Hình: Đại Sứ Ted Osius rút thẻ “nhân quyền” trong túi ra, trong buổi nói chuyện với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon hôm 12/7. Photo courtesy of Người Việt/Dân Huỳnh
“Câu chuyện trong tuần” kỳ này Mặc Lâm sẽ cùng khách mời của chương trình là nhà báo Đỗ Dzũng, Tổng thư ký nhật báo Người Việt tại Nam California người đã tham dự cuộc họp báo do Đại sứ Ted Osius tổ chức nói về quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam sau chuyến công du của ông TBT Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ.
Nhân quyền tại VN sẽ phải thay đổi?
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà báo Đỗ Dzũng. Anh đã trực tiếp dự cuộc họp báo của Đại sứ Ted Osius tổ chức tại Little Saigon, xin anh cho biết cuộc họp lần này có được người Việt cũng như truyền thông Việt ngữ tại California quan tâm hay không?
Sau đó ông có cuộc gặp riêng với báo giới tại Việt Nam kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ thì cũng có mặt ba vị dân cử ngoại trừ bà Sanchez đi về vì có việc có ba người là ông Ed Royce, ông Alan Lowenthal và ông Dana Rohrabacher. Nói chung buổi gặp gỡ diễn ra từ 1 giờ 30 tới 5 giờ chiều.
Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì Đại sứ Ted Osius rất lạc quan khi cho rằng nhân quyền tại Việt Nam sẽ phải thay đổi. Anh có thêm chi tiết gì về phát biểu này thưa anh?
Đỗ Dzũng: Thực sự thì chúng ta không biết nó sẽ thay đổi như thế nào nhưng qua những gì tôi quan sát ông ấy nói thì tôi nghĩ điều ông nói có thể là đúng. Ông ấy khẳng định như thế này: những gì mà Hoa Kỳ cố gắng không bảo đảm được Việt Nam sẽ thay đổi về nhân quyền trong những ngày tới nếu Hoa Kỳ không dấn thân không engage (tham gia) hay không có tiếng nói.
Hoa Kỳ hy vọng khi engage Việt Nam vào quan hệ buôn bán giao thương giữa hai nước cũng như thừa nhận lẫn nhau thì Hoa Kỳ hy vọng sẽ nói được tiếng nói trong đó, còn nếu không thì người khác sẽ nhảy vào nói tiếng nói của họ. Ông nói với vai trò đại sứ của ông, với quan hệ Việt Nam Hoa kỳ trong hai mươi năm qua thì ông là người đầu tiên làm nhân viên tòa đại sứ tại Việt Nam dưới thời ông Pete Peterson cho nên ông tự tin cho rằng Việt Nam sẽ có thay đổi bởi những gì ông đã thấy trong thời gian qua.
Ông dẫn chứng như thế này: cách đây 20 năm khi Hoa Kỳ quan hệ với Việt Nam thì người Việt không có Internet, không có các tổ chức xã hội dân sự bây giờ đã có 40 triệu người sử dụng Internet cũng như Facebook và đã có hàng chục tổ chức xã hội dân sự thì đó là điều mà ông nói rằng có thay đổi. Về mặt nhân quyền ông nói có thay đổi một chút mặc dù chưa đạt yêu cầu nhưng ông nói rằng nếu Hoa Kỳ không dấn thân vào thì coi như không thể làm gì được. Ông nói nếu ông không tận dụng cơ hội này thì không hoàn thành nhiệm vụ đại sứ của ông.
Ông dẫn chứng giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian qua và sắp tới. Chẳng hạn như thương mại hai bên năm nay dã đạt mức 36 tỷ đô la so với 20 năm trước chỉ có 500 triệu đô la và ông nói năm tới nó sẽ lên 40 tỉ đô la. Mặc dù có thâm thủng giữa hai bên Hoa Kỳ bán hàng qua Việt Nam ít hơn là Việt Nam bán cho Hoa Kỳ nhưng vừa rồi Hoa Kỳ đã ký bán cho Việt Nam máy bay và động cơ máy bay cho Việt Nam Airlines cũng như Vietjet Air giá 13 tỉ đô la và tạo ra rất nhiều việc làm cho Hoa Kỳ.
Đó là những điều ông hy vọng và ông bảo rằng nếu chúng ta không làm thì chúng ta sẽ không có cơ hội. Ông nói rằng những quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không chỉ quan hệ giữa hai chính phủ mà là quan hệ giữa hai người dân. Ông cũng nhắc tới chuyện có tới 17 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ cũng như lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chấp nhận cho Hoa Kỳ mở đại học Fulbright tại Sài Gòn trong những ngày tới. Chúng ta biết trước giờ Hoa Kỳ đã mất tới 15 năm để vận động cho việc này bởi vì Việt Nam luôn coi việc đưa văn hóa giáo dục vào Việt Nam là diễn biến hòa bình mà bây giờ Việt Nam đã chấp nhận thì đó là cái mà ông dẫn chứng ra.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà báo Đỗ Dzũng. Anh đã trực tiếp dự cuộc họp báo của Đại sứ Ted Osius tổ chức tại Little Saigon, xin anh cho biết cuộc họp lần này có được người Việt cũng như truyền thông Việt ngữ tại California quan tâm hay không?
Ông nói rằng những quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không chỉ quan hệ giữa hai chính phủ mà là quan hệ giữa hai người dân. Ông cũng nhắc tới chuyện có tới 17 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ cũng như lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chấp nhận cho Hoa Kỳ mở đại học Fulbright tại Sài Gòn trong những ngày tới. -Đỗ DzũngĐỗ Dzũng: Chiều Chúa nhật ngày 12 tháng 7 vừa rồi tại Le-Jao Center rất là đông người. Có thể nói người tham dự ngồi kín hết phòng họp. Ngoài ông Ted Osius ra còn có nhiều vị dân cử địa phương, đặc biệt có 4 vị dân cử liên bang đó là Dân biểu Ed Royce Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, bà dân biểu Loretta Sanchez ông dân biểu Alan Lowenthal và dân biểu Dana Rohrabacher. Cuộc họp diễn ra khoảng hai tiếng đồng hồ trong đó có phần hỏi và trả lời. Ông Ted Osius nói về chính sách giữa Mỹ và Việt Nam đã quan hệ trong hai mươi năm qua cũng như các ngày sắp tới.
Sau đó ông có cuộc gặp riêng với báo giới tại Việt Nam kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ thì cũng có mặt ba vị dân cử ngoại trừ bà Sanchez đi về vì có việc có ba người là ông Ed Royce, ông Alan Lowenthal và ông Dana Rohrabacher. Nói chung buổi gặp gỡ diễn ra từ 1 giờ 30 tới 5 giờ chiều.
Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì Đại sứ Ted Osius rất lạc quan khi cho rằng nhân quyền tại Việt Nam sẽ phải thay đổi. Anh có thêm chi tiết gì về phát biểu này thưa anh?
Đỗ Dzũng: Thực sự thì chúng ta không biết nó sẽ thay đổi như thế nào nhưng qua những gì tôi quan sát ông ấy nói thì tôi nghĩ điều ông nói có thể là đúng. Ông ấy khẳng định như thế này: những gì mà Hoa Kỳ cố gắng không bảo đảm được Việt Nam sẽ thay đổi về nhân quyền trong những ngày tới nếu Hoa Kỳ không dấn thân không engage (tham gia) hay không có tiếng nói.
Thị Trưởng Garden Grove Bảo Nguyễn (phải) đặt câu hỏi với Đại Sứ Ted Osius trong buổi nói chuyện với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon hôm 12/7. Photo courtesy of Người Việt/Dân Huỳnh. |
Hoa Kỳ hy vọng khi engage Việt Nam vào quan hệ buôn bán giao thương giữa hai nước cũng như thừa nhận lẫn nhau thì Hoa Kỳ hy vọng sẽ nói được tiếng nói trong đó, còn nếu không thì người khác sẽ nhảy vào nói tiếng nói của họ. Ông nói với vai trò đại sứ của ông, với quan hệ Việt Nam Hoa kỳ trong hai mươi năm qua thì ông là người đầu tiên làm nhân viên tòa đại sứ tại Việt Nam dưới thời ông Pete Peterson cho nên ông tự tin cho rằng Việt Nam sẽ có thay đổi bởi những gì ông đã thấy trong thời gian qua.
Ông dẫn chứng như thế này: cách đây 20 năm khi Hoa Kỳ quan hệ với Việt Nam thì người Việt không có Internet, không có các tổ chức xã hội dân sự bây giờ đã có 40 triệu người sử dụng Internet cũng như Facebook và đã có hàng chục tổ chức xã hội dân sự thì đó là điều mà ông nói rằng có thay đổi. Về mặt nhân quyền ông nói có thay đổi một chút mặc dù chưa đạt yêu cầu nhưng ông nói rằng nếu Hoa Kỳ không dấn thân vào thì coi như không thể làm gì được. Ông nói nếu ông không tận dụng cơ hội này thì không hoàn thành nhiệm vụ đại sứ của ông.
Ông dẫn chứng giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian qua và sắp tới. Chẳng hạn như thương mại hai bên năm nay dã đạt mức 36 tỷ đô la so với 20 năm trước chỉ có 500 triệu đô la và ông nói năm tới nó sẽ lên 40 tỉ đô la. Mặc dù có thâm thủng giữa hai bên Hoa Kỳ bán hàng qua Việt Nam ít hơn là Việt Nam bán cho Hoa Kỳ nhưng vừa rồi Hoa Kỳ đã ký bán cho Việt Nam máy bay và động cơ máy bay cho Việt Nam Airlines cũng như Vietjet Air giá 13 tỉ đô la và tạo ra rất nhiều việc làm cho Hoa Kỳ.
Đó là những điều ông hy vọng và ông bảo rằng nếu chúng ta không làm thì chúng ta sẽ không có cơ hội. Ông nói rằng những quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không chỉ quan hệ giữa hai chính phủ mà là quan hệ giữa hai người dân. Ông cũng nhắc tới chuyện có tới 17 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ cũng như lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chấp nhận cho Hoa Kỳ mở đại học Fulbright tại Sài Gòn trong những ngày tới. Chúng ta biết trước giờ Hoa Kỳ đã mất tới 15 năm để vận động cho việc này bởi vì Việt Nam luôn coi việc đưa văn hóa giáo dục vào Việt Nam là diễn biến hòa bình mà bây giờ Việt Nam đã chấp nhận thì đó là cái mà ông dẫn chứng ra.
Mong giá trị Mỹ được người Việt đem về nước
Khi họp báo ông trả lời rất bình tĩnh và nói rõ đường lối của người Mỹ trong những ngày qua và ông cũng rút ra cái thẻ trong người ông là Thẻ nhân quyền, ông bảo khi ông đi đâu thì cũng mang cái thẻ này và tất cả nhân viên của ông cũng vậy. Nó luôn nhắc nhở ông luôn đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. -Đỗ DzũngMặc Lâm: Theo anh dưới cái nhìn của một nhà báo, qua tất cả những điều mà ông đại sứ nói ngoại trừ nhân quyền mà ta vừa nghe thì câu hỏi nào mà báo chí cũng như người tham dự đặt ra cho ông ấy anh cho là ấn tượng nhất?
Đỗ Dzũng: Tôi nghĩ có một câu hỏi ấn tượng nhất đó là khi chị Hà Giang của báo Người Việt hỏi về vấn đề kết nghĩa với các thành phố tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Chị Hà Giang cho rằng các thành phố Hoa Kỳ là thành phố theo chế độ dân chủ trong khi các thành phố của Việt Nam theo chế độ cộng sản không có nhân quyền và dân chủ thì tại sao chúng ta lại kết nghĩa? Ông Ted Osius nói thẳng là ông ấy nghĩ là phải kết nghĩa bởi vì càng kết nghĩa nhiều thì người dân qua lại không những trao đổi giữa con người, hàng hóa mà còn trao đổi tư tưởng. Khi ấy giá trị của Mỹ nó sẽ được người Việt Nam đem về nước để từ đó thay đổi xã hội và có thể thay đổi luôn thể chế.
Chẳng hạn như trong thời gian qua có tới 6 - 7 Ủy viên Bộ chính trị Việt Nam sang Hoa Kỳ và sắp tới đây sau chuyến đi của ông Trọng còn những chuyến đi khác nữa. Chính những cái đó nó làm cho giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi. Ông ủng hộ chuyện người qua lại càng nhiều càng tốt nhưng mà vấn đề nhân quyền vẫn là vấn đề then chốt trong quan hệ Việt Mỹ.
Và có một người đặt câu hỏi ấn tượng thứ hai là về vấn đề hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí toàn bộ cho Việt Nam thì ông nói bây giờ Hoa Kỳ chỉ bỏ một phần nào thôi và ông luôn luôn nói với các lãnh đạo Việt Nam rằng nếu quý vị không cải thiện nhân quyền một cách đáng kể thì không có chuyện bán vũ khí, hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Tôi nghĩ đó là hai điều mà tôi cho là ấn tượng nhất.
Đông đảo người Việt đến nghe đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói chuyện ở Little Saigon hôm 12/7. Photo courtesy of Người Việt/Dân Huỳnh. |
Mặc Lâm: Câu hỏi cuối cùng theo anh qua cuộc họp báo này dư luận truyền thông cũng như người tham dự đánh giá cách ông Ted Osius đặt vấn đề cũng như trả lời các câu hỏi được đánh giá ra sao?
Đỗ Dzũng: Tôi có nói chuyện với nhiều phóng viên các nhà báo cũng như một số người thì có thể nói là họ khá hài lòng với ông Ted Osius này. Bởi vì qua tài ăn nói của ông, nhà ngoại giao thì đương nhiên ăn nói giỏi, điều thứ hai là ông nói tiếng Việt cũng khá khiến nhiều người thích. Đặc biệt là so với các vị tiền nhiệm của ông tức 5 vị đại sứ khác thì ông này gần như không từ chối một buổi gặp gỡ nào hết.
Ông đi gặp rất nhiều người, ngay tối Thứ Sáu ông gặp blogger Điếu Cày qua ngày Thứ Bảy ông gặp 8 đảng phái chính trị trong cộng đồng Việt Nam rồi ngày hôm sau Chúa Nhật, buổi sáng ông đến đài SBTN, đến chùa Phật Quang của văn phòng II Viện Hóa Đạo, gặp gỡ cộng đồng, gặp gỡ báo chí, gặp Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn. Hôm sau ông gặp Hội đồng Liên tôn, gặp giám sát viên Andrew Đỗ gặp cả Phòng thương mại Việt Mỹ…nói chung không từ một chỗ nào cả. Đó là điều làm người ta hài lòng nhất.
Đặc biệt khi họp báo ông trả lời rất bình tĩnh và nói rõ đường lối của người Mỹ trong những ngày qua và ông cũng rút ra cái thẻ trong người ông là Thẻ nhân quyền, ông bảo khi ông đi đâu thì cũng mang cái thẻ này và tất cả nhân viên của ông cũng vậy. Nó luôn nhắc nhở ông luôn đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam.
Đây là điểm đặc biệt mà từ trước tới giờ cả 5 vị đại sứ tiền nhiệm của ông không có được. Chúng tôi cũng nghĩ rằng một phần nữa là ông nói được tiếng Việt, ông biết nấu ăn và từng ở Việt Nam lâu năm. Những cái đó gây được thiện cảm của người Việt Nam thưa anh.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà báo Đỗ Dzũng.
Không có nhận xét nào: