Tại Sao Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Chưa Quyết Định Sửa Điều 60 Luật BHXH? - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
18 tháng 5, 2015

Tại Sao Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Chưa Quyết Định Sửa Điều 60 Luật BHXH?

GNsP (17.5.2015) - Trong phiên họp vào chiều ngày 12.05, Ủy ban Thường vụ Quốc hội [UBTVQH] vẫn chưa thông qua việc có nên chỉnh, sửa ‘Điều 60 Luật BHXH 2014 về BHXH 1 lần’ hay không, bởi vì quan điểm của nhiều đại biểu cho rằng Điều 60 Luật BHXH là đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, và phù hợp với xu hướng quốc tế về an sinh xã hội cho người dân.

Bà Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: “Quy định có thể chưa phù hợp với một số đối tượng nào đó, trong thời điểm nào đó, nhưng phù hợp với chiến lược lâu dài, đảm bảo cho mọi người dân nằm trong vùng lưới đa tầng của an sinh xã hội, không để ai bị lọt xuống dưới đáy...”

Đồng tình với quan điểm của bà Ngân, bà Phạm Thị Hải Chuyền –Bộ LĐTB&XH- cũng nhận định rằng, “Điều 60 Luật BHXH năm 2014 được thiết kế theo hướng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đã đóng BHXH, tích lũy thời gian đóng BHXH trong quá trình lao động để có thể hưởng lương hưu hằng tháng nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động, thay vì nhận BHXH 1 lần.”

Liệu, lời khẳng định của bà Ngân và bà Chuyền có giúp cho đời sống người lao động không ‘bị lọt xuống dưới đáy...’ ? Hay, cuộc sống của người lao động đã xuống cái đáy của sự cùng cực đói nghèo rồi, nay nội dung của Luật BHXH năm 2014 cụ thể là Điều 60 BHXH tiếp tục tiếp tay nhấn chìm người dân chìm đắm trong cái đáy của cơ cực, của đói khổ và của lầm than?

Trong Luật BHXH 2014 có nhiều nội dung quy định xem ra gây bất lợi cho người lao động. Cụ thể, quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã ‘thu hẹp’ khoản tiền lương của người lao động -mà lẽ ra họ phải được hưởng trọn vẹn mức lương tháng. Bởi vì, theo Luật mới, người lao động phải trích ra 8% mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động vào quĩ hưu trí và tử tuất... Người lao động muốn nhận trợ cấp BHXH một lần thì phải đợi đến năm đủ tuổi hưu –đối với nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi- mới được lãnh. Chưa kể, người lao động quan ngại tình trạng kinh tế bị ‘lạm pháp’ sẽ gây ra đồng tiền mất giá. Điều này đã khiến người lao động phẫn nộ, phản đối Luật BHXH 2014.

Trích dẫn từ nguồn Báo điện tử Chính phủ cho biết, “đa số các thành viên UBTVQH khi phát biểu đều đồng tình với ý nghĩa của Điều 60...”. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng: “Nếu QH có sửa điều luật này thì sẽ là điều đáng tiếc”. Ông Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, “chúng ta phải bình tĩnh để phân tích nguyên nhân, tôi thấy mục tiêu và chính sách của Điều 60 là rất nhân văn”.

Dường như, những người đang tham gia dự thảo Luật, soạn thảo Luật... đang cố tình bỏ ngoài tai các ý kiến thấu lòng của người lao động, để phớt lờ đi một thực trạng khác của chế độ được Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, Cựu tù nhân lương tâm, nhận định rằng: “Phải chăng điều đó cũng có nghĩa là quỹ BHXH không còn khả năng chi trả cho những người này? Và đó là lý do tại sao đại biểu quốc hội không dám quyết dứt khoát và phải câu giờ. Nếu chấp nhận trả thì không có tiền, còn nếu không trả thì sẽ gây đình công, bạo loạn nếu người lao động không được nhận tiền.”

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung bình luận tiếp: “Theo định nghĩa của kinh tế học, "Vỡ nợ là tình trạng tài chính một người hay một thực thể kinh doanh gặp phải khi tài sản của họ không còn đủ để đáp ứng các nghĩa vụ phải trả hoặc không có khả năng trả các khoản nợ đến hạn". Vậy việc quỹ BHXH không thể trả nổi tiền cho người lao động muốn nhận tiền một lần đã được coi là vỡ nợ chưa? Tiền đóng quỹ BHXH đi đâu hết rồi?”.

Để trả lời câu hỏi của Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung đặt ra, Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, DCCT, có ý kiến rằng: “Việc mà các thành viên UBTVQH cho là ‘hạn chế tối đa việc hưởng BHXH một lần’ là ‘nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài’, nói dễ hiểu là tránh ‘vỡ quĩ BHXH’, không còn tiền trả lương cho ‘cán bộ hưu’. Như Đại tá PGS Tiến sĩ nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh - ở Học viện chính trị- Bộ Quốc phòng đã từng ‘giảng dạy’ huỵch toẹt rằng ‘nội dung rất cụ thể, rất thiết thực’ trong chuyện ‘làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam XHCN’, chính là ‘bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu’. Bảo vệ bằng được sổ hưu tức là bảo vệ được chế độ. Lấy tiền lương của người dân để trả lương cho cán bộ hưu, ‘bảo đảm bằng được sổ hưu cho cán bộ nghỉ hưu’, chính là nhằm ‘bảo đảm chế độ tồn tại lâu dài’.

Cũng trích từ nguồn Báo điện tử Chính phủ cho hay, các thành viên UBTVQH thắc mắc, nêu ra câu hỏi: “...tại sao chính sách tốt như vậy lại không nhận được sự đồng tình của người lao động ở một số địa phương như thời gian qua, trong khi lao động ở nhiều khu vực khác không phản ứng gì về chính sách này?”.

Những người lao động sống ở khu vực Sài Gòn phản ứng mạnh Luật BHXH do họ quá thấu hiểu chế độ cs này đang bảo vệ lợi ích của ‘ai’, mà đang tìm mọi cách thu vén những gì có thể có trong cái nồi cơm của họ. Và họ cũng thắc mắc rằng, liệu chế độ cs có tồn tại được đến khi họ nghỉ hưu hay không để mà được nhận trợ cấp BHXH?

Pv.GNsP
Tại Sao Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Chưa Quyết Định Sửa Điều 60 Luật BHXH? Reviewed by Unknown on 5/18/2015 Rating: 5 GNsP (17.5.2015) - Trong phiên họp vào chiều ngày 12.05, Ủy ban Thường vụ Quốc hội [UBTVQH] vẫn chưa thông qua việc có nên chỉnh, sửa ‘Đ...

Không có nhận xét nào: