Dư luận Việt Nam ngày càng quan tâm tới vấn đề chủ quyền Biển Đông |
BBC: Trung Quốc nói vụ kiện mà Philippines khởi xướng lên tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc và được Việt Nam ủng hộ là 'không có tính pháp lý'.
Chiều thứ Năm 11/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói với các nhà báo ở Hà Nội rằng: "Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
Ông Bình cũng nói: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.
Tòa Trọng tài LHQ hiện đang thụ lý vụ kiện của Philippines đối với đường chủ quyền chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tuy Việt Nam không tham gia vụ kiện, nhưng việc trình bày quan điểm của mình và đề nghị tòa quan tâm cũng có thể coi như thái độ hậu thuẫn của Hà Nội.
Ngay lập tức, Trung Quốc lên tiếng phản bác.
Cũng chiều 11/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa; đồng thời nói "Trung Quốc không bao giờ chấp nhận chủ quyền" của Việt Nam tại đây.
Ông Hồng nói tại Bắc Kinh: "Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển của Trung Quốc và giải quyết các bất đồng trên cơ sở bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế nhằm cùng gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông".
Đặc biệt về vụ kiện của Philippines, hôm 7/12 chính phủ Trung Quốc đã công bố lập trường của mình nói Tòa Trọng tài LHQ không có tính pháp lý, và khẳng định Bắc Kinh sẽ không chấp nhận hoặc tham gia tố tụng.
Chiều thứ Năm 11/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói với các nhà báo ở Hà Nội rằng: "Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
Ông Bình cũng nói: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.
Tòa Trọng tài LHQ hiện đang thụ lý vụ kiện của Philippines đối với đường chủ quyền chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tuy Việt Nam không tham gia vụ kiện, nhưng việc trình bày quan điểm của mình và đề nghị tòa quan tâm cũng có thể coi như thái độ hậu thuẫn của Hà Nội.
Ngay lập tức, Trung Quốc lên tiếng phản bác.
Cũng chiều 11/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa; đồng thời nói "Trung Quốc không bao giờ chấp nhận chủ quyền" của Việt Nam tại đây.
Ông Hồng nói tại Bắc Kinh: "Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển của Trung Quốc và giải quyết các bất đồng trên cơ sở bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế nhằm cùng gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông".
Đặc biệt về vụ kiện của Philippines, hôm 7/12 chính phủ Trung Quốc đã công bố lập trường của mình nói Tòa Trọng tài LHQ không có tính pháp lý, và khẳng định Bắc Kinh sẽ không chấp nhận hoặc tham gia tố tụng.
Quan tâm
Theo Giáo sư Carlyle Thayer, nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, Việt Nam đã gửi "thông báo quan tâm" (statement of interest) của mình tới Tòa Trọng tài LHQ.
Trong thông báo này, Việt Nam thừa nhận Tòa Trọng tài có quyền hợp pháp trong vụ kiện do Philippines khởi xướng từ tháng 1/2013. Hai điểm quan trọng khác là Việt Nam đề nghị tòa quan tâm, đồng thời bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc.
"Với thông báo này, Việt Nam không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng đề nghị của Việt Nam sẽ được tòa ghi nhận và do vậy tầm quan trọng của vụ kiện sẽ được nâng lên."
Ông Thayer bình luận: "Nói cách khác, tuy vụ kiện vẫn chỉ là gip̃a hai quốc gia Philippines và Trung Quốc, các nhà trọng tài sẽ phải tính tới quyền lợi của các bên khác nữa".
Có thể Tòa Trọng tài sẽ mời Việt Nam trình bày về quyền lợi và quan tâm của mình, theo GS Thayer.
Đây là cách phản ứng thận trọng của Việt Nam trong bối cảnh Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị Hội nghị 10, có thể vào đầu tháng 1/2015.
Dù thế nào đi chăng nữa, động thái của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc bác bỏ tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng.
Theo Giáo sư Carlyle Thayer, nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, Việt Nam đã gửi "thông báo quan tâm" (statement of interest) của mình tới Tòa Trọng tài LHQ.
Trong thông báo này, Việt Nam thừa nhận Tòa Trọng tài có quyền hợp pháp trong vụ kiện do Philippines khởi xướng từ tháng 1/2013. Hai điểm quan trọng khác là Việt Nam đề nghị tòa quan tâm, đồng thời bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc.
"Với thông báo này, Việt Nam không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng đề nghị của Việt Nam sẽ được tòa ghi nhận và do vậy tầm quan trọng của vụ kiện sẽ được nâng lên."
Ông Thayer bình luận: "Nói cách khác, tuy vụ kiện vẫn chỉ là gip̃a hai quốc gia Philippines và Trung Quốc, các nhà trọng tài sẽ phải tính tới quyền lợi của các bên khác nữa".
Có thể Tòa Trọng tài sẽ mời Việt Nam trình bày về quyền lợi và quan tâm của mình, theo GS Thayer.
Đây là cách phản ứng thận trọng của Việt Nam trong bối cảnh Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị Hội nghị 10, có thể vào đầu tháng 1/2015.
Dù thế nào đi chăng nữa, động thái của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc bác bỏ tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng.
Không có nhận xét nào: