Tại điều 79 của Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam có quy định về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trước hết phải hiểu thế nào là chính quyền nhân dân ?. Bình thường thì chính quyền của Nhân dân là phải hợp hiến và phải được kế tục hợp pháp theo thời gian. Những cuộc cách mạng để thay đổi chính phủ sau đó sẽ dần dần có Hiến Pháp và sau đó bỏ phiếu trưng cầu dân ý của Nhân dân mới xác định nó là chính quyền của nhân dân. Mà thực tế trên thế giới thường tách bạch rất rõ chính quyền là chính quyền, nhân dân là nhân dân. Chính quyền là một bộ máy có cơ cấu ăn lương là tiền thuế của nhân dân để làm thuê cho dân.
Ở Việt nam một chính quyền được những người cộng sản cướp được từ tay Phát xít Nhật năm 1945, sau đó là kháng chiến chống pháp và dần dần được công nhận mà chưa có trưng cầu ý dân về chính quyền đó. Bây giờ Đảng cộng sản lãnh đạo đất nước từ trung ương đến địa phương, từ cấp Chính phủ cho đến cấp xã, đều là đảng viên Cộng sản lãnh đạo làm chủ tịch mà đảng cộng sản thì chỉ đại diện chưa đến 4% dân số vì vậy không thể gọi là chính quyền nhân dân.
Một điểm nữa là chính quyền thì có 4 cấp, từ cấp Trung ương, Tỉnh, Huyện rồi đến Xã. Như vậy khi nói lật đổ Chính quyền là phải thay đổi cả 4 cấp hoặc ít nhất là từ trung ương bị mất quyền thì mới gọi là bị lật đổ và mất quyền. Mặt khác Chính quyền tượng trưng là con dấu, nếu quần chúng hoặc ai đó đập phá hoặc lấy mất con dấu của chính quyền xã thì thường không bị kết án vì “lật đổ chính quyền” mà lại bị quy tội gây rối hoặc bạo loạn. Nhưng lẽ ra thì như vậy phải là phạm tội lật đổ chính quyền rồi vì dù chỉ là ở cấp xã nhưng cũng là một cấp của chính quyền.
Còn một điểm nữa là hoạt động nhằm lật đổ thì phải có mục tiêu ghi rõ cụ thể là lật đổ là gì, lật đổ ai và lật đổ nghĩa là làm sao. Nếu ai đó chạy đến ủy ban nhân dân xã rồi kéo ông chủ tịch xã xuống, hất đổ ghế thì cũng không đủ coi là lật đổ chính quyền mặc dù là có hoạt động “lật đổ” thật.
Từ lật đổ nghe rùng rợn và nguy hiểm quá tưởng như sẽ bị mất chính quyền đến nơi rồi nhưng thực tế thì những người bị kết án lật đổ thường rất bình thường, chỉ là nông dân, dân oan hoặc vài trí thức còn rất trẻ thì không hiểu họ làm sao lật đổ được.
Gần đây Chính quyền bắt mấy sinh viên thanh niên còn rất trẻ mà lại nói là họ hoạt động lật đổ thì chẳng qua bội gio chát phấn vào mặt chính quyền vì tầm cỡ đó làm sao lật đổ được. Thực tế lật đổ là làm mất chính quyền mà tầm mấy ông đó làm sao làm được. Nếu nói hoạt động thì phải chứng minh rõ là họ làm điều đó để lật đổ. Ví dụ chứng minh rằng họ đi biểu tình là lật đổ, rải truyền đơn lật đổ, bạo động lật đổ….Nghĩa là nếu bắt người hoạt động lật đổ thì phải có sự lật đổ. Nói thật ra không có chuyện lật đổ được, mà tội này chỉ là con ma để dọa trẻ con copy từ những điều luật khác từ các nước Đông Âu, ở các nước phương tây thì không hề có tội lật đổ mà chỉ có tội: Phá hoại nếu phá phách, tội bạo loạn nếu có vũ trang, tội giết người nếu dại dột đập chết cán bộ….
Thực tế là chỉ có điều trong nội bộ cấp cao của các chế độ độc tài mới có thể “lật đổ” lẫn nhau vì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị hoặc giặc ngoại xâm đánh vào để lật đổ chính quyền được.
Chúng tôi thấy việc bắt giữ mấy sinh viên và giáo dân công giáo còn trẻ và lo đi làm ăn thì chẳng qua là mất uy tín và niềm tin vào sự vững chắc của chính quyền mà thôi. Chẳng lẽ chính quyền kém cỏi đến thế ư, để mấy cậu sinh viên lật đổ ?
Nguyễn Văn Bùi Chu
CTV Thanh niên công giáo
Trước hết phải hiểu thế nào là chính quyền nhân dân ?. Bình thường thì chính quyền của Nhân dân là phải hợp hiến và phải được kế tục hợp pháp theo thời gian. Những cuộc cách mạng để thay đổi chính phủ sau đó sẽ dần dần có Hiến Pháp và sau đó bỏ phiếu trưng cầu dân ý của Nhân dân mới xác định nó là chính quyền của nhân dân. Mà thực tế trên thế giới thường tách bạch rất rõ chính quyền là chính quyền, nhân dân là nhân dân. Chính quyền là một bộ máy có cơ cấu ăn lương là tiền thuế của nhân dân để làm thuê cho dân.
Ở Việt nam một chính quyền được những người cộng sản cướp được từ tay Phát xít Nhật năm 1945, sau đó là kháng chiến chống pháp và dần dần được công nhận mà chưa có trưng cầu ý dân về chính quyền đó. Bây giờ Đảng cộng sản lãnh đạo đất nước từ trung ương đến địa phương, từ cấp Chính phủ cho đến cấp xã, đều là đảng viên Cộng sản lãnh đạo làm chủ tịch mà đảng cộng sản thì chỉ đại diện chưa đến 4% dân số vì vậy không thể gọi là chính quyền nhân dân.
Một điểm nữa là chính quyền thì có 4 cấp, từ cấp Trung ương, Tỉnh, Huyện rồi đến Xã. Như vậy khi nói lật đổ Chính quyền là phải thay đổi cả 4 cấp hoặc ít nhất là từ trung ương bị mất quyền thì mới gọi là bị lật đổ và mất quyền. Mặt khác Chính quyền tượng trưng là con dấu, nếu quần chúng hoặc ai đó đập phá hoặc lấy mất con dấu của chính quyền xã thì thường không bị kết án vì “lật đổ chính quyền” mà lại bị quy tội gây rối hoặc bạo loạn. Nhưng lẽ ra thì như vậy phải là phạm tội lật đổ chính quyền rồi vì dù chỉ là ở cấp xã nhưng cũng là một cấp của chính quyền.
Còn một điểm nữa là hoạt động nhằm lật đổ thì phải có mục tiêu ghi rõ cụ thể là lật đổ là gì, lật đổ ai và lật đổ nghĩa là làm sao. Nếu ai đó chạy đến ủy ban nhân dân xã rồi kéo ông chủ tịch xã xuống, hất đổ ghế thì cũng không đủ coi là lật đổ chính quyền mặc dù là có hoạt động “lật đổ” thật.
Từ lật đổ nghe rùng rợn và nguy hiểm quá tưởng như sẽ bị mất chính quyền đến nơi rồi nhưng thực tế thì những người bị kết án lật đổ thường rất bình thường, chỉ là nông dân, dân oan hoặc vài trí thức còn rất trẻ thì không hiểu họ làm sao lật đổ được.
Gần đây Chính quyền bắt mấy sinh viên thanh niên còn rất trẻ mà lại nói là họ hoạt động lật đổ thì chẳng qua bội gio chát phấn vào mặt chính quyền vì tầm cỡ đó làm sao lật đổ được. Thực tế lật đổ là làm mất chính quyền mà tầm mấy ông đó làm sao làm được. Nếu nói hoạt động thì phải chứng minh rõ là họ làm điều đó để lật đổ. Ví dụ chứng minh rằng họ đi biểu tình là lật đổ, rải truyền đơn lật đổ, bạo động lật đổ….Nghĩa là nếu bắt người hoạt động lật đổ thì phải có sự lật đổ. Nói thật ra không có chuyện lật đổ được, mà tội này chỉ là con ma để dọa trẻ con copy từ những điều luật khác từ các nước Đông Âu, ở các nước phương tây thì không hề có tội lật đổ mà chỉ có tội: Phá hoại nếu phá phách, tội bạo loạn nếu có vũ trang, tội giết người nếu dại dột đập chết cán bộ….
Thực tế là chỉ có điều trong nội bộ cấp cao của các chế độ độc tài mới có thể “lật đổ” lẫn nhau vì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị hoặc giặc ngoại xâm đánh vào để lật đổ chính quyền được.
Chúng tôi thấy việc bắt giữ mấy sinh viên và giáo dân công giáo còn trẻ và lo đi làm ăn thì chẳng qua là mất uy tín và niềm tin vào sự vững chắc của chính quyền mà thôi. Chẳng lẽ chính quyền kém cỏi đến thế ư, để mấy cậu sinh viên lật đổ ?
Nguyễn Văn Bùi Chu
CTV Thanh niên công giáo
Không có nhận xét nào: