Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp các đại biểu nhân dân trong ngày về Hà Nội, tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Theo Cục văn thư lưu trữ nhà nước |
Nguyễn Khắc Mai: Sau khi có Hiệp Định Geneve,tháng bảy năm 1954, từ Việt Bắc Chủ tịch Hồ chí Minh viết bức thư gởi đồng bào, muc đích là để chuẩn bị tinh thần cho đồng bào, để tuyên truyền về những chính sách của Việt Minh. (HCM Toàn tập-NXB ST 1987.T7 tr4).
Trong bức thư ấy có câu: "Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân,thực hiện dân chủ thật sự.” (mấy chữ thực hiên dân chủ thật sựtrong sách còn được in nghiêng!)
Sau đó đã có những cuộc cải cách gì, đời sống nhân dân được nâng cao ra sao và dân chủ có thật sự hay không.
Trước hết, nói cuộc cải cách ruộng đất long trời lỡ đất.Gần đây chúng ta thấy tái hiện cuộc cải cách này qua một cuộc triển lãm nửa vời và rồi phải nhanh chóng đóng cửa. Quả thật cuộc cải cách này rất long trời, vì nó đã đạt được những kết quả như sau: Hai triệu hộ nông dân miền Bắc đã được chia ruộng, tưởng như là đã thực hiên xong khẩu hiệu cách mạng “người cày có ruộng”. Mặc dù năm 1958 tại một cuộc chỉnh huấn giáo dục toàn miền Bắc, Hồ Chí Minh gọi một hiệu trưởng ở hội nghị hỏi : Xã chú đã ccrđ chưa?-Thưa đã.-Thế thì trong xã có mấy địa chủ, có mấy nông dân?-Thưa, xã có 9 địa chủ và 8 ngàn nông dân.Cụ Hồ liền kết luận: Trước đây ruộng đất thuộc về 9 tư hữu. Bây giờ là của 8 ngàn tư hữu. Thế thì có phải là cọng sản không? (HCM toàn tập.XBST 1987 t.7, tr497).Tuy nhiên nông dân chỉ được sở hữu chỉ trong mấy năm. Từ 1959, khi xóa bỏ HP 1946, rồi đến HP 1980, Nhà nước đã “quốc hữu hóa” ruộng đất. Người ta cho rằng nông dân được cấp đất một lần, nhưng lại hai lần bị tước đoạt “quyền có ruộng”.
Về kinh tế, cuộc cải cách này đã xóa bỏ đi lực lượng sản xuất nông nghiệp giỏi nhất lúc bấy giờ,từ trung nông cho đên phú nông ,địa chủ. Nó tạo ra khủng hoảng nông nghiệp triền miên và chỉ tạm chấm dứt sau này khi khoán hộ vào cuối thập niên 80, đến mức nó đã tạo ra nạn đói và cả nước phải cắp rá đi xin từ bột mì, bo bo cho đến cả rau muống khô.
Như thế cuộc cải cách này không đạt được mục đích “nâng cao đời sống” như HCM đã hứa hẹn.
Còn về di họa của “dân chủ”, của xã hội, thì một trạng thái xã hội của “luật rừng” tùy tiện, đã tạo nên nếp gấp trong não trạng cầm quyền ở VN. Một nền tư pháp hậu cải cách ruộng đất đến nay vẫn hoang sơ, sự vô thiên vô pháp vẫn còn ngự trị. Khác trước là luật pháp trong tay “Đội” cho nên nhất đội nhì trời. Bây giờ luật vẫn là trong tay “nhà nước”-kẻ cầm quyền, chứ chưa phải là luật đã thật sự dân chủ như HCM hứa hẹn!
Về văn hóa và đạo đức xã hội thì cuộc cải cách này đã để lại vết thương, nhìn bề ngoài tưởng như sẹo đã liền. Thật sự những di chứng và chấn thương xã hội thì còn kéo dài.
Cuộc cải cách thứ hai, mà khi còn sống cụ đã lãnh đạo và tiến hành cũng “to lớn, vĩ đai” là cuộc Cải tạo công thương để thực hiện công tư hợp doanh, xóa bỏ bóc lột tư bản chủ nghĩa, nhằm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”. Cuộc cải cách này còn tiếp diễn sau khi cụ đẫ mất vào những năm cuối thập kỷ 70 ở vùng các đô thị miền Nam. Cả cuộc sống và cả dân chủ đều không đạt.
Người ta đã đập tan lực lượng những người có vốn, biết và giỏi giữ vốn và phát triển vốn. Cái vốn lớn của dân tộc là cái gen kinh doanh bị vùi dập không chút thương tiếc. Đội ngũ công thương gia ở miền Nam đã từng tạo ra bạn hàng quốc tế. Ngày nay ta gọi là đối tác, bị phá vỡ. Nay đang vất vả khôn cùng để tái lập!. Cái lực lượng quý báu để giữ đồng vốn (tư bản), để phát triễn vốn, kiếm tìm bạn hàng để làm ăn buôn bán, hình thành và xây dựng năng lực kinh doanh…của dân tộc đã bị “đập tan” không chút xót xa.
Thời kỳ tiến hành cải cách kinh tế để tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện quốc doanh hóa triệt đễ, khiến đã làm tiêu hao vốn của nhà nước,năng lực kinh doanh của xã hội tiêu mòn, mà trình độ sản xuất luôn lạc hậu. (đến nỗi ngày nay khi hợp tác với Hàn quốc thì chiếc đinh ốc quy chuẩn dẫu có làm ra được nhưng giá thành quá cao nên cũng thành vô tích sự. Đễ đổ lỗi cho “cải cách “ như thế, giới “trí thức” của nhà nước đã tìm được một khái niệm đễ đánh tráo, gọi là cơ chế bao cấp! Mọi chuyện hư hỏng đổ cho thằng bao cấp thế là yên chuyện. Sau một thời kỳ khủng hoảng kéo dài khiến hàng hóa tiêu dùng không có, xuất khẩu ỳ ạch,ngân sách thu không đủ chi…đã buộc phải “đổi mới”, nghĩa là im lặng thừa nhận sự thất bại của cải cách. "Đổi mới”, nói cho có văn vẻ, thực chất là trở lại với những cái cũ mà hợp lý có ích, có lợi.
Nhiều cuộc cải cách ở tầm quốc gia như cải cách hành chính, cải cách giáo dục cũng được tiến hành không đến nơi đến chốn. Như cải cách hành chính chỉ làm nửa vời, dừng lại ở cái gọi là cải cách thủ tục hành chính. Nên mấy chục năm nền hành chính vẫn là “hành dân là chính”, tham nhũng tràn lan không cách gì ngăn ngừa được.Cải cách giáo dục thì cuộc trước thất bại. Cuộc này không dám dùng chữ cải cách nữa, mà phải gọi là đổi mới toàn diện, triệt đễ, hệ thống…
Trong câu nói của cụ Hồ có ba nội dung đi với nhau. Một là cải cách. Hai là đời sống. Ba là dân chủ thật sự. Cải cách không đúng nghĩa, đúng tầm, không có tư duy chiến lược, mà chỉ có những tư tưởng giáo điều biệt phái đã lỗi thời, không có con người tâm huyết, không có phương thức dân chủ, không phù hợp tiến trình thời đại, sẽ chỉ là sự “bôi bác”, mà như Các Mác từng dùng một thành ngữ la tinh để chỉ:cacatum non es pictum (cái bôi bác thì không phải bức tranh).
Cụ Hồ nói khá hay, trong câu kêu gọi trên. Phải cải cách. Phải nâng cao đời sống (vật chất, văn hóa, tinh thần, đạo đức, lối sống, quyền dân, quyền con người…) Phải dân chủ thật sự. Nhưng sáu mươi năm cho ta kết luận rằng nếu không có thể chế chính trị, kinh tế hợp lý, văn minh, tiến bộ, và dân chủ, không thể thực hiện mà không bôi bác cái công thức của cụ Hồ, cả lời hứa của cụ với đồng bào Thủ đô 60 năm trước./.
Trong bức thư ấy có câu: "Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân,thực hiện dân chủ thật sự.” (mấy chữ thực hiên dân chủ thật sựtrong sách còn được in nghiêng!)
Sau đó đã có những cuộc cải cách gì, đời sống nhân dân được nâng cao ra sao và dân chủ có thật sự hay không.
Trước hết, nói cuộc cải cách ruộng đất long trời lỡ đất.Gần đây chúng ta thấy tái hiện cuộc cải cách này qua một cuộc triển lãm nửa vời và rồi phải nhanh chóng đóng cửa. Quả thật cuộc cải cách này rất long trời, vì nó đã đạt được những kết quả như sau: Hai triệu hộ nông dân miền Bắc đã được chia ruộng, tưởng như là đã thực hiên xong khẩu hiệu cách mạng “người cày có ruộng”. Mặc dù năm 1958 tại một cuộc chỉnh huấn giáo dục toàn miền Bắc, Hồ Chí Minh gọi một hiệu trưởng ở hội nghị hỏi : Xã chú đã ccrđ chưa?-Thưa đã.-Thế thì trong xã có mấy địa chủ, có mấy nông dân?-Thưa, xã có 9 địa chủ và 8 ngàn nông dân.Cụ Hồ liền kết luận: Trước đây ruộng đất thuộc về 9 tư hữu. Bây giờ là của 8 ngàn tư hữu. Thế thì có phải là cọng sản không? (HCM toàn tập.XBST 1987 t.7, tr497).Tuy nhiên nông dân chỉ được sở hữu chỉ trong mấy năm. Từ 1959, khi xóa bỏ HP 1946, rồi đến HP 1980, Nhà nước đã “quốc hữu hóa” ruộng đất. Người ta cho rằng nông dân được cấp đất một lần, nhưng lại hai lần bị tước đoạt “quyền có ruộng”.
Về kinh tế, cuộc cải cách này đã xóa bỏ đi lực lượng sản xuất nông nghiệp giỏi nhất lúc bấy giờ,từ trung nông cho đên phú nông ,địa chủ. Nó tạo ra khủng hoảng nông nghiệp triền miên và chỉ tạm chấm dứt sau này khi khoán hộ vào cuối thập niên 80, đến mức nó đã tạo ra nạn đói và cả nước phải cắp rá đi xin từ bột mì, bo bo cho đến cả rau muống khô.
Như thế cuộc cải cách này không đạt được mục đích “nâng cao đời sống” như HCM đã hứa hẹn.
Còn về di họa của “dân chủ”, của xã hội, thì một trạng thái xã hội của “luật rừng” tùy tiện, đã tạo nên nếp gấp trong não trạng cầm quyền ở VN. Một nền tư pháp hậu cải cách ruộng đất đến nay vẫn hoang sơ, sự vô thiên vô pháp vẫn còn ngự trị. Khác trước là luật pháp trong tay “Đội” cho nên nhất đội nhì trời. Bây giờ luật vẫn là trong tay “nhà nước”-kẻ cầm quyền, chứ chưa phải là luật đã thật sự dân chủ như HCM hứa hẹn!
Về văn hóa và đạo đức xã hội thì cuộc cải cách này đã để lại vết thương, nhìn bề ngoài tưởng như sẹo đã liền. Thật sự những di chứng và chấn thương xã hội thì còn kéo dài.
Cuộc cải cách thứ hai, mà khi còn sống cụ đã lãnh đạo và tiến hành cũng “to lớn, vĩ đai” là cuộc Cải tạo công thương để thực hiện công tư hợp doanh, xóa bỏ bóc lột tư bản chủ nghĩa, nhằm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”. Cuộc cải cách này còn tiếp diễn sau khi cụ đẫ mất vào những năm cuối thập kỷ 70 ở vùng các đô thị miền Nam. Cả cuộc sống và cả dân chủ đều không đạt.
Người ta đã đập tan lực lượng những người có vốn, biết và giỏi giữ vốn và phát triển vốn. Cái vốn lớn của dân tộc là cái gen kinh doanh bị vùi dập không chút thương tiếc. Đội ngũ công thương gia ở miền Nam đã từng tạo ra bạn hàng quốc tế. Ngày nay ta gọi là đối tác, bị phá vỡ. Nay đang vất vả khôn cùng để tái lập!. Cái lực lượng quý báu để giữ đồng vốn (tư bản), để phát triễn vốn, kiếm tìm bạn hàng để làm ăn buôn bán, hình thành và xây dựng năng lực kinh doanh…của dân tộc đã bị “đập tan” không chút xót xa.
Thời kỳ tiến hành cải cách kinh tế để tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện quốc doanh hóa triệt đễ, khiến đã làm tiêu hao vốn của nhà nước,năng lực kinh doanh của xã hội tiêu mòn, mà trình độ sản xuất luôn lạc hậu. (đến nỗi ngày nay khi hợp tác với Hàn quốc thì chiếc đinh ốc quy chuẩn dẫu có làm ra được nhưng giá thành quá cao nên cũng thành vô tích sự. Đễ đổ lỗi cho “cải cách “ như thế, giới “trí thức” của nhà nước đã tìm được một khái niệm đễ đánh tráo, gọi là cơ chế bao cấp! Mọi chuyện hư hỏng đổ cho thằng bao cấp thế là yên chuyện. Sau một thời kỳ khủng hoảng kéo dài khiến hàng hóa tiêu dùng không có, xuất khẩu ỳ ạch,ngân sách thu không đủ chi…đã buộc phải “đổi mới”, nghĩa là im lặng thừa nhận sự thất bại của cải cách. "Đổi mới”, nói cho có văn vẻ, thực chất là trở lại với những cái cũ mà hợp lý có ích, có lợi.
Nhiều cuộc cải cách ở tầm quốc gia như cải cách hành chính, cải cách giáo dục cũng được tiến hành không đến nơi đến chốn. Như cải cách hành chính chỉ làm nửa vời, dừng lại ở cái gọi là cải cách thủ tục hành chính. Nên mấy chục năm nền hành chính vẫn là “hành dân là chính”, tham nhũng tràn lan không cách gì ngăn ngừa được.Cải cách giáo dục thì cuộc trước thất bại. Cuộc này không dám dùng chữ cải cách nữa, mà phải gọi là đổi mới toàn diện, triệt đễ, hệ thống…
Trong câu nói của cụ Hồ có ba nội dung đi với nhau. Một là cải cách. Hai là đời sống. Ba là dân chủ thật sự. Cải cách không đúng nghĩa, đúng tầm, không có tư duy chiến lược, mà chỉ có những tư tưởng giáo điều biệt phái đã lỗi thời, không có con người tâm huyết, không có phương thức dân chủ, không phù hợp tiến trình thời đại, sẽ chỉ là sự “bôi bác”, mà như Các Mác từng dùng một thành ngữ la tinh để chỉ:cacatum non es pictum (cái bôi bác thì không phải bức tranh).
Cụ Hồ nói khá hay, trong câu kêu gọi trên. Phải cải cách. Phải nâng cao đời sống (vật chất, văn hóa, tinh thần, đạo đức, lối sống, quyền dân, quyền con người…) Phải dân chủ thật sự. Nhưng sáu mươi năm cho ta kết luận rằng nếu không có thể chế chính trị, kinh tế hợp lý, văn minh, tiến bộ, và dân chủ, không thể thực hiện mà không bôi bác cái công thức của cụ Hồ, cả lời hứa của cụ với đồng bào Thủ đô 60 năm trước./.
Theo: Quê Choa.
Không có nhận xét nào: