Tại Sao Trung Quốc Không Thể Được Tin Tưởng - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
17 tháng 6, 2015

Tại Sao Trung Quốc Không Thể Được Tin Tưởng

Trong một bài do tờ báo của nhà nước Trung quốc, China Daily, phát hành vào ngày 27 tháng 5, Tổng Vụ trưởng, Ouyang Yujing, của Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốcđã loan báo rằng việc xây cất mới gây tranh cãi trên các đảo ở biển Đông là “chủ yếu cho các mục đích dân sự” bao gồm “đường băng, cầu tầu, viễn thông, khí tượng, an toàn hàng hải và các tiện ích quan sát môi trường”.

Chỉ 1 ngày sau tuyên bố của Ouyang Yujing, tờ Wall Street Journal đã cho biết rằng, do thám Mỹ đã thấy 2 khẩu pháo di động trên 1 trong các hòn đảo cải tạo. Các sỹ quan của Mỹ được trích dẫn nói rằng những vũ khí mà Trung Quốc đặt trên hòn đảo cải tạo chưa hoàn tất này có thể có tầm bắn tới các đảo lân cận mà phần lớn đang được Việt Nam và Philippines quản lí.

Sự hiện diện của các vũ khí tấn công mâu thuẫn với các tuyên bố trong công luận của Trung Quốc rằng các đảo cải tạo là chủ yếu để phục vụ các mục đích dân sự. Van Jackson làm việc tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ gọi sự tách rời rõ ràng giữa lời nói và hành động này của Trung Quốc là “nước đôi chiến lược”. Tuy nhiên môi trường chiến lược đang xấu dần ở biển Đông đòi hỏi 1 đánh giá lại tổng thể hơn về những đề xuất ngoại giao và an ninh của Trung Quốc. Một câu hỏi then chốt phải được trả lời là: Có phải đây là điều gì đó mới mẻ hay những lời nói và hành động của Trung Quốc thường xuyên tách rời nhau? Xem xét nhanh lại việc Bắc Kinh dính líu như thế nào vào các hàng xóm của mình trong 2 thập kỉ qua sẽ cho thấy vế sau mới là đúng.

Tháng 2 năm 1995, 1 đợt bão tràn vào đã buộc Philippines phải tạm dừng việc tuần tra ở bãi Vành Khăn. Manila đã bị Trung Quốc tước rất nhanh quyền kiểm soát, chiếm vùng đảo dang trong tranh chấp. Ngay lập tức, Philippines khám phá ra rằng, Trung Quốc đã xây dựng các kiến trúc trên đỉnh bãi đá – 4 trạm thiết bị vệ tinh truyền thông trên trụ cùng với ít nhất 3 boong-ke bát giác trên mỗi trạm. Một số lớn các tàu hải quân của quân giải phóng Trung Quốc cũng đã được phát hiện ở vùng xung quanh, 1 số trong số đó được vũ trang mạnh. Đây là vị đắng đầu tiên đối với Philippines về sự quả quyết của Trung Quốc ở biển Đông. Khi đó, tổng thống Philippines, Fidel Ramos, đã nêu vấn đề với các đối tác của mình ở ASEAN và với Mỹ, đồng minh duy nhất của Philippines. Ramos cũng đã ra lệnh phá hủy các phao và vật dấu do các tàu của chính phủ Trung Quốc thả xuống các phần khác của các vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Đe dọa của Trung Quốc đã lập tức lặp đi, lặp lại trong toàn vùng. Trong nỗ lực kìm chế hậu quả xấu về ngoại giao của việc chiếm đóng của Trung Quốc đối với bãi Vành Khăn, Bắc Kinh khăng khăng rằng các tiện ích mới của họ chỉ được xây dựng để phục vụ nơi trú ẩn tạm thời cho ngư phủ Trung Quốc, không phải cho đồn trú vĩnh viễn của quân đội. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đồng ý kí 1 bộ quy tắc ứng xử song phương với Philippines để đảm bảo với các nước trong vùng rằng họ đã không có ý định phá vỡ thêm hiện trạng. Tuy nhiên, giữa tháng 3 và tháng 5 của năm sau đó, có tiết lộ cho thấy các tiện ích của Trung Quốc trên bãi đá đã được nâng cấp với những thiết bị điện tử phức tạp. Vào năm 1998, cấu trúc nhỏ bé đã trở thanh 1 tòa nhà nhiều tầng kiên cố, định kì là nơi neo đậu chưa từng thấy bao giờ của tàu hộ tống hải quân quân giải phóng Trung quốc.

Hai mươi năm sau, sau vụ việc, Trung Quốc bây giờ đang tiến hành dự án bồi đắp quy mô lớn đất đai trên cùng bãi đá. Những gì mà Bắc kinh đã đơn giản mô tả chỉ đơn giản là 1 khu đồn trú cho các ngư phủ trong phạm vị vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo UNCLOS 1995, bây giờ đang trở thành 1 cơ sở quân sự chủ yếu, nơi có thể sớm đồn trú nhiều tàu chiến của quân giải phóng Trung Quốcvà thậm chí máy bay chiến đấu – có thể là màn dạo đầu của tuyên bố vùng cấm bay (ADIZ) trên biển Đông.

Vào năm 2002, Bắc Kinh đã kí Tuyên bố ứng xử ASEAN-Trung Quốc (DOC) của các bên ở biển Đông. Điều V của văn bản nói rằng: “Các bên cam kết thực hiện tự kiềm chế các hoạt động không làm phức tạp hoặc leo thang các tranh cãi và làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định bao gồm, cùng với các việc khác, ngừng các hoạt động tạo lập sự sống trên các đảo, bãi đá, bãi chìm, mô và các cấu trúc khác hiện không có sự sống”. Đầu năm 2014, Trung Quốc bắt đầu các hoạt động bồi tạo đất trên bãi Chữ Thập, bãi Ga Ven, bãi Nam Johnson, bãi Vành khăn, bãi Subi trên các nhóm đảo Trường Sa. Những dự án bồi tạo đất này giúp Trung Quốc tạo sự sống cho các thực thể trước đây không có sự sống, phi phạm trực tiếp Điều V của DOC. Bắc Kinh tiếp tục cam kết tuân thủ thông qua hứa hẹn của mình vào năm 2002 trong DOC, mặc dù hành động cho thấy điều ngược lại mới đúng.

Điển hình của bất đồng Trung-Phi về vùng nước ở bãi chìm Sca-bơ-rơ là vào năm 2012, Bắc Kinh và Manila, thông qua trung gian Oa-sinh-tơn, đã đồng ý hạ nhiệt căng thẳng bằng việc cùng nhau rút các tàu của mình ra khỏi vùng cho đến khi đạt được1 thỏa thuận dài hạn. Manila tuân thủ. Bắc Kinh đã không tuân thủ. Từ đó, tàu bè của chính phủ Trung Quốc đã trở thành thực thể cố định vĩnh viễn ở bãi chìm, cách 124 hải lí từ đảo Luzon gần nhất của Philippines, khoảng 500 hải lí từ vùng đất lớn, đảo Hải nam, của Trung quốc. Nói ngắn gọn lại, Bắc Kinh lừa gạt cả 2, cả Manila và Washington, để thay đổi hiện trạng theo lợi ích của mình.

Bắc Kinh đã thực hiện tương tự mô hình nước đôi trong chuyến viếng thăm đầu tiên của thủ tướng Lý Khắc Cường tới Ấn độ vào 2013.Trong chuyến thăm đó, Lý đã nói “Chúng ta, cả 2, tin tưởng rằng, với tư cách là 2 nền văn minh cổ đại, Trung Quốc và Ấn Độ có sự thông thái để tìm 1 giải pháp công bằng, hợp lí và cùng chấp nhận được. Trước khi vấn đề về biên giới được giải quyết, chúng ta sẽ trau dồi các cơ chế thích hợp về các vấn đề biên giới và làm tăng tính hiệu quả của chúng, quản lý đúng đắn các khác biệt và cùng nhau duy trì hoà bình và yên vui ở các vùng biên giới”. Tuy nhiên, nhanh chóng phát hiện ra rằng, 1 đạo quân Trung Quốc đã căng lều trại ở thung lũng Depsung dọc theo đường thực quản lí (LAC) ở khu vực miền tây biên giới Ấn-Trung, 1 vùng dưới sự kiểm soát của New Delhi theo nguyên trạng. Những sự kiện này đã tự lặp lại khi chủ tịch Tập Cận Bình thăm Ấn Độ vào năm tiếp theo.

Tương tự, vào tháng 10 năm 2013, thủ tướng Trung Quốc đã thăm Việt Nam, gặp đồng cấp, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai nhà lãnh đạo cam kết “thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc tranh cãi hải phận và không có thêm hoạt động gì có thể làm phực tạp thêm và tăng thêm tranh cãi” Tuy vậy, vào tháng 5 năm 2014, chỉ 7 tháng sau tuyên bố, Công ty dầu ngoài khơi quốc gia (CNOOC) do Bắc Kinh làm chủ đã đưa dàn khoan dầu hàng tỉ đô la của mình, giàn khoan Hải dương 981 (HD981), vào vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. Hãng truyền thông nhà nước Xinhua trích lới chủ tịch Công ty dầu ngoài khơi quốc gia (CNOOC), Wang Yilin, nói rằng “Những đại giàn khoan nước sâu là lãnh thổ quốc gia di động và vũ khí của chúng ta…”

Đây chỉ là một vài ví dụ. Tuy nhiên lại là điều mô tả loại hành xử đó, chính sách nói và làm, quả quyết từ từ, xâm lược từ từ, hoặc nước đôi chiến lược – Những trường hợp này chứng tỏ một điều: Tồn tại một khác biệt cố hữu giữa lời nói và hành động của Trung Quốc trong các mối liên hệ với các nước láng giềng của mình. Mỗi một lần Bắc Kinh bị đối mặt với lời nói về sự thật khó chịu này, câu trả lời của Bắc Kinh là 1 đòi hỏi được che phủ mù mờ “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các vùng tranh chấp. Thay vì nhìn vào việc các hành động của Trung Quốc đã đang làm xấu đi môi trường an ninh khu vực như thế nào, Trung Quốc tìm cách đổ lỗi cho các nước khác.

Nhất quán với điệp khúc “trỗi dậy hòa bình” của mình, Trung Quốc tự mô tả bản thân bằng lời nói như là một sức mạnh hào hiệp, tốt bụng với những chủ trương vô hại. Có lẽ ý nghĩa nhất là Bắc Kinh đang thúc dục cho một kiểu mới về các mối quan hệ sức mạnh chủ yếu với Washington. Gần đây, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã tuyên bố rằng đất nước của mình “đã sẵn sàng làm việc với phía Nhật Bản để tiến tới hợp tác và tình hữu nghị láng giềng”. Trong những năm tới, nhiều lời hoa mỹ sẽ có thể được cất lên từ Trung Quốc và từ những người lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, với những hành động luôn luôn mâu thuẫn với đề xuất ngoại giao của Trung Quốc, cả tức thì hay muộn hơn, thế giới có thể không còn đủ sức để tin vào lời nói của Bắc Kinh.

Về tác giả: Jeffrey Ordaniel đang làm tiến sỹ tại Chương trình Nghiên cứu An ninh và Quốc tế của Viện Cao học Quốc gia về Nghiên cứu Chính sách, Tokyo. Ông là một nghiên cứu sinh của Chương trình Lãnh đạo trẻ của Diễn đàn Thái bình dương cơ sở tại Hawaii thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (PF-CSIS).
Jeffrey Ordaniel
Người dịch: ĐT
Tại Sao Trung Quốc Không Thể Được Tin Tưởng Reviewed by Unknown on 6/17/2015 Rating: 5 Trong một bài do tờ báo của nhà nước Trung quốc, China Daily, phát hành vào ngày 27 tháng 5, Tổng Vụ trưởng, Ouyang Yujing, của Vụ Biên g...

1 nhận xét: