Lamhong.org - 1 – Con người làm việc là hình ảnh của Thiên Chúa
Nhãn quang Kitô giáo về việc làm của con người thoát xuất từ nguyên cội mạc khải của Thiên Chúa. Nguồn mạc khải đó chiếu tỏa lên tất cả những gì thuộc về con người và cho thấy ý nghĩa sâu thẳm của con người. Con người làm việc không phải chỉ là hậu quả của những gì thuộc về hoàn cảnh nhân loại của mình, mà còn có căn nguyên, có liên hệ đến mối tương quan tiên khởi giữa Thiên Chúa và con người, và giữa Thiên Chúa với thế giới.
Ngay từ lúc tạo dựng vũ trụ, khi con người và môi trường của mình đều được Chúa dựng nên thoát xuất từ hư vô, việc làm đã được thể hiện lần đầu tiên như là chiếc cầu gạch nối giữa Thiên Chúa và con người (M.D. Chenu, Per una teologia del lavoro, trad. it. di G. Bertone, Boria, Torino 1984).
Những tư tưởng vừa kể, Thánh Kinh ghi lại cho chúng ta: “Thiên Chúa ban phúc lành cho hai ông bà và phán với ông bà: “Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” (Gen 1, 28).
Và khi viết về việc làm của con người, ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã lập lại: “Trong Lời Chúa Mạc Khải đã được ghi khắc rất sâu đậm chân lý nền tảng nầy, đó là con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, qua việc làm của mình con người tham dự vào công trình của Đấng Tạo Hoá, và trong tầm mức khả năng của mình, một cách nào đó, con người tiếp tục khai triển và hoàn hảo hóa công trình của Người, luôn luôn tiến thêm lên trong việc khám phá ra các nguồn tài nguyên và các giá trị được chứa đựng trong những gì đã được tạo dựng nên” (LE, n. 25).
Đến đây, chúng ta đang đứng trước nguồn gốc và tâm điểm của Mạc Khải. Đấng Tạo Hóa là Đấng đã dựng nên tất cả mọi vật, là Người Làm Việc Tiên Khởi. Giữa những sản phẩm công trình tạo dựng của Người có những tạo vật được dựng nên để cộng tác vào công trình vĩ đại nầy trong việc kiến tạo nên vũ trụ. Chúng ta đừng nghĩ rằng Công Cuộc Sáng Tạo như là động tác khởi thủy, rồi sau đó Đấng Tạo Hóa rút lui để cho thế giới tự nhiên tiếp theo đường hướng của mình và để giao cho động tác tự lập của con người.
Công Trình Sáng Tạo là một động tác của Chúa vẫn tiếp tục và việc làm của con người luôn luôn là việc cộng tác đang tiếp nối. Ngày qua ngày Thiên Chúa làm việc bên cạnh con người, Thiên Chúa ở trong con người và con người cộng tác với Thiên Chúa để làm cho công trình sáng tạo luôn luôn hoàn hảo hơn (M.D. Chenu, id.).
Căn nguyên nền tảng nầy vệc làm của con người là điều tuyệt đối mới mẻ trong tư tưởng Do Thái – Kitô giáo. Con người thời cổ không thể đánh giá được việc làm của mình và không thể nhận biết được đặc tính tích cực và cao cả của nó, bởi lẽ con người thời cổ không biết gì đến công cuộc sáng tạo: “Thiên Chúa chúc lành cho ông bà và phán với ông bà: “Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (Gen 1, 28). “Từ cỏi trời thánh thiêng Chúa ngự, xin gởi Đức Khôn Ngoan Ngài tới, xin phái đến từ tòa cao vinh hiển, để phù trì và đồng lao cộng khỏ với con, cho con biết điều đẹp ý Chúa” (Sap 9, 10).
Con người thời cổ quan niệm rằng thế giới vĩnh viễn và như là mọi chuyện đã hoàn tất. Bởi đó, con người không còn phải làm gì hơn là nhận biết và chiêm ngắm thế giới. Nhưng thế giới không phải được dựng nên mà không có dòng lịch sử của mình. Chính vì Thiên Chúa đã muốn mời gọi con người cộng tác vào công trình sáng tạo nầy, bởi đó công cuộc sáng tạo có dòng lịch sử, phát triển và cùng đích. Làm việc, con người tạo nên dòng lịch sử cho thế giới và làm thành lịch sử. Con người được kêu gọi làm việc vì lòng yêu mến Chúa: kính yêu Thiên Chúa bằng việc làm là điều kiện, địa vị của con người và làm việc để làm vinh danh Chúa (M.D.Chenu, id).
Hiểu như vậy, chúng ta không có gì phải ngạc nhiên biết được việc làm là một phần nằm ngay trong bản thể, địa vị và hoàn cảnh của con người. Như chúng ta biết, quan niệm Kitô giáo về con ngưòi có thể gồm tóm vào tín lý hình ảnh Thiên Chúa. Con người là hình ảnh Thiên Chúa. Ý nghĩa vừa kể gợi ý cho chúng ta những mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa là những gì gần gũi cá biệt, đến nỗi con người mang lấy nơi mình và trong động tác của mình dấu vết của Thiên Chúa. Con người là hình ảnh Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa, không phải chỉ ở những gì con người là con người trong bản thể của mình – như những gì trong qúa khứ thường đề cập đến – mà còn giống Thiên Chúa cả trong những gì con người hành động: “Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, đàng khác, do bởi sứ mạng nhận được từ Đấng Tạo Hóa mình, để cư ngụ và thống trị mặt đất. Trong khi thực hành sứ mạng đó, con người, mỗi con người, phản ảnh lại chính động tác của Đấng Tạo Hóa vũ trụ. Việc cai quản thống trị trái đất là dấu chứng cho đặc tính giống hình ành nầy, và ngay cả tội lỗi, mà từ đó mệt nhọc và mồ hôi được thể hiện trong việc làm, cũng không xóa bỏ được” (LE, n.9; GS, n.34).
Nguyên tội không phải là nguyên cớ hay căn nguyên nền tảng khiến cho con người phải làm việc, mà chỉ là căn nguyên của sự mệt nhọc và những khó khăn của việc làm (Gen 3, 16-19): “Với người đàn bà, Chúa phán: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai ngén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi”. Với người đàn ông, Chúa phán: “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: “Ngươi đừng ăn nó”, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi, ngươi phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng: Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có mà ăn” (Gen 3, 16-19).
Những gì vừa trích dẫn góp nhận một đường lối suy tư, được từ lâu đâm rễ sâu vào truyền thống và cho thấy mối liên hệ giữa việc làm và sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúng ta có thể nói một cách ngắn gọn là để tiên liệu được những gì tốt đẹp cho mình và cho người khác, đó là mục đích của việc làm.
Khi Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội (HDXHGH) nhấn mạnh đến phẩm giá của người lao động, là luôn nghĩ đến hình ảnh Thiên Chúa của con người, khiến cho công việc của tay chân và trí não con người mang tính cách thiêng thánh, cần phải được kính trọng và bảo vệ. Làm việc là một phương thức sống của con người, với tư cách là tạo vật do Chúa dựng nên: “Chính chủ thể việc làm là con người” (LE, n.5).
Chúng ta cần nhấn mạnh ở đây, trong HDXHGH, phẩm giá của người làm việc được đặt trổi thượng hơn địa vị của người công dân (đối với tổ chức xã hội – chính trị). Con người làm việc là định hướng tiên khởi được Đấng Tạo Hóa khắc ghi vào bản thể con người. Con người được Thiên Chúa dựng nên ở bên ngoài vườn địa đàng, kế đến được Thiên Chúa dắt vào vườn địa đàng để “làm việc và canh giữ đất đai”: “Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con ngưòi, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật… Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 6.15). Đối với con người làm việc đó, “trồng trọt và canh giữ đất đai”, Thiên Chúa ban các mệnh lệnh của Người liên quan đến Cây sự sống và đến những gì hiểu biết. Chỉ khi nào con người đã ở trong vườn địa đàng và thực hiện phận vụ của mình được Chúa giao phó, “trồng trọt và canh giữ đất đai”, con người mới phải chạm trán với Lề Luật, tức là cần phải tôn trọng các sự vật được tạo dựng và nhận biết các sự vật, của mình cũng như của người khác, là do công trình sáng tạo của Chúa (J.M Ibànez Langlois, La dottrina sociale della Chiesa, Ares, Milano 1987, p. 41ss).
Các HDXHGH, ngay từ Thông Điệp Rerum Novarum (n. 32), đã nhấn mạnh đến mối tương quan giữa việc làm và hình ảnh Thiên Chúa nơi con người (ĐTC Pio XII, Radiomessaggio natalizo, 1955, n. 18; S. Tommaso d’Aquino, Somma teologia, I-II, q.92, a.2).
Thái độ thường tình hiện nay là tách rời hay gián đoạn mối liên hệ giữa các quyền người công dân và các quyền làm việc hay đúng hơn là đảo ngược phẩm trật giá trị. HDXHGH trái lại, trong các lời tuyên bố gần đây, đặt nặng vấn đề trong việc bảo vệ phẩm giá người làm việc có cả những đòi buộc trước tiên phải có trước đó nữa, đó là bảo vệ các quyền căn bản của con người.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là coi thường các lãnh vực khác của động tác con người (xã hội, chính tri, luân lý) theo kiểu cộng sản chủ nghĩa, nghĩa là động tác của con người chỉ có giá trị nhằm liên hệ đến lãnh vực sản xuất. Trái lại, chính vì trong động tác làm việc của con người là động tác chứa đầy kho tàng phong phú của con người và phát sinh từ gốc rễ liên hệ giữa các chủ thể con người với nhau. Trong động tác làm việc đã thể hiện tất cả con người và qua động tác đó, con người diễn tả ra chính mình. Và bởi vì là động tác phát xuất từ căn cội con người, từ bản thể con người, tất cả các mục đích của việc làm con người là những mục đích có liên hệ đến lãnh vực luân lý. Điều đó có nghĩa là một mục đích luân lý được thể hiện nhằm đáp ứng lại các nhu cầu chính yếu của chính mình và của anh em đồng bào và đồng loại mình. Điều đó cũng nói lên mục đích luân lý, việc làm của con người, là điều được nhằm đến “để trồng trọt và canh giữ đất đai”, để quản trị, điều khiển và canh giữ những gì Thiên Chúa dựng nên, theo thánh ý Người. Ngay trong ý nghĩa vừa kể, quan niệm Kitô giáo không phải là quan niệm xa lánh thế tục, mà là quan niệm dấn thân vào trần thế, “để trồng trọt và canh giữ đất đai”, tạo nên lợi ích cho chính mình, đáp ứng lại các nhu cầu của mình và của anh em đồng bào và đồng loại mình, như ý Chúa muốn: canh giữ, quản trị và tác động để tiếp tục công trình sáng tạo của Chúa, làm cho thế giới mỗi ngày một phát triển hơn, tốt đẹp hơn cho chính mình và cho nhân loại, theo đồ án sáng tạo của Chúa.
Bởi đó có những quan niệm thiêng liêng sai lạc nhìn việc làm con người trong động tác “để trồng trọt và canh giữ đất đai” như là động tác chỉ nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu và lợi thú vật chất của mình, hơn là một bổn phận luân lý, đã hàm chứa trong đồ án sáng tạo của Chúa ngay từ lúc khởi đầu (S. Veca, Cittadinanza. Riflessioni filosofiche sull’idea di emancipazione, Feltrini, Milano 1990).
Ngoài ra, phải là động tác thống trị, cai quản trên tạo vật được hiểu như là thái độ bắt buộc tạo vật phải tuân phục mình (assujettir), đặt tay sắp xếp, có uy quyền trên các tạo vật. Nói cách khác, không phải là con người ở vị thế thượng đẳng hơn các tạo vật khác tùy theo ý muốn của mình. Cách hành xử đó không đúng với thái độ chính đáng phải có về phương diện luân lý, nhất là động tác làm việc của con người trên tạo vật phải được hiểu như là động tác cộng tác với Thiên Chúa để tiếp tục biến chuyển công trình sáng tạo của Người hoàn hảo hơn, tốt đẹp hơn, đáp ứng thích hợp hơn cho mình và cho anh em mình có được cuộc sống xứng đáng với con người, hình ảnh của Thiên Chúa (Gen 1, 28) và là con Thiên Chúa (Mt 6, 9). Bởi đó là cách suy nghĩ bất chính của những người cho rằng kỹ thuật, trong thực thể của mình, là những gì bạo lực đối với tạo vật và từ đó tất cả nền văn minh của con người không có gì khác hơn là bạo lực và lướt bỏ đi, coi thường căn nguyên và nền tảng sáng tạo của Thiên Chúa (Chúa đã tạo dựng tạo vật như vậy, tại sao con người lại dùng kỷ thuật để thay đổi, áp chế và đôi khi cả loại trừ đi) (Girard e J. Tischner, Etica del lavoro, Cseo, Bologna 1982).
Có thể là như vậy, nếu chúng ta nghĩ rằng kỷ thuật khoa học con người không hề bị một lằn mức nào chuẩn định và giới hạn, cũng như không phải tuân phục một lề luật luân lý nào. Điều đó có nghĩa là khi khoa học kỷ thuật chối bỏ đi công việc sáng tạo của Thiên Chúa và Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá, đã khắc ghi lề luật của Người trong bản tính của các tạo vật và lề luật luân lý phải tuân giữ trong tâm hồn con người.
Quan niệm Kitô giáo về việc làm gặp được trong điều mà có vẻ như chỉ dùng như là phương tiện để kiếm sống, lại là nơi hàm chứa ý nghĩa cai quản thống trị và sáng tạo, ý nghĩa lịch sử và mạo hiểm của nhân loại giữa thế giới đã được Chúa sáng tạo nên: “Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng để tồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15), ” …và hãy thống trị mặt đất, hãy làm bá chủ cá biển chim trời và mọi vật bò trên mặt đất” (Gen 1, 28).
Việc làm của con người, nhìn thoáng qua có vẻ như nói lên sự mỏng dòn yếu đuối, chóng qua của con người, trái lại nói lên địa vị cao cả của con người và hình ảnh của Thiên Chúa: “Việc làm là động tác của con người nhằm tìm ra được những gì đáp ứng lại các nhu cầu của đời sống, và nhất là để giữ cho mình được sống còn: “với mồ hôi của con, con sẽ có được bánh để ăn” (E. Severino, Tecniche. Le radici della violenza, Rusconi, Milano 1979, 4).
Trong tạm thời chúng ta thấy được hai đặc tính trong việc làm: đó là đặc tính cá nhân, bởi vì việc làm thoát xuất từ sức mạnh năng động liên hệ với chủ thể hành động và chính là của người đang tác động và động tác đó đem lại lợi ích cho người đương cuộc và đặc tính cần thiết, bởi vì kết quả của việc làm là những gì cần thiết đáp ứng lại nhu cầu của con người, để con người còn giữ được mạng sống mình: “giữ cho mình còn sống được là một bổn phận không thể tách bỏ đi được, do bản tính thiên nhiên của mình đòi buộc” (RN, n. 36).
Nói tóm lại
Con người, “được dựng nên giống hình ành Thiên Chúa” (Gen 1, 28), không có nghĩa là giống Chúa nhưng chết cứng bất động như một bức tượng điêu khắc tuyệt vời, như một bức tranh hội hoa tuyệt hảo để treo lên bức tường, như một bức hình chụp đầy màu sắc sặc sỡ, nhưng bỏ đó im lặng không cựa quậy, một tạo vật vô hồn. Con người “giống hình ảnh Thiên Chúa” là con người sống động với bản tính “giống Thiên Chúa” của mình, là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa “thổi sinh khí vào lỗ mũi” (Gen 2, 7), ban sức sống của Người cho. “Sinh khí đó” của Thiên Chúa vẫn tồn tại trong bản thể con người, khiến cho con người sống, năng động đi đứng và “làm việc” với sức sống, trí khôn ngoan, lòng ước muốn tự do, phản ảnh lại Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan và tự do vô hạn, và lề luật luân lý của Người cũng được khắc ghi vào tâm khảm con người mình.
Như vậy, con người làm việc là làm việc với trí khôn ngoan, lòng ước muốn tự do tốt đẹp hơn và tuân theo lề luật luân lý được khắc ghi vào nội tâm của mình và tuân giữ bản tính của các tạo vât được Chúa ghi khắc vào bản thể của chúng; làm việc để tạo cho mình và cho anh em đồng bào và đồng loại mình một thế giới sống tốt đẹp hơn.
Con người làm việc là tiếp tục công trình sáng tạo của Thiên Chúa cho nhân loại, để sản xuất, kiến tạo, sắp xếp, sửa đổi, thiết định bằng “sinh khí” được Thiên Chúa thổi vào lỗ mũi. Nói cách khác, Thiên Chúa vẫn ở bên cạnh con người, vẫn ở trong con người khi con người làm việc với phần “sinh khí” mà Chúa ban cho mỗi người, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người.
Như vậy, giá trị việc làm của con người không phải chỉ được định giá bằng sản phẩm vật chất có thể tạo được, mà còn bao gồm cả địa vị “hình ảnh Thiên Chúa” và “sinh khí” hay sức sống Thiên Chúa ban cho mà con người có nơi mình. Dựa trên kết quả vật chất để đánh giá và nhất là ỷ lại vào quyền thế để đối đãi với con người làm việc như súc vật, lợi dụng, bóc lộ và tha hóa con người, đàn áp, đánh đập, “trấn nước”, “bịt miệng” con người là thái độ xúc phạm cả đến Thiên Chúa (cfr. A. M. Baggio, Lavoro e Cristianesimo, Cittanuova, Roma 1988).
(Còn Tiếp)
TS. Nguyễn Học Tập
Nhãn quang Kitô giáo về việc làm của con người thoát xuất từ nguyên cội mạc khải của Thiên Chúa. Nguồn mạc khải đó chiếu tỏa lên tất cả những gì thuộc về con người và cho thấy ý nghĩa sâu thẳm của con người. Con người làm việc không phải chỉ là hậu quả của những gì thuộc về hoàn cảnh nhân loại của mình, mà còn có căn nguyên, có liên hệ đến mối tương quan tiên khởi giữa Thiên Chúa và con người, và giữa Thiên Chúa với thế giới.
Ngay từ lúc tạo dựng vũ trụ, khi con người và môi trường của mình đều được Chúa dựng nên thoát xuất từ hư vô, việc làm đã được thể hiện lần đầu tiên như là chiếc cầu gạch nối giữa Thiên Chúa và con người (M.D. Chenu, Per una teologia del lavoro, trad. it. di G. Bertone, Boria, Torino 1984).
Những tư tưởng vừa kể, Thánh Kinh ghi lại cho chúng ta: “Thiên Chúa ban phúc lành cho hai ông bà và phán với ông bà: “Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” (Gen 1, 28).
Và khi viết về việc làm của con người, ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã lập lại: “Trong Lời Chúa Mạc Khải đã được ghi khắc rất sâu đậm chân lý nền tảng nầy, đó là con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, qua việc làm của mình con người tham dự vào công trình của Đấng Tạo Hoá, và trong tầm mức khả năng của mình, một cách nào đó, con người tiếp tục khai triển và hoàn hảo hóa công trình của Người, luôn luôn tiến thêm lên trong việc khám phá ra các nguồn tài nguyên và các giá trị được chứa đựng trong những gì đã được tạo dựng nên” (LE, n. 25).
Đến đây, chúng ta đang đứng trước nguồn gốc và tâm điểm của Mạc Khải. Đấng Tạo Hóa là Đấng đã dựng nên tất cả mọi vật, là Người Làm Việc Tiên Khởi. Giữa những sản phẩm công trình tạo dựng của Người có những tạo vật được dựng nên để cộng tác vào công trình vĩ đại nầy trong việc kiến tạo nên vũ trụ. Chúng ta đừng nghĩ rằng Công Cuộc Sáng Tạo như là động tác khởi thủy, rồi sau đó Đấng Tạo Hóa rút lui để cho thế giới tự nhiên tiếp theo đường hướng của mình và để giao cho động tác tự lập của con người.
Công Trình Sáng Tạo là một động tác của Chúa vẫn tiếp tục và việc làm của con người luôn luôn là việc cộng tác đang tiếp nối. Ngày qua ngày Thiên Chúa làm việc bên cạnh con người, Thiên Chúa ở trong con người và con người cộng tác với Thiên Chúa để làm cho công trình sáng tạo luôn luôn hoàn hảo hơn (M.D. Chenu, id.).
Căn nguyên nền tảng nầy vệc làm của con người là điều tuyệt đối mới mẻ trong tư tưởng Do Thái – Kitô giáo. Con người thời cổ không thể đánh giá được việc làm của mình và không thể nhận biết được đặc tính tích cực và cao cả của nó, bởi lẽ con người thời cổ không biết gì đến công cuộc sáng tạo: “Thiên Chúa chúc lành cho ông bà và phán với ông bà: “Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (Gen 1, 28). “Từ cỏi trời thánh thiêng Chúa ngự, xin gởi Đức Khôn Ngoan Ngài tới, xin phái đến từ tòa cao vinh hiển, để phù trì và đồng lao cộng khỏ với con, cho con biết điều đẹp ý Chúa” (Sap 9, 10).
Con người thời cổ quan niệm rằng thế giới vĩnh viễn và như là mọi chuyện đã hoàn tất. Bởi đó, con người không còn phải làm gì hơn là nhận biết và chiêm ngắm thế giới. Nhưng thế giới không phải được dựng nên mà không có dòng lịch sử của mình. Chính vì Thiên Chúa đã muốn mời gọi con người cộng tác vào công trình sáng tạo nầy, bởi đó công cuộc sáng tạo có dòng lịch sử, phát triển và cùng đích. Làm việc, con người tạo nên dòng lịch sử cho thế giới và làm thành lịch sử. Con người được kêu gọi làm việc vì lòng yêu mến Chúa: kính yêu Thiên Chúa bằng việc làm là điều kiện, địa vị của con người và làm việc để làm vinh danh Chúa (M.D.Chenu, id).
Hiểu như vậy, chúng ta không có gì phải ngạc nhiên biết được việc làm là một phần nằm ngay trong bản thể, địa vị và hoàn cảnh của con người. Như chúng ta biết, quan niệm Kitô giáo về con ngưòi có thể gồm tóm vào tín lý hình ảnh Thiên Chúa. Con người là hình ảnh Thiên Chúa. Ý nghĩa vừa kể gợi ý cho chúng ta những mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa là những gì gần gũi cá biệt, đến nỗi con người mang lấy nơi mình và trong động tác của mình dấu vết của Thiên Chúa. Con người là hình ảnh Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa, không phải chỉ ở những gì con người là con người trong bản thể của mình – như những gì trong qúa khứ thường đề cập đến – mà còn giống Thiên Chúa cả trong những gì con người hành động: “Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, đàng khác, do bởi sứ mạng nhận được từ Đấng Tạo Hóa mình, để cư ngụ và thống trị mặt đất. Trong khi thực hành sứ mạng đó, con người, mỗi con người, phản ảnh lại chính động tác của Đấng Tạo Hóa vũ trụ. Việc cai quản thống trị trái đất là dấu chứng cho đặc tính giống hình ành nầy, và ngay cả tội lỗi, mà từ đó mệt nhọc và mồ hôi được thể hiện trong việc làm, cũng không xóa bỏ được” (LE, n.9; GS, n.34).
Nguyên tội không phải là nguyên cớ hay căn nguyên nền tảng khiến cho con người phải làm việc, mà chỉ là căn nguyên của sự mệt nhọc và những khó khăn của việc làm (Gen 3, 16-19): “Với người đàn bà, Chúa phán: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai ngén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi”. Với người đàn ông, Chúa phán: “Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: “Ngươi đừng ăn nó”, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi, ngươi phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng: Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có mà ăn” (Gen 3, 16-19).
Những gì vừa trích dẫn góp nhận một đường lối suy tư, được từ lâu đâm rễ sâu vào truyền thống và cho thấy mối liên hệ giữa việc làm và sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúng ta có thể nói một cách ngắn gọn là để tiên liệu được những gì tốt đẹp cho mình và cho người khác, đó là mục đích của việc làm.
Khi Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội (HDXHGH) nhấn mạnh đến phẩm giá của người lao động, là luôn nghĩ đến hình ảnh Thiên Chúa của con người, khiến cho công việc của tay chân và trí não con người mang tính cách thiêng thánh, cần phải được kính trọng và bảo vệ. Làm việc là một phương thức sống của con người, với tư cách là tạo vật do Chúa dựng nên: “Chính chủ thể việc làm là con người” (LE, n.5).
Chúng ta cần nhấn mạnh ở đây, trong HDXHGH, phẩm giá của người làm việc được đặt trổi thượng hơn địa vị của người công dân (đối với tổ chức xã hội – chính trị). Con người làm việc là định hướng tiên khởi được Đấng Tạo Hóa khắc ghi vào bản thể con người. Con người được Thiên Chúa dựng nên ở bên ngoài vườn địa đàng, kế đến được Thiên Chúa dắt vào vườn địa đàng để “làm việc và canh giữ đất đai”: “Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con ngưòi, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật… Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 6.15). Đối với con người làm việc đó, “trồng trọt và canh giữ đất đai”, Thiên Chúa ban các mệnh lệnh của Người liên quan đến Cây sự sống và đến những gì hiểu biết. Chỉ khi nào con người đã ở trong vườn địa đàng và thực hiện phận vụ của mình được Chúa giao phó, “trồng trọt và canh giữ đất đai”, con người mới phải chạm trán với Lề Luật, tức là cần phải tôn trọng các sự vật được tạo dựng và nhận biết các sự vật, của mình cũng như của người khác, là do công trình sáng tạo của Chúa (J.M Ibànez Langlois, La dottrina sociale della Chiesa, Ares, Milano 1987, p. 41ss).
Các HDXHGH, ngay từ Thông Điệp Rerum Novarum (n. 32), đã nhấn mạnh đến mối tương quan giữa việc làm và hình ảnh Thiên Chúa nơi con người (ĐTC Pio XII, Radiomessaggio natalizo, 1955, n. 18; S. Tommaso d’Aquino, Somma teologia, I-II, q.92, a.2).
Thái độ thường tình hiện nay là tách rời hay gián đoạn mối liên hệ giữa các quyền người công dân và các quyền làm việc hay đúng hơn là đảo ngược phẩm trật giá trị. HDXHGH trái lại, trong các lời tuyên bố gần đây, đặt nặng vấn đề trong việc bảo vệ phẩm giá người làm việc có cả những đòi buộc trước tiên phải có trước đó nữa, đó là bảo vệ các quyền căn bản của con người.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là coi thường các lãnh vực khác của động tác con người (xã hội, chính tri, luân lý) theo kiểu cộng sản chủ nghĩa, nghĩa là động tác của con người chỉ có giá trị nhằm liên hệ đến lãnh vực sản xuất. Trái lại, chính vì trong động tác làm việc của con người là động tác chứa đầy kho tàng phong phú của con người và phát sinh từ gốc rễ liên hệ giữa các chủ thể con người với nhau. Trong động tác làm việc đã thể hiện tất cả con người và qua động tác đó, con người diễn tả ra chính mình. Và bởi vì là động tác phát xuất từ căn cội con người, từ bản thể con người, tất cả các mục đích của việc làm con người là những mục đích có liên hệ đến lãnh vực luân lý. Điều đó có nghĩa là một mục đích luân lý được thể hiện nhằm đáp ứng lại các nhu cầu chính yếu của chính mình và của anh em đồng bào và đồng loại mình. Điều đó cũng nói lên mục đích luân lý, việc làm của con người, là điều được nhằm đến “để trồng trọt và canh giữ đất đai”, để quản trị, điều khiển và canh giữ những gì Thiên Chúa dựng nên, theo thánh ý Người. Ngay trong ý nghĩa vừa kể, quan niệm Kitô giáo không phải là quan niệm xa lánh thế tục, mà là quan niệm dấn thân vào trần thế, “để trồng trọt và canh giữ đất đai”, tạo nên lợi ích cho chính mình, đáp ứng lại các nhu cầu của mình và của anh em đồng bào và đồng loại mình, như ý Chúa muốn: canh giữ, quản trị và tác động để tiếp tục công trình sáng tạo của Chúa, làm cho thế giới mỗi ngày một phát triển hơn, tốt đẹp hơn cho chính mình và cho nhân loại, theo đồ án sáng tạo của Chúa.
Bởi đó có những quan niệm thiêng liêng sai lạc nhìn việc làm con người trong động tác “để trồng trọt và canh giữ đất đai” như là động tác chỉ nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu và lợi thú vật chất của mình, hơn là một bổn phận luân lý, đã hàm chứa trong đồ án sáng tạo của Chúa ngay từ lúc khởi đầu (S. Veca, Cittadinanza. Riflessioni filosofiche sull’idea di emancipazione, Feltrini, Milano 1990).
Ngoài ra, phải là động tác thống trị, cai quản trên tạo vật được hiểu như là thái độ bắt buộc tạo vật phải tuân phục mình (assujettir), đặt tay sắp xếp, có uy quyền trên các tạo vật. Nói cách khác, không phải là con người ở vị thế thượng đẳng hơn các tạo vật khác tùy theo ý muốn của mình. Cách hành xử đó không đúng với thái độ chính đáng phải có về phương diện luân lý, nhất là động tác làm việc của con người trên tạo vật phải được hiểu như là động tác cộng tác với Thiên Chúa để tiếp tục biến chuyển công trình sáng tạo của Người hoàn hảo hơn, tốt đẹp hơn, đáp ứng thích hợp hơn cho mình và cho anh em mình có được cuộc sống xứng đáng với con người, hình ảnh của Thiên Chúa (Gen 1, 28) và là con Thiên Chúa (Mt 6, 9). Bởi đó là cách suy nghĩ bất chính của những người cho rằng kỹ thuật, trong thực thể của mình, là những gì bạo lực đối với tạo vật và từ đó tất cả nền văn minh của con người không có gì khác hơn là bạo lực và lướt bỏ đi, coi thường căn nguyên và nền tảng sáng tạo của Thiên Chúa (Chúa đã tạo dựng tạo vật như vậy, tại sao con người lại dùng kỷ thuật để thay đổi, áp chế và đôi khi cả loại trừ đi) (Girard e J. Tischner, Etica del lavoro, Cseo, Bologna 1982).
Có thể là như vậy, nếu chúng ta nghĩ rằng kỷ thuật khoa học con người không hề bị một lằn mức nào chuẩn định và giới hạn, cũng như không phải tuân phục một lề luật luân lý nào. Điều đó có nghĩa là khi khoa học kỷ thuật chối bỏ đi công việc sáng tạo của Thiên Chúa và Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá, đã khắc ghi lề luật của Người trong bản tính của các tạo vật và lề luật luân lý phải tuân giữ trong tâm hồn con người.
Quan niệm Kitô giáo về việc làm gặp được trong điều mà có vẻ như chỉ dùng như là phương tiện để kiếm sống, lại là nơi hàm chứa ý nghĩa cai quản thống trị và sáng tạo, ý nghĩa lịch sử và mạo hiểm của nhân loại giữa thế giới đã được Chúa sáng tạo nên: “Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng để tồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15), ” …và hãy thống trị mặt đất, hãy làm bá chủ cá biển chim trời và mọi vật bò trên mặt đất” (Gen 1, 28).
Việc làm của con người, nhìn thoáng qua có vẻ như nói lên sự mỏng dòn yếu đuối, chóng qua của con người, trái lại nói lên địa vị cao cả của con người và hình ảnh của Thiên Chúa: “Việc làm là động tác của con người nhằm tìm ra được những gì đáp ứng lại các nhu cầu của đời sống, và nhất là để giữ cho mình được sống còn: “với mồ hôi của con, con sẽ có được bánh để ăn” (E. Severino, Tecniche. Le radici della violenza, Rusconi, Milano 1979, 4).
Trong tạm thời chúng ta thấy được hai đặc tính trong việc làm: đó là đặc tính cá nhân, bởi vì việc làm thoát xuất từ sức mạnh năng động liên hệ với chủ thể hành động và chính là của người đang tác động và động tác đó đem lại lợi ích cho người đương cuộc và đặc tính cần thiết, bởi vì kết quả của việc làm là những gì cần thiết đáp ứng lại nhu cầu của con người, để con người còn giữ được mạng sống mình: “giữ cho mình còn sống được là một bổn phận không thể tách bỏ đi được, do bản tính thiên nhiên của mình đòi buộc” (RN, n. 36).
Nói tóm lại
Con người, “được dựng nên giống hình ành Thiên Chúa” (Gen 1, 28), không có nghĩa là giống Chúa nhưng chết cứng bất động như một bức tượng điêu khắc tuyệt vời, như một bức tranh hội hoa tuyệt hảo để treo lên bức tường, như một bức hình chụp đầy màu sắc sặc sỡ, nhưng bỏ đó im lặng không cựa quậy, một tạo vật vô hồn. Con người “giống hình ảnh Thiên Chúa” là con người sống động với bản tính “giống Thiên Chúa” của mình, là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa “thổi sinh khí vào lỗ mũi” (Gen 2, 7), ban sức sống của Người cho. “Sinh khí đó” của Thiên Chúa vẫn tồn tại trong bản thể con người, khiến cho con người sống, năng động đi đứng và “làm việc” với sức sống, trí khôn ngoan, lòng ước muốn tự do, phản ảnh lại Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan và tự do vô hạn, và lề luật luân lý của Người cũng được khắc ghi vào tâm khảm con người mình.
Như vậy, con người làm việc là làm việc với trí khôn ngoan, lòng ước muốn tự do tốt đẹp hơn và tuân theo lề luật luân lý được khắc ghi vào nội tâm của mình và tuân giữ bản tính của các tạo vât được Chúa ghi khắc vào bản thể của chúng; làm việc để tạo cho mình và cho anh em đồng bào và đồng loại mình một thế giới sống tốt đẹp hơn.
Con người làm việc là tiếp tục công trình sáng tạo của Thiên Chúa cho nhân loại, để sản xuất, kiến tạo, sắp xếp, sửa đổi, thiết định bằng “sinh khí” được Thiên Chúa thổi vào lỗ mũi. Nói cách khác, Thiên Chúa vẫn ở bên cạnh con người, vẫn ở trong con người khi con người làm việc với phần “sinh khí” mà Chúa ban cho mỗi người, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người.
Như vậy, giá trị việc làm của con người không phải chỉ được định giá bằng sản phẩm vật chất có thể tạo được, mà còn bao gồm cả địa vị “hình ảnh Thiên Chúa” và “sinh khí” hay sức sống Thiên Chúa ban cho mà con người có nơi mình. Dựa trên kết quả vật chất để đánh giá và nhất là ỷ lại vào quyền thế để đối đãi với con người làm việc như súc vật, lợi dụng, bóc lộ và tha hóa con người, đàn áp, đánh đập, “trấn nước”, “bịt miệng” con người là thái độ xúc phạm cả đến Thiên Chúa (cfr. A. M. Baggio, Lavoro e Cristianesimo, Cittanuova, Roma 1988).
(Còn Tiếp)
TS. Nguyễn Học Tập
Không có nhận xét nào: