WESTMINSTER (NV) - Ba bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ năm 2010, ngay sau khi xảy ra vụ đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm, cho thấy phía Mỹ đánh giá hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam như côn đồ.
Vụ Ðồng Chiêm được xem là quan trọng tới mức đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ qua Việt Nam đã tiếp tục nhắc lại.
Bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ ngày 12 tháng 1, 2010 và bị Wikileaks tiết lộ, cho thấy Tòa Ðại Sứ Mỹ bày tỏ sự quan ngại về hành động đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm.
Hàng trăm công an và côn đồ phá sập Thánh giá ở giáo xứ Ðồng Chiêm, giáo phận Hà Nội, ngày 6 tháng 1, 2010. Các nguồn tin Công Giáo đáng tin cậy nói người ta đã dùng lựu đạn cay để giải tán giáo dân và đến 12 người bị thương. Giáo phận ở Hà Nội gọi việc triệt phá Thánh giá là “phạm thánh” và mô tả hành động đàn áp giáo dân là “hành động man rợ và bất nhân.” Nhà cầm quyền địa phương và Bộ Công An thì nói giáo xứ Ðồng Chiêm đã vi phạm pháp luật khi dựng Thánh giá trên đất công nên họ có quyền thi hành pháp luật cũng như chối không có dùng bạo lực đàn áp giáo dân.
Bức công điện nói tham tán chính trị của Tòa Ðại Sứ Mỹ nói với cầm quyền Việt Nam là họ có tin tức đáng tin cậy là công an đã dùng bạo lực và khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội đừng nên làm phức tạp thêm cho các nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Ðại sứ Mỹ lập lại điều này khi ăn trưa với thứ trưởng Bộ Công An ngày 13 tháng 1, 2010. “Theo nguồn tin trong Giáo hội Công Giáo,” bức công điện viết, “vào khoảng 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1, 2010, từ 600 đến 1,000 công an, an ninh, và 'côn đồ' địa phương, một số võ trang với súng, gậy, lựu đạn cay, chó của cảnh sát, vây các giáo xứ Nghĩa Ái, Túy Hiền và Ðồng Chiêm.” Công điện cho biết:
“Họ chận đường lên Núi Thờ (gần xã An Phú thuộc huyện Mỹ Ðức, Hà Nội) và bắt đầu triệt hạ Thánh Giá. Giáo dân Ðồng Chiêm yêu cầu lực lượng công an ngừng lại nhưng không được.”
Nhóm người này, được công điện gọi chung là “công an/an ninh/cá nhân có vũ trang,” quây quanh chân núi và bắn lựu đạn cay vào một số giáo dân. “Khoảng 12 giáo dân bị đánh trong đó 2 người bị thương nặng phải đi bệnh viện,” công điện cho biết. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội ra bản tuyên bố xác định là chủ ngọn núi và gọi hành vi triệt hạ Thánh Giá là một hành động “phạm thánh.” Ngày 8 tháng 1, công điện nói: “10 giám mục ở miền Bắc ra bản tuyên bố gọi việc triệt hạ Thánh giá và đàn áp giáo dân là 'hai cách của chính sách mà nhà cầm quyền sử dụng để giải quyết các tranh chấp tôn giáo.'”
Cũng ngày hôm đó, Ủy Ban Nhân Dân huyện Mỹ Ðức phản bác lại là Thánh giá đã được xây dựng bất hợp pháp từ tháng 3 năm 2009. Bộ Công An gọi điện thoại mời Tham Tán Chính Trị Tòa Ðại Sứ Mỹ gặp Ðại Tá Châu, công điện nói. Cuộc gặp mặt diễn ra ngày 10 tháng 1, 4 ngày sau vụ Ðồng Chiêm.
Ðại Tá Châu muốn “đính chính” các tin tức loan truyền tại Việt Nam và hải ngoại qua các nguồn thông tin nhằm “vu cáo” nhà cầm quyền và thành tích cải thiện tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Ðại Tá Châu không tự nói, mà đọc một tờ giấy mà ông nói đã được lãnh đạo Bộ Công An thông qua, để cung cấp quan điểm “chính thức”: Ông nói giáo xứ Ðồng Chiêm đã dựng Thánh giá hồi tháng 3, 2009 với sự yểm trợ của Giáo Hội Công Giáo trên đất thuộc thẩm quyền địa phương. “Hành vi trái phép” này vi phạm các luật lệ của Việt Nam. Ông này nói cha xứ địa phương đã cầm đầu hàng trăm tu sĩ, nữ tu, giáo dân chống nhà cầm quyền địa phương và nhà cầm quyền không dùng bạo lực để giải tán. Chỉ có 2 người bị thương nhẹ mà lại là hậu quả của sự xô xát giữa những người đó và người đứng xem.
Tham tán chính trị Tòa Ðại Sứ Mỹ trả lời là có các tin đáng tin cậy cho biết công an dùng bạo lực nhưng Ðại Tá Châu phủ nhận. Tham tán nói chính phủ Việt Nam có quyền bảo vệ pháp luật. Ðại diện tòa đại sứ lưu ý là thái độ của Hoa Thịnh Ðốn rất buồn khi thấy nhân quyền ở Việt Nam xấu đi thời gian gần đây, đặc biệt hai vụ Ðồng Chiêm và tu viện Bát Nhã ở Lâm Ðồng xảy ra gần với nhau.
Bản công điện kết luận là không tin những lời Ðại Tá Châu nói công an không dùng bạo lực cũng như không gây thương tích cho giáo dân.
Tuy nhiên, bản công điện nói rằng ở lúc này còn sớm để biết chắc vụ việc Ðồng Chiêm là tôn giáo hay tranh chấp đất đai. Bản công điện ký tên Ðại Sứ Michalak nói nghi ngờ vụ việc trộn lẫn cả hai. Dù sao, cách thức giải quyết vụ việc của nhà cầm quyền, từ Bát Nhã đến Ðồng Chiêm đều có tính cách “côn đồ,” đe dọa làm lu mờ các tiến bộ đã đạt được ở những lãnh vực tự do tôn giáo quốc tế khác, ông viết.
Hai tuần sau vụ Ðồng Chiêm, bức công điện ngày 20 tháng 1, 2010 của Ðại Sứ Michalak gửi về Washington nhận định vụ đàn áp Bát Nhã (cuối năm 2009) và vụ Ðồng Chiêm có dấu hiệu như nằm trong chiến dịch đàn áp nhân quyền khi gần đến dịp chuẩn bị cho Ðại Hội Ðảng vào đầu năm 2011. Tuy nhiên, công điện này nhận định rằng cả hai vụ việc căn bản là tranh chấp đất đai nên không hội đủ tiêu chuẩn được qui định bởi đạo luật có từ năm 1998 (International Religious Freedom Act).
Vụ Ðồng Chiêm được nhắc lại trong phiên họp giữa Nguyễn Bá Hùng, vụ trưởng Vụ Mỹ Châu của Bộ Ngoại Giao CSVN với ông Scot Marciel, phụ tá thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, theo công điện ngày 10 tháng 2, 2010. Ông Marciel tái xác nhận sự cam kết về bang giao với Việt Nam nhưng lưu ý ông Hùng là những vụ bỏ tù các người bất đồng chính kiến, sự giải quyết các vụ Bát Nhã và Ðồng Chiêm kém cỏi, có thể dẫn đến các nghi ngờ về sự cam kết cải cách của Việt Nam về một nhà nước pháp quyền.
Nam Phương ( nguồn: nguoi-viet.com )
Vụ Ðồng Chiêm được xem là quan trọng tới mức đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ qua Việt Nam đã tiếp tục nhắc lại.
Bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ ngày 12 tháng 1, 2010 và bị Wikileaks tiết lộ, cho thấy Tòa Ðại Sứ Mỹ bày tỏ sự quan ngại về hành động đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm.
Hàng trăm công an và côn đồ phá sập Thánh giá ở giáo xứ Ðồng Chiêm, giáo phận Hà Nội, ngày 6 tháng 1, 2010. Các nguồn tin Công Giáo đáng tin cậy nói người ta đã dùng lựu đạn cay để giải tán giáo dân và đến 12 người bị thương. Giáo phận ở Hà Nội gọi việc triệt phá Thánh giá là “phạm thánh” và mô tả hành động đàn áp giáo dân là “hành động man rợ và bất nhân.” Nhà cầm quyền địa phương và Bộ Công An thì nói giáo xứ Ðồng Chiêm đã vi phạm pháp luật khi dựng Thánh giá trên đất công nên họ có quyền thi hành pháp luật cũng như chối không có dùng bạo lực đàn áp giáo dân.
Bức công điện nói tham tán chính trị của Tòa Ðại Sứ Mỹ nói với cầm quyền Việt Nam là họ có tin tức đáng tin cậy là công an đã dùng bạo lực và khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội đừng nên làm phức tạp thêm cho các nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Ðại sứ Mỹ lập lại điều này khi ăn trưa với thứ trưởng Bộ Công An ngày 13 tháng 1, 2010. “Theo nguồn tin trong Giáo hội Công Giáo,” bức công điện viết, “vào khoảng 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1, 2010, từ 600 đến 1,000 công an, an ninh, và 'côn đồ' địa phương, một số võ trang với súng, gậy, lựu đạn cay, chó của cảnh sát, vây các giáo xứ Nghĩa Ái, Túy Hiền và Ðồng Chiêm.” Công điện cho biết:
“Họ chận đường lên Núi Thờ (gần xã An Phú thuộc huyện Mỹ Ðức, Hà Nội) và bắt đầu triệt hạ Thánh Giá. Giáo dân Ðồng Chiêm yêu cầu lực lượng công an ngừng lại nhưng không được.”
Nhóm người này, được công điện gọi chung là “công an/an ninh/cá nhân có vũ trang,” quây quanh chân núi và bắn lựu đạn cay vào một số giáo dân. “Khoảng 12 giáo dân bị đánh trong đó 2 người bị thương nặng phải đi bệnh viện,” công điện cho biết. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội ra bản tuyên bố xác định là chủ ngọn núi và gọi hành vi triệt hạ Thánh Giá là một hành động “phạm thánh.” Ngày 8 tháng 1, công điện nói: “10 giám mục ở miền Bắc ra bản tuyên bố gọi việc triệt hạ Thánh giá và đàn áp giáo dân là 'hai cách của chính sách mà nhà cầm quyền sử dụng để giải quyết các tranh chấp tôn giáo.'”
Cũng ngày hôm đó, Ủy Ban Nhân Dân huyện Mỹ Ðức phản bác lại là Thánh giá đã được xây dựng bất hợp pháp từ tháng 3 năm 2009. Bộ Công An gọi điện thoại mời Tham Tán Chính Trị Tòa Ðại Sứ Mỹ gặp Ðại Tá Châu, công điện nói. Cuộc gặp mặt diễn ra ngày 10 tháng 1, 4 ngày sau vụ Ðồng Chiêm.
Ðại Tá Châu muốn “đính chính” các tin tức loan truyền tại Việt Nam và hải ngoại qua các nguồn thông tin nhằm “vu cáo” nhà cầm quyền và thành tích cải thiện tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Ðại Tá Châu không tự nói, mà đọc một tờ giấy mà ông nói đã được lãnh đạo Bộ Công An thông qua, để cung cấp quan điểm “chính thức”: Ông nói giáo xứ Ðồng Chiêm đã dựng Thánh giá hồi tháng 3, 2009 với sự yểm trợ của Giáo Hội Công Giáo trên đất thuộc thẩm quyền địa phương. “Hành vi trái phép” này vi phạm các luật lệ của Việt Nam. Ông này nói cha xứ địa phương đã cầm đầu hàng trăm tu sĩ, nữ tu, giáo dân chống nhà cầm quyền địa phương và nhà cầm quyền không dùng bạo lực để giải tán. Chỉ có 2 người bị thương nhẹ mà lại là hậu quả của sự xô xát giữa những người đó và người đứng xem.
Tham tán chính trị Tòa Ðại Sứ Mỹ trả lời là có các tin đáng tin cậy cho biết công an dùng bạo lực nhưng Ðại Tá Châu phủ nhận. Tham tán nói chính phủ Việt Nam có quyền bảo vệ pháp luật. Ðại diện tòa đại sứ lưu ý là thái độ của Hoa Thịnh Ðốn rất buồn khi thấy nhân quyền ở Việt Nam xấu đi thời gian gần đây, đặc biệt hai vụ Ðồng Chiêm và tu viện Bát Nhã ở Lâm Ðồng xảy ra gần với nhau.
Bản công điện kết luận là không tin những lời Ðại Tá Châu nói công an không dùng bạo lực cũng như không gây thương tích cho giáo dân.
Tuy nhiên, bản công điện nói rằng ở lúc này còn sớm để biết chắc vụ việc Ðồng Chiêm là tôn giáo hay tranh chấp đất đai. Bản công điện ký tên Ðại Sứ Michalak nói nghi ngờ vụ việc trộn lẫn cả hai. Dù sao, cách thức giải quyết vụ việc của nhà cầm quyền, từ Bát Nhã đến Ðồng Chiêm đều có tính cách “côn đồ,” đe dọa làm lu mờ các tiến bộ đã đạt được ở những lãnh vực tự do tôn giáo quốc tế khác, ông viết.
Hai tuần sau vụ Ðồng Chiêm, bức công điện ngày 20 tháng 1, 2010 của Ðại Sứ Michalak gửi về Washington nhận định vụ đàn áp Bát Nhã (cuối năm 2009) và vụ Ðồng Chiêm có dấu hiệu như nằm trong chiến dịch đàn áp nhân quyền khi gần đến dịp chuẩn bị cho Ðại Hội Ðảng vào đầu năm 2011. Tuy nhiên, công điện này nhận định rằng cả hai vụ việc căn bản là tranh chấp đất đai nên không hội đủ tiêu chuẩn được qui định bởi đạo luật có từ năm 1998 (International Religious Freedom Act).
Vụ Ðồng Chiêm được nhắc lại trong phiên họp giữa Nguyễn Bá Hùng, vụ trưởng Vụ Mỹ Châu của Bộ Ngoại Giao CSVN với ông Scot Marciel, phụ tá thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, theo công điện ngày 10 tháng 2, 2010. Ông Marciel tái xác nhận sự cam kết về bang giao với Việt Nam nhưng lưu ý ông Hùng là những vụ bỏ tù các người bất đồng chính kiến, sự giải quyết các vụ Bát Nhã và Ðồng Chiêm kém cỏi, có thể dẫn đến các nghi ngờ về sự cam kết cải cách của Việt Nam về một nhà nước pháp quyền.
Nam Phương ( nguồn: nguoi-viet.com )
Không có nhận xét nào: