng chứng nữa về tình trạng vô cảm của các cán bộ Cộng Sản: việc đem một em bé gái tám tuổi ra tòa, xử tội vì em đã nhét hình Hồ Chí Minh vào trong quần, từ hai năm qua. Một em bé tâm thần không ổn định như vậy, chỉ đáng thương, nên đưa em đi chữa trị. Nếu có độc ác mà phạt em, thì cũng nên phạt lén lút, đừng đem ra công khai bêu rếu. Bêu xấu một em bé tám tuổi chưa đủ trí khôn, nhưng bêu rếu luôn cả già Hồ! Làm như thế nhưng họ không hề biết rằng đem ra câu chuyện hình Hồ Chí Minh nhét trong quần ra bêu là một việc làm đáng xấu hổ cho cả Ðảng Cộng Sản tử trên xuống dưới. Vì họ hoàn toàn vô vảm.
Tình trạng vô cảm của các cán bộ, các lãnh tụ Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã hiển hiện từ nhiều năm qua. Thời Trường Chinh, Lê Duẩn , các cán bộ được đề bạt lên đều có ý thức về tác dụng chính trị của mỗi lời nói, mỗi hành động. Họ dối trá nhưng biết nói dối một cách khôn ngoan. Khôn ngoan tức là giữ được bộ mặt đạo đức giả, dân biết nghe nói dối mà không vạch mặt được.
Làm cán bộ Cộng Sản trước đây phải biết khéo lé mồm mép, nói cho giỏi. Nói cho giỏi tức là khả năng chính trị cao! Cho nên nhà thơ Nguyễn Duy mô tả xã hội Cộng Sản với hình ảnh: “Ðiếm cấp thấp lấy trôn nuôi miệng - Ðiếm cấp cao lấy miệng nuôi trôn.”
Ngày nay các cán bộ được cất nhắc không theo tiêu chuẩn khả năng chính trị nữa. Tiêu chuẩn chính bây giờ là tiền. Anh nào giỏi moi ra được nhiều tiền, có nhiều tiền để dâng lên cấp trên, thì anh ấy sẽ khá, sẽ thăng quan tiến chức, ngày càng lên cao. Cách đề bạt, tuyển chọn trong Ðảng Cộng Sản đã hoàn toàn thay đổi kể từ khi theo con đường tư bản hóa cán bộ và đảng viên. Cho nên mới đẻ ra đám cán bộ không bao giờ để ý đến tâm trạng của người dân, vì họ không cần biết đến. Cho nên nhìn chung quanh thấy bao nhiêu chuyện lợm giọng, từ trò triển lãm cướp ruộng đến trò đem hình Hồ Chí Minh nhét vào quần ra tòa. Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết: “Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa - Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!” Dân Việt phải chứng kiến cảnh “đểu cáng lên ngôi” đến bao giờ mới được tha?
Không có nhận xét nào: