NV - Trung Quốc vừa lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ xem thường các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, sau khi Hoa Kỳ khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông là “bất hợp pháp.”
Cuối tuần trước, lần đầu tiên, Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ, công bố một báo cáo, khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, thể hiện qua một đường gấp khúc với chín đoạn, chiếm khoảng 80% diện tích biển Ðông là “bất hợp pháp,” bởi theo luật pháp quốc tế, các yêu sách về lãnh hải phải bắt nguồn từ các cấu trúc ở đất liền. Việc Trung Quốc sử dụng “đường chín đoạn” nhằm đòi hỏi chủ quyền mà không dựa trên các cấu trúc ở đất liền hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước đây, Hoa Kỳ chỉ khẳng định sẽ ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển và trên không. Ðồng thời kêu gọi các bên có liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại biển Ðông giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và cho biết, Hoa Kỳ sẽ trung lập, không ủng hộ bên nào.
Tuy nhiên gần đây, sự thể đã khác.
Bất chấp các khuyến cáo của Hoa Kỳ về việc nên giữ nguyên trạng biển Ðông, Trung Quốc vẫn đẩy mạnh việc biến nhiều bãi đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ cho yêu sách về chủ quyền của mình tại biển Ðông.
Hồi cuối tháng 11, Quốc Hội Trung Quốc công báo kế hoạch khai thác chín mỏ dầu ở Bột Hải và biển Ðông từ 2014-2020 để “bảo đảm nguồn năng lượng” cho Trung Quốc cả ở hiện tại lẫn tương lai.
Bột Hải vốn thuộc chủ quyền của Trung Quốc (hợp thành bởi ba vịnh nhỏ thuộc Trung Quốc: Vịnh Lai Châu ở phía Nam, vịnh Liêu Ðông ở phía Bắc và vịnh Bột Hải ở phía Tây thông với Hoàng Hải) nhưng kế hoạch vừa kể vẫn được quan tâm một cách đặc biệt vì đó là lần đầu tiên, Trung Quốc công bố kế hoạch khai thác dầu với quy mô lớn tại biển Ðông. Trung Quốc ước tính, trong các năm từ 2014-2020, các mỏ dầu ở biển Ðông sẽ cung cấp 10 triệu tấn dầu mỗi năm.
Vài ngày sau, Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết 714, thúc giục Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tránh những hành động khiêu khích, khiến căng thẳng gia tăng như Trung Quốc đã từng thực hiện tại biển Hoa Ðông và biển Ðông. Nghị quyết 174 của Hạ Viện Hoa Kỳ được xem là hiếm có vì trước nay, thường chỉ có Thượng Viện Hoa Kỳ bày tỏ sự quan tâm và thông qua những nghị quyết liên quan đến đối ngoại.
Ðáp lại, ít ngày sau, Trung Quốc tuyên bố Tòa Trọng Tài về Luật Biển vô năng. Tuyên bố này được đưa ra một tuần, trước khi hết hạn nộp hồ sơ phản biện theo yêu cầu của Tòa Trọng Tài về Luật Biển. Hồi đầu tháng 6, Tòa Trọng Tài về Luật Biển từng yêu cầu Trung Quốc phải nộp hồ sơ phản biện trước ngày 15 tháng 12, khi xem xét vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Ðầu năm ngoái, Philippines khởi kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài về Luật Biển, sau khi Trung Quốc cưỡng đoạt bãi Scarborough thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines yêu cầu Tòa Trọng Tài về Luật Biển phán xét yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông sau khi Trung Quốc đòi chủ quyền khoảng 80% diện tích biển Ðông, theo một bản đồ do Trung Quốc tự vẽ hồi thập niên 1950.
Ngoài việc phủ nhận vai trò của Tòa Trọng Tài về Luật Biển, một viên chức của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nhận định, vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài về Luật Biển chỉ nhằm gây áp lực chính trị với Trung Quốc.
Ðại diện Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói với Reuters rằng, mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp về chủ quyền mà chỉ nhằm gây sức ép chính trị đối với Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở biển Ðông. Tuy nhiên Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Ðông cũng như các vùng biển lân cận. Vụ kiện cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Ðông.
Ngay sau khi các viên chức ngoại giao của Trung Quốc tuyên bố như thế, ông Albert del Rosario, ngoại trưởng Philippines nói với Reuters, chuyển các tranh chấp về chủ quyền trên biển Ðông cho Tòa Trọng Tài về Luật Biển phân xử là con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Các tuyên bố của Trung Quốc chỉ đẩy nhanh tiến độ của vụ kiện và quyết định có thể sẽ được thông qua trong quý 1 năm tới.
Các chuyên gia quốc tế đã nhiều lần cảnh báo rằng, việc Trung Quốc bất chấp những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, ồ ạt đưa tàu đánh cá và các loại tàu công vụ vào biển Ðông, gọi thầu và loan báo kế hoạch thăm dò-khai thác dầu tại biển Ðông, biến nhiều bãi đá thành đảo nhân tạo rồi xây dựng các căn cứ quân sự ở đó nhằm đặt cộng đồng quốc tế trước chuyện đã rồi đối với yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông. Có vẻ như báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, khẳng định yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông là bất hợp pháp nhằm phá vỡ ý đồ đó. (G.Ð)
Cuối tuần trước, lần đầu tiên, Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ, công bố một báo cáo, khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, thể hiện qua một đường gấp khúc với chín đoạn, chiếm khoảng 80% diện tích biển Ðông là “bất hợp pháp,” bởi theo luật pháp quốc tế, các yêu sách về lãnh hải phải bắt nguồn từ các cấu trúc ở đất liền. Việc Trung Quốc sử dụng “đường chín đoạn” nhằm đòi hỏi chủ quyền mà không dựa trên các cấu trúc ở đất liền hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Người dân Philippines trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc đòi bác bỏ đường 9 đoạn (hay lưỡi bò) mà Trung Quốc tự vạch ra trên biển Ðông. (Hình: Getty Images)
Trước đây, Hoa Kỳ chỉ khẳng định sẽ ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển và trên không. Ðồng thời kêu gọi các bên có liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại biển Ðông giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và cho biết, Hoa Kỳ sẽ trung lập, không ủng hộ bên nào.
Tuy nhiên gần đây, sự thể đã khác.
Bất chấp các khuyến cáo của Hoa Kỳ về việc nên giữ nguyên trạng biển Ðông, Trung Quốc vẫn đẩy mạnh việc biến nhiều bãi đá ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành đảo nhân tạo nhằm hỗ trợ cho yêu sách về chủ quyền của mình tại biển Ðông.
Hồi cuối tháng 11, Quốc Hội Trung Quốc công báo kế hoạch khai thác chín mỏ dầu ở Bột Hải và biển Ðông từ 2014-2020 để “bảo đảm nguồn năng lượng” cho Trung Quốc cả ở hiện tại lẫn tương lai.
Bột Hải vốn thuộc chủ quyền của Trung Quốc (hợp thành bởi ba vịnh nhỏ thuộc Trung Quốc: Vịnh Lai Châu ở phía Nam, vịnh Liêu Ðông ở phía Bắc và vịnh Bột Hải ở phía Tây thông với Hoàng Hải) nhưng kế hoạch vừa kể vẫn được quan tâm một cách đặc biệt vì đó là lần đầu tiên, Trung Quốc công bố kế hoạch khai thác dầu với quy mô lớn tại biển Ðông. Trung Quốc ước tính, trong các năm từ 2014-2020, các mỏ dầu ở biển Ðông sẽ cung cấp 10 triệu tấn dầu mỗi năm.
Vài ngày sau, Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết 714, thúc giục Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tránh những hành động khiêu khích, khiến căng thẳng gia tăng như Trung Quốc đã từng thực hiện tại biển Hoa Ðông và biển Ðông. Nghị quyết 174 của Hạ Viện Hoa Kỳ được xem là hiếm có vì trước nay, thường chỉ có Thượng Viện Hoa Kỳ bày tỏ sự quan tâm và thông qua những nghị quyết liên quan đến đối ngoại.
Ðáp lại, ít ngày sau, Trung Quốc tuyên bố Tòa Trọng Tài về Luật Biển vô năng. Tuyên bố này được đưa ra một tuần, trước khi hết hạn nộp hồ sơ phản biện theo yêu cầu của Tòa Trọng Tài về Luật Biển. Hồi đầu tháng 6, Tòa Trọng Tài về Luật Biển từng yêu cầu Trung Quốc phải nộp hồ sơ phản biện trước ngày 15 tháng 12, khi xem xét vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Ðầu năm ngoái, Philippines khởi kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài về Luật Biển, sau khi Trung Quốc cưỡng đoạt bãi Scarborough thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines yêu cầu Tòa Trọng Tài về Luật Biển phán xét yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông sau khi Trung Quốc đòi chủ quyền khoảng 80% diện tích biển Ðông, theo một bản đồ do Trung Quốc tự vẽ hồi thập niên 1950.
Ngoài việc phủ nhận vai trò của Tòa Trọng Tài về Luật Biển, một viên chức của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nhận định, vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài về Luật Biển chỉ nhằm gây áp lực chính trị với Trung Quốc.
Ðại diện Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói với Reuters rằng, mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp về chủ quyền mà chỉ nhằm gây sức ép chính trị đối với Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở biển Ðông. Tuy nhiên Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Ðông cũng như các vùng biển lân cận. Vụ kiện cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Ðông.
Ngay sau khi các viên chức ngoại giao của Trung Quốc tuyên bố như thế, ông Albert del Rosario, ngoại trưởng Philippines nói với Reuters, chuyển các tranh chấp về chủ quyền trên biển Ðông cho Tòa Trọng Tài về Luật Biển phân xử là con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Các tuyên bố của Trung Quốc chỉ đẩy nhanh tiến độ của vụ kiện và quyết định có thể sẽ được thông qua trong quý 1 năm tới.
Các chuyên gia quốc tế đã nhiều lần cảnh báo rằng, việc Trung Quốc bất chấp những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, ồ ạt đưa tàu đánh cá và các loại tàu công vụ vào biển Ðông, gọi thầu và loan báo kế hoạch thăm dò-khai thác dầu tại biển Ðông, biến nhiều bãi đá thành đảo nhân tạo rồi xây dựng các căn cứ quân sự ở đó nhằm đặt cộng đồng quốc tế trước chuyện đã rồi đối với yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông. Có vẻ như báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, khẳng định yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông là bất hợp pháp nhằm phá vỡ ý đồ đó. (G.Ð)
Không có nhận xét nào: