VietVatican.net - Như thường lệ trưa Chúa Nhật 22-1-2012 Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu. Nhân dịp Tân Xuân Nhâm Thìn Đức Thánh Cha đã chúc Tết các dân tộc Viễn Đông như sau:
Anh chị em thân mến, trong các ngày này nhiều dân tộc Viễn Đông tươi vui mừng Năm Mới Âm Lịch. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay tôi cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một năm mới thực sự ghi dấu công lý và hòa bình, đem lại thoa dịu cho người khổ đau; tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới.
Trước đó, trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc tới Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô mà Giáo Hội đang cử hành trên toàn thế giới trong các ngày từ 18 đến 25 tháng giêng. Ngài mời gọi mọi người kết hiệp với lời cầu mà Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: ”Xin cho chúng nên một, để thế gian tin” (Ga 17,21). Năm nay một cách đặc biệt suy niệm của chúng ta trong Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất quy hướng về một văn bản của thư thứ I thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô được chọn làm khẩu hiệu: ”Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 15,51-58). Đức Thánh Cha quảng diễn văn bản này như sau:
Chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa Kitô trên tội lỗi, nghĩa là sự phục sinh của Người, như một biến cố biến đổi một cách triệt để những ai tin nơi Người, và mở ra cho họ con đường dẫn tới một cuộc sống không thể hư nát và bất tử. Nhận biết và tiếp nhận sức mạnh biến đổi của đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô cũng nâng đỡ các kitô hữu trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất tràn đầy giữa họ với nhau.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Năm nay các tài liệu của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các kitô hữu đã do một nhóm Ba Lan soạn thảo. Thật thế, nước Ba Lan đã có một lịch sử dài các đấu tranh can đảm chống lại nhiều nghịch cảnh, và đã nhiều lần minh chứng cho sự cương quyết được đức tin linh hoạt. Vì thế, các lời làm thành đề tài như mới nhắc tới trên đây có sự vang vọng và định đoạt đặc biệt tại Ba Lan. Dọc dài các thế kỷ, các kitô hữu Ba Lan đã trực giác được chiều kích tinh thần trong ước muốn tự do của họ, và họ đã hiểu rằng chiến thắng đích thật chỉ có thể đạt được, nếu được đi kèm bởi một sự hoán cải nội tâm sâu xa. Họ nhắc cho chúng biết rằng cuộc tìm kiếm sự hiệp nhất của chúng ta có thể được hướng dẫn một cách thực tiễn, nếu sự thay đổi xảy ra trước hết trong chính chúng ta và nếu chúng ta để cho Thiên Chúa hoạt động, nếu chúng ta để cho mình được biến đổi theo hình ảnh của Chúa Kitô, nếu chúng ta bước vào trong cuộc sống mới trong Chúa Kitô, Đấng là sự chiến thắng đích thật của chúng ta. Đức Thánh Cha mói thêm trong bài huấn dụ:
Sự hiệp nhất hữu hình của tất cả mọi kitô hữu luôn luôn là công trình đến từ bên trên, từ Thiên Chúa. Công trình này đòi hỏi sự khiêm tốn thừa nhận sự yếu đuối của chúng ta và tiếp nhận ơn thánh. Tuy nhiên, để lấy lại một kiểu nói mà chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường sử dụng, mỗi ơn thánh cũng trở thành dấn thân. Như thế, sự hiệp nhất đến từ Thiên Chúa đòi buộc dấn thân thường ngày của chúng ta rộng mở cho nhau trong tình bác ái.
Từ nhiều thập niên qua Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô làm thành yếu tố trung tâm sinh hoạt đại kết của Giáo Hội. Thời gian mà chúng ta dành cho lời cầu nguyện cho sự hiệp thông tràn đầy giữa các môn đệ Chúa Kitô, sẽ cho phép chúng ta hiểu một cách sâu đậm hơn chúng ta sẽ được biến đổi như thế nào bởi vinh quang của Người, bởi quyền năng sự sống lại của Người.
Thứ tư tới đây, như thường lệ, chúng ta sẽ kết thúc Tuần cầu nguyện với buổi cử hành Kinh Chiều trọng thể lễ thánh Phaolô trở lại, trong đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, với sự hiện diện của đại diện các Giáo Hội và các cộng đoàn kitô. Tôi chờ đợi đông đảo anh chị em trong buỗi gặp gỡ phụng vụ này, để chúng ta cùng nhau canh tân lời cầu nguyện với Chúa, là suối nguồn của sự hiệp nhất. Với tình con thảo chúng ta hãy phó thác ngay từ bây giờ cho lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thừ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Trong tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các vị lãnh đạo cộng đoàn thánh Egidio, có các thành viên can đảm hoạt động cho việc loan báo Tin Mừng, nhất là bên Phi châu và châu Mỹ Latinh. Đức Thánh Cha nói mọi kitô hữu đều có nhiệm vụ đáp trả lại sứ mệnh Chúa đã giao phó cho các Tông Đồ, và loan báo Tin Mừng trong thời thuận tiện cũng như không thuận tiện.
Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha đã nhắc đến cảnh Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên, và họ tức khắc bỏ hết mọị sự để theo Người. Ngài nói ơn gọi của chúng ta cũng là từ bỏ các thói quen và bước vào trong sự không hay biết đồng thời cũng là niềm hy vọng, trong tình yêu thương xót và sự chở che của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, trong các ngày này nhiều dân tộc Viễn Đông tươi vui mừng Năm Mới Âm Lịch. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay tôi cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một năm mới thực sự ghi dấu công lý và hòa bình, đem lại thoa dịu cho người khổ đau; tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới.
Trước đó, trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc tới Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô mà Giáo Hội đang cử hành trên toàn thế giới trong các ngày từ 18 đến 25 tháng giêng. Ngài mời gọi mọi người kết hiệp với lời cầu mà Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: ”Xin cho chúng nên một, để thế gian tin” (Ga 17,21). Năm nay một cách đặc biệt suy niệm của chúng ta trong Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất quy hướng về một văn bản của thư thứ I thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô được chọn làm khẩu hiệu: ”Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 15,51-58). Đức Thánh Cha quảng diễn văn bản này như sau:
Chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa Kitô trên tội lỗi, nghĩa là sự phục sinh của Người, như một biến cố biến đổi một cách triệt để những ai tin nơi Người, và mở ra cho họ con đường dẫn tới một cuộc sống không thể hư nát và bất tử. Nhận biết và tiếp nhận sức mạnh biến đổi của đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô cũng nâng đỡ các kitô hữu trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất tràn đầy giữa họ với nhau.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Năm nay các tài liệu của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các kitô hữu đã do một nhóm Ba Lan soạn thảo. Thật thế, nước Ba Lan đã có một lịch sử dài các đấu tranh can đảm chống lại nhiều nghịch cảnh, và đã nhiều lần minh chứng cho sự cương quyết được đức tin linh hoạt. Vì thế, các lời làm thành đề tài như mới nhắc tới trên đây có sự vang vọng và định đoạt đặc biệt tại Ba Lan. Dọc dài các thế kỷ, các kitô hữu Ba Lan đã trực giác được chiều kích tinh thần trong ước muốn tự do của họ, và họ đã hiểu rằng chiến thắng đích thật chỉ có thể đạt được, nếu được đi kèm bởi một sự hoán cải nội tâm sâu xa. Họ nhắc cho chúng biết rằng cuộc tìm kiếm sự hiệp nhất của chúng ta có thể được hướng dẫn một cách thực tiễn, nếu sự thay đổi xảy ra trước hết trong chính chúng ta và nếu chúng ta để cho Thiên Chúa hoạt động, nếu chúng ta để cho mình được biến đổi theo hình ảnh của Chúa Kitô, nếu chúng ta bước vào trong cuộc sống mới trong Chúa Kitô, Đấng là sự chiến thắng đích thật của chúng ta. Đức Thánh Cha mói thêm trong bài huấn dụ:
Sự hiệp nhất hữu hình của tất cả mọi kitô hữu luôn luôn là công trình đến từ bên trên, từ Thiên Chúa. Công trình này đòi hỏi sự khiêm tốn thừa nhận sự yếu đuối của chúng ta và tiếp nhận ơn thánh. Tuy nhiên, để lấy lại một kiểu nói mà chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường sử dụng, mỗi ơn thánh cũng trở thành dấn thân. Như thế, sự hiệp nhất đến từ Thiên Chúa đòi buộc dấn thân thường ngày của chúng ta rộng mở cho nhau trong tình bác ái.
Từ nhiều thập niên qua Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu kitô làm thành yếu tố trung tâm sinh hoạt đại kết của Giáo Hội. Thời gian mà chúng ta dành cho lời cầu nguyện cho sự hiệp thông tràn đầy giữa các môn đệ Chúa Kitô, sẽ cho phép chúng ta hiểu một cách sâu đậm hơn chúng ta sẽ được biến đổi như thế nào bởi vinh quang của Người, bởi quyền năng sự sống lại của Người.
Thứ tư tới đây, như thường lệ, chúng ta sẽ kết thúc Tuần cầu nguyện với buổi cử hành Kinh Chiều trọng thể lễ thánh Phaolô trở lại, trong đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, với sự hiện diện của đại diện các Giáo Hội và các cộng đoàn kitô. Tôi chờ đợi đông đảo anh chị em trong buỗi gặp gỡ phụng vụ này, để chúng ta cùng nhau canh tân lời cầu nguyện với Chúa, là suối nguồn của sự hiệp nhất. Với tình con thảo chúng ta hãy phó thác ngay từ bây giờ cho lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thừ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Trong tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các vị lãnh đạo cộng đoàn thánh Egidio, có các thành viên can đảm hoạt động cho việc loan báo Tin Mừng, nhất là bên Phi châu và châu Mỹ Latinh. Đức Thánh Cha nói mọi kitô hữu đều có nhiệm vụ đáp trả lại sứ mệnh Chúa đã giao phó cho các Tông Đồ, và loan báo Tin Mừng trong thời thuận tiện cũng như không thuận tiện.
Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha đã nhắc đến cảnh Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên, và họ tức khắc bỏ hết mọị sự để theo Người. Ngài nói ơn gọi của chúng ta cũng là từ bỏ các thói quen và bước vào trong sự không hay biết đồng thời cũng là niềm hy vọng, trong tình yêu thương xót và sự chở che của Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào: