Nguyễn Học Tập(lamhong) - Sau những suy nghĩ ở bài trước, giờ đây chúng ta nên tìm hiểu làm thế nào có thể liên kết được bản chất cao cả của việc làm với phẩm giá con người trong mọi chiều hướng của đời sống con người.
Dĩ nhiên HDXHGH khởi đầu xác nhận rằng việc làm thuộc về lãnh vực hành động, như chúng ta biết. Đó là một động tác chuyển đổi, khởi đầu từ chủ thể con người và nhằm vào một vật thể khách quan, trên đó con người muốn ghi lên dấu ấn chuyển hoá của mình và khả năng chủ thể thống trị của mình trên vật thể (LE, n.4).
Như vậy việc làm được nhìn dưới hai khía cạnh bổ túc cho nhau: đối với căn nguyên xuất xứ, việc làm thoát xuất từ chủ thể con người; đối với vật thể nhằm đến, việc làm có định hướng tác động trên một vật thể.
Như vậy, chúng ta có thể tạm gọi là “việc làm trong ý nghĩa chủ quan” (LE, n. 6) và “việc làm trong ý nghĩa khách quan” (LE, n.5).
Điều quan trọng chúng ta nên lưu ý trước tiên, đó là khi HDXHGH đề cập đến quyền thượng đẳng của việc làm trên các động tác khác của con người, Huấn Dụ có ý đề cập đến chính việc làm chủ quan, tức là những gì có liên hệ đến chủ thể con người tác động: “Với tư cách là con người, con người là chủ thể của việc làm. Là con người, người làm việc thực hiện nhiều động tác khác nhau liên hệ đến tiến trình của việc làm. Các động tác đó, không tùy thuộc vào nội dung khách thể, tất cả phải là những động tác nhằm thực hiện nhân tính của người làm việc, để chu toàn ơn gọi làm người của mình, mà người làm việc được kêu gọi vì thuộc về dòng giống con người” (LE, n. 6).
Đó là ý nghĩa của việc xác nhận làm việc là cách thể hiện nguyên thủy của con người, như là hình ảnh của Thiên Chúa. Không phải sự vật khách thể do việc làm sản xuất ra khiến cho con người có được ý nghĩa là con người, mà là chính con người tác động làm cho sản phẩm mang ý nghĩa của việc làm của con người.
Trong chiều hướng đó việc làm mang nặng ý nghĩa của lãnh vực luân lý, bởi vì tác động làm việc đó là một trong những phương thức để con người tiến đến thành đạt chính mình.
Nếu chúng ta đặc tâm chú ý vào điều mà con người tác động, chú ý đến việc làm theo ý nghĩa khách quan ( tức là tùy theo vật thể mà việc làm sản xuất ra được), thì ý nghĩa việc làm có thể thay đổi tùy theo thời gian và không gian, tùy theo các thể thức làm việc khác nhau.
Việc làm có thể được quan niệm tùy thuộc vào văn hoá khác nhau, phát triển kỷ thuật khác nhau và các nguồn tài nguyên khác nhau.
Trong nhãn quang vừa kể, chúng ta có nhiều loại việc làm khác nhau có tầm quan trọng liên hệ với xã hội và với những nhu cầu cá biệt của xã hội. Trong trường hợp nầy chúng ta cần phải lưu tâm đến giá trị của sản phẩm được tạo ra và giá trị đó, theo nguyên tắc, có thể thay đổi và tương đối tùy theo nhu cầu, số lượng của mức cầu và thời gian tính.
Tuy nhiên trong đường hướng chúng ta đang bàn, không những chúng ta lưu tâm đến giá trị kinh tế, giá trị lợi ích tiêu thụ hay giá trị của thị trường mua bán, mà còn cả đến giá trị tinh thần, giá trị thiêng liêng của sản phẩm.
Nếu tôi tác tạo được một hoạ phẩm tuyệt tác, bức tranh của tôi không có giá trị nghệ thuật như một bức tranh được in ra đồng loạt sản xuất.
Nếu tôi sản xuất một sản phẩm không có giá trị kinh tế thị trường, sản phẩm của tôi không có cùng một giá trị kinh tế như một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội đang cần đến.
Hiểu như vậy, trong nhãn quang việc làm và các sản phẩm (sản phẩm vật thể hay lợi ích phục vụ), chúng ta xác nhận được có sự khác biệt giữa các chủ thể làm việc: một kỷ sư xây cất cầu cống khác với một người thợ làm bánh mì; một chú thợ hớt tóc có mức phục vụ khác hơn một bác sĩ chữa bệnh; một công nhân bưu điện phát thư có mức độ phục vụ thấp hơn một nghị sĩ Quốc Hội hay một Bộ Trưởng trong Hội Đồng Nội Các.
Nói một cách ngắn gọn, về phương diện sản phẩm và phục vụ khách thể, chúng ta có thói quen đặt tầm quan trọng trên giá trị sản phẩm và phục vụ tạo được cho xã hội đối với những gì tạo được có giá trị hơn hay ít ra những gì mà chúng ta cho là như vậy.
Giá trị của người làm việc, trong nhãn quang sản phẩm và phục vụ khách thể, tùy thuộc vào giá trị mà người đó tạo ra đươc, ngay cả đối với những sản phẩm có giá trị nhất thời nào đó.
Bởi đó trong quan niệm GHXHGH, trương độ khách thể của việc làm cần phải được đi đôi với trương độ quan niệm chủ thể.
Theo nhãn quang vừa kể của Giáo Hội, việc làm được coi như là yếu tố duy nhứt và không thể tái lập, bởi lẽ đó chính là chủ thể, là con người tác động làm việc.
Nếu chúng ta nhìn vào chủ thể tác động làm việc, chúng ta phải nhìn nhận rằng mỗi việc làm đều có giá trị ngang nhau, có tầm quan trọng như nhau và có cùng giá trị đồng đẳng như nhau.
Việc làm khiêm tốn nhứt cũng có giá trị như việc làm hệ trọng cao cả nhất, bởi lẽ tất cả các việc làm đều có nguyên cội như như nhau nơi con người.
Đến đây chúng ta không đặt nặng tầm quan trọng của việc thành công hay thất bại động tác sản xuất, cũng không trên sản phẩm được tạo ra và cả trên giá trị thương mãi của chúng, mà trên chủ thể tác động việc làm, trên tự do, tự lập và trách nhiệm của chủ thể đứng ra hành xử.
Cả những gì liên quan đến vai trò cai quản đất đai, mà Thánh Kinh đã đề cập đến cũng vậy, chúng tă có thể hiểu theo quan niệm khách thể hay chủ thể, tức là liên quan đến vật thể được quản trị hay đến động tác quản trị, sắp xếp, thiết định của chủ thể con người (LE, n.6).
Hiểu như vậy ý nghĩa nhắc đến “hình ảnh Thiên Chúa” khiến cho chúng ta liên tưởng trực tiếp đến chủ thể của việc làm thay vì đến vật thể.
Một khi xác nhận rõ ràng ý nghĩ thứ nhứt (liên quan đến chủ thể) có tầm quan trọng trổi thượng hơn, như HDXHGH xác nhận, thì ý nghĩa thứ hai, có nghĩa đặt thế giới của động tác làm việc vào lãnh vục luân lý, trong đó con người dùng các khả năng mình có được để thực hiện và điều đó tạo cho con người hoàn cảnh và phương thức để triển nở thành đạt chính mình.
Đứng trước quan niệm đặt giá trị ưu tiên của luân lý trong quan niệm làm việc, có người có thể đặt vấn nạn là làm như vậy chúng ta coi thường các lãnh vực chuyên môn của việc làm, mà nhiểu khi tầm mức muốn đạt được, con người phải dùng bao nhiêu thời gian, sức lực, trí óc mới đạt được.
Một người làm việc giỏi dắn, không phải chỉ do những đức tính luân lý của anh ta, mà còn do tài năng khéo léo và khả năng chuyên môn, mà anh phải gắng công ra sức học hỏi, trao dồi, “mài đủng quần nhiều năm ở các bàn ghế đại học” mới có được. Các định chế của việc làm liên hệ được thiết định bởi mục đích cần đạt được, nghĩa là bởi sản phẩm, chất liệu và tiến trình động tác phải làm.
Dĩ nhiên đó là những lề luật tiến trình kỷ thuật, chớ không phải luân lý.
Như vậy quy tóm việc làm của con người vào trương độ luân lý có nghĩa là loại bỏ đi lý do đòi buộc phải có của việc làm và đặt việc làm vào lãnh vực thiêng liêng một cách quá đáng!
Suy nghĩ như vậy là chúng ta không hiểu rõ ý nghĩa mà HDXHGH nhằm đến, không có gì lầm lẫn pha trộn giữa tác động (hành động theo kỷ thuật vật thể) và hành xử (thái độ “ăn ở, cư xử và lòng thành tín hay gian dối” của người làm việc). HDXHGH chỉ muốn đặt mối liên hệ sít sao trong chủ thể con người toàn vẹn.
Một người làm việc giỏi không đạt được nhân bản hoàn hảo của mình và ơn gọi cá biệt của mình, nếu không phải đồng thời cũng là người làm việc tốt lành ngay chính; “Người làm việc đó là một nghệ sĩ hay một thủ công nghệ, công nhân hay nông dân, mỗi người làm việc đều mà một con người sáng tạo. Cúi mình trên vật thể kháng cự lại với mình, người công nhân ấn dấu mình trên vật thể đó, đồng thời cũng phát triển thêm sự quyết tâm, tài năng khôn khéo và tinh thần sáng tạo của mình” (ĐTC Phaolồ VI, Populorum progressio, 1976, n. 27).
Với ý nghĩa những lời vừa được trích dẫn, HDXHGH có ý muốn nhấn mạnh rằng chỉ có một chủ thể có khả năng hiểu biết và đời sống luân lý chính đáng mới là người có thể thực hiện chính đáng theo các luật lệ kỷ thuật, có thể cai quản được các bí mật của thiên nhiên, có khả năng phát triển kỷ thuật, luôn phát minh thêm những phương thức sản xuất mới và dành cho tất cả những điều đó một cùng đích luân lý.
Như vậy, việc làm thuộc về cùng đích luân lý của con người và về ơn kêu gọi thiêng liêng của mình. Nếu có nhiều phương thức tác động ( bằng sức mạnh cũng như trí thức) và nhiều con đường hành xử (cách ăn ở, đối xử, thái độ) khác nhau, nhưng chỉ có một chủ thể duy nhứt cho cả hai phương diện, đó chính là con người.
HDXHGH giúp chúng ta hiểu được những dấu chỉ bản thể con người không thể sai lầm được trong việc làm. Và đó là lý do cho thấy việc làm của con người khác với động tác của máy móc. Và bởi đó việc làm của con người có những phẩm giá của nó.
Qua những gì chúng ta vừa tìm hiểu, khía cạnh chủ quan và khách quan của việc làm là hai phương diện không thể tách rời nhau được.
Nếu không, chúng ta sẽ có sự tách biệt giữa kẻ làm việc và con người.
Lịch sử đã dạy chúng ta nhiều khi rất khó mà giữ cho hai khía cạnh vừa kể việc làm con người khỏi tách biệt nhau.
Thông Điệp Laborem exercens (LE) chú tâm nhiều hơn một cách rõ ràng đến khía cạnh chủ thể của việc làm.và đến con người làm việc, là một trong những diện mạo hay phận vụ, mà qua đó con người tiến triển đến thành đạt chính mình.
Tuy vậy, dầu dưới nhãn quang vừa kể, khía cạnh khách quan của việc làm không phải là khía cạnh không đáng lưu ý hay bị bỏ vào trong ngoặc.
Các phương thức làm việc mới, như Thông Điệp Centesimus annus nhấn mạnh, cho thấy tầm quan trọng của việc làm dưới khía cạnh khách thể. Những phương thức làm việc tân tiến không những quan trọng với nhiều hình thức khác nhau của các khám phá khoa học kỷ thuật mới, tạo ra nhiều sản phẩm mới, để đáp ứng lại các nhu cầu mới của con người, mà còn luôn luôn cho thấy những khía cạnh mới của con người, những khả năng sáng tạo mới, những vấn đề luân lý mới cần gặp phải, những nguồn năng lực mới của con người cần phải được chuẩn định giá trị.
Làm việc, con người hiểu biết chính mình rõ hơn, kiến tạo dòng lịch sử của cá nhân mình và của cộng đồng xã hội: “Làm việc là một gia sản của con người – là gia tài của nhân loại – bởi vì qua việc làm, không những con người biến cải thiên nhiên, không những làm cho thiên nhiên thích hợp đáp ứng lại các nhu cầu của chính mình, mà còn thực hiện được thành đạt chính mình như là con người và đúng hơn, trong một ý nghĩa nào đó, làm cho mình” trở thành con người hơn” (LE, n.9).
Mỗi tiến triển trong lãnh vực sản xuất sản phẩm đều có thể liên đới cả với tiến triển luân lý của con người.
Tính cách liên đới đó giữa việc làm và con người càng được thể hiện tiến triển nhanh hơn trong biến chuyển lịch sử dần dần theo tiến trình sản xuất càng được liên hệ trực tiếp với con người và ít hơn với các vật thể tài nguyên bên ngoài.
Nếu trước kia yếu tố quyết định cho tiến trình sản xuất là đất đai, rồi đến tiến bạc tư bản, như những gì tầm hiểu biết của Karl Marx chỉ đến mức đó, ngày nay yếu tố quyết định chính là con người, tức là tùy theo khả năng hiểu biết khám phá được qua kiến thức khoa học, khả năng tổ chức liên đới nhau, khả năng cảm nhận tiên đoán được và thoả mãn được nhu cầu của người khác (Centesimus Annus, CA, n.32).
Như vậy có một yếu tố “vật thể” cần phải được tác động làm việc, được thể hiện bằng sự hiểu biết bản chất của vật thể, kỷ thuật và trí khôn của con người.
Các nguồn tài nguyên trí thức và luân lý đó cần phải được dùng và dùng để phục vụ người khác.
Ở đây việc làm với ý nghĩa chủ quan và khách quan đạt đến trình độ tối đa sát gần nhau: “Thật vậy, nguồn tài nguyên chính của con người cùng chung với đất đai là chính con người” (CA, n. 32).
Hiểu như vậy, con người vừa là tạo vật vừa là người cộng tác trong công trình sáng tạo (CA, n. 40).
Người làm việc là con người làm cho chính mình trở nên hữu ích cho mọi người và cho mọi tạo vật: “Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15).
TS. Nguyễn Học Tập
Dĩ nhiên HDXHGH khởi đầu xác nhận rằng việc làm thuộc về lãnh vực hành động, như chúng ta biết. Đó là một động tác chuyển đổi, khởi đầu từ chủ thể con người và nhằm vào một vật thể khách quan, trên đó con người muốn ghi lên dấu ấn chuyển hoá của mình và khả năng chủ thể thống trị của mình trên vật thể (LE, n.4).
Như vậy việc làm được nhìn dưới hai khía cạnh bổ túc cho nhau: đối với căn nguyên xuất xứ, việc làm thoát xuất từ chủ thể con người; đối với vật thể nhằm đến, việc làm có định hướng tác động trên một vật thể.
Như vậy, chúng ta có thể tạm gọi là “việc làm trong ý nghĩa chủ quan” (LE, n. 6) và “việc làm trong ý nghĩa khách quan” (LE, n.5).
Điều quan trọng chúng ta nên lưu ý trước tiên, đó là khi HDXHGH đề cập đến quyền thượng đẳng của việc làm trên các động tác khác của con người, Huấn Dụ có ý đề cập đến chính việc làm chủ quan, tức là những gì có liên hệ đến chủ thể con người tác động: “Với tư cách là con người, con người là chủ thể của việc làm. Là con người, người làm việc thực hiện nhiều động tác khác nhau liên hệ đến tiến trình của việc làm. Các động tác đó, không tùy thuộc vào nội dung khách thể, tất cả phải là những động tác nhằm thực hiện nhân tính của người làm việc, để chu toàn ơn gọi làm người của mình, mà người làm việc được kêu gọi vì thuộc về dòng giống con người” (LE, n. 6).
Đó là ý nghĩa của việc xác nhận làm việc là cách thể hiện nguyên thủy của con người, như là hình ảnh của Thiên Chúa. Không phải sự vật khách thể do việc làm sản xuất ra khiến cho con người có được ý nghĩa là con người, mà là chính con người tác động làm cho sản phẩm mang ý nghĩa của việc làm của con người.
Trong chiều hướng đó việc làm mang nặng ý nghĩa của lãnh vực luân lý, bởi vì tác động làm việc đó là một trong những phương thức để con người tiến đến thành đạt chính mình.
Nếu chúng ta đặc tâm chú ý vào điều mà con người tác động, chú ý đến việc làm theo ý nghĩa khách quan ( tức là tùy theo vật thể mà việc làm sản xuất ra được), thì ý nghĩa việc làm có thể thay đổi tùy theo thời gian và không gian, tùy theo các thể thức làm việc khác nhau.
Việc làm có thể được quan niệm tùy thuộc vào văn hoá khác nhau, phát triển kỷ thuật khác nhau và các nguồn tài nguyên khác nhau.
Trong nhãn quang vừa kể, chúng ta có nhiều loại việc làm khác nhau có tầm quan trọng liên hệ với xã hội và với những nhu cầu cá biệt của xã hội. Trong trường hợp nầy chúng ta cần phải lưu tâm đến giá trị của sản phẩm được tạo ra và giá trị đó, theo nguyên tắc, có thể thay đổi và tương đối tùy theo nhu cầu, số lượng của mức cầu và thời gian tính.
Tuy nhiên trong đường hướng chúng ta đang bàn, không những chúng ta lưu tâm đến giá trị kinh tế, giá trị lợi ích tiêu thụ hay giá trị của thị trường mua bán, mà còn cả đến giá trị tinh thần, giá trị thiêng liêng của sản phẩm.
Nếu tôi tác tạo được một hoạ phẩm tuyệt tác, bức tranh của tôi không có giá trị nghệ thuật như một bức tranh được in ra đồng loạt sản xuất.
Nếu tôi sản xuất một sản phẩm không có giá trị kinh tế thị trường, sản phẩm của tôi không có cùng một giá trị kinh tế như một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội đang cần đến.
Hiểu như vậy, trong nhãn quang việc làm và các sản phẩm (sản phẩm vật thể hay lợi ích phục vụ), chúng ta xác nhận được có sự khác biệt giữa các chủ thể làm việc: một kỷ sư xây cất cầu cống khác với một người thợ làm bánh mì; một chú thợ hớt tóc có mức phục vụ khác hơn một bác sĩ chữa bệnh; một công nhân bưu điện phát thư có mức độ phục vụ thấp hơn một nghị sĩ Quốc Hội hay một Bộ Trưởng trong Hội Đồng Nội Các.
Nói một cách ngắn gọn, về phương diện sản phẩm và phục vụ khách thể, chúng ta có thói quen đặt tầm quan trọng trên giá trị sản phẩm và phục vụ tạo được cho xã hội đối với những gì tạo được có giá trị hơn hay ít ra những gì mà chúng ta cho là như vậy.
Giá trị của người làm việc, trong nhãn quang sản phẩm và phục vụ khách thể, tùy thuộc vào giá trị mà người đó tạo ra đươc, ngay cả đối với những sản phẩm có giá trị nhất thời nào đó.
Bởi đó trong quan niệm GHXHGH, trương độ khách thể của việc làm cần phải được đi đôi với trương độ quan niệm chủ thể.
Theo nhãn quang vừa kể của Giáo Hội, việc làm được coi như là yếu tố duy nhứt và không thể tái lập, bởi lẽ đó chính là chủ thể, là con người tác động làm việc.
Nếu chúng ta nhìn vào chủ thể tác động làm việc, chúng ta phải nhìn nhận rằng mỗi việc làm đều có giá trị ngang nhau, có tầm quan trọng như nhau và có cùng giá trị đồng đẳng như nhau.
Việc làm khiêm tốn nhứt cũng có giá trị như việc làm hệ trọng cao cả nhất, bởi lẽ tất cả các việc làm đều có nguyên cội như như nhau nơi con người.
Đến đây chúng ta không đặt nặng tầm quan trọng của việc thành công hay thất bại động tác sản xuất, cũng không trên sản phẩm được tạo ra và cả trên giá trị thương mãi của chúng, mà trên chủ thể tác động việc làm, trên tự do, tự lập và trách nhiệm của chủ thể đứng ra hành xử.
Cả những gì liên quan đến vai trò cai quản đất đai, mà Thánh Kinh đã đề cập đến cũng vậy, chúng tă có thể hiểu theo quan niệm khách thể hay chủ thể, tức là liên quan đến vật thể được quản trị hay đến động tác quản trị, sắp xếp, thiết định của chủ thể con người (LE, n.6).
Hiểu như vậy ý nghĩa nhắc đến “hình ảnh Thiên Chúa” khiến cho chúng ta liên tưởng trực tiếp đến chủ thể của việc làm thay vì đến vật thể.
Một khi xác nhận rõ ràng ý nghĩ thứ nhứt (liên quan đến chủ thể) có tầm quan trọng trổi thượng hơn, như HDXHGH xác nhận, thì ý nghĩa thứ hai, có nghĩa đặt thế giới của động tác làm việc vào lãnh vục luân lý, trong đó con người dùng các khả năng mình có được để thực hiện và điều đó tạo cho con người hoàn cảnh và phương thức để triển nở thành đạt chính mình.
Đứng trước quan niệm đặt giá trị ưu tiên của luân lý trong quan niệm làm việc, có người có thể đặt vấn nạn là làm như vậy chúng ta coi thường các lãnh vực chuyên môn của việc làm, mà nhiểu khi tầm mức muốn đạt được, con người phải dùng bao nhiêu thời gian, sức lực, trí óc mới đạt được.
Một người làm việc giỏi dắn, không phải chỉ do những đức tính luân lý của anh ta, mà còn do tài năng khéo léo và khả năng chuyên môn, mà anh phải gắng công ra sức học hỏi, trao dồi, “mài đủng quần nhiều năm ở các bàn ghế đại học” mới có được. Các định chế của việc làm liên hệ được thiết định bởi mục đích cần đạt được, nghĩa là bởi sản phẩm, chất liệu và tiến trình động tác phải làm.
Dĩ nhiên đó là những lề luật tiến trình kỷ thuật, chớ không phải luân lý.
Như vậy quy tóm việc làm của con người vào trương độ luân lý có nghĩa là loại bỏ đi lý do đòi buộc phải có của việc làm và đặt việc làm vào lãnh vực thiêng liêng một cách quá đáng!
Suy nghĩ như vậy là chúng ta không hiểu rõ ý nghĩa mà HDXHGH nhằm đến, không có gì lầm lẫn pha trộn giữa tác động (hành động theo kỷ thuật vật thể) và hành xử (thái độ “ăn ở, cư xử và lòng thành tín hay gian dối” của người làm việc). HDXHGH chỉ muốn đặt mối liên hệ sít sao trong chủ thể con người toàn vẹn.
Một người làm việc giỏi không đạt được nhân bản hoàn hảo của mình và ơn gọi cá biệt của mình, nếu không phải đồng thời cũng là người làm việc tốt lành ngay chính; “Người làm việc đó là một nghệ sĩ hay một thủ công nghệ, công nhân hay nông dân, mỗi người làm việc đều mà một con người sáng tạo. Cúi mình trên vật thể kháng cự lại với mình, người công nhân ấn dấu mình trên vật thể đó, đồng thời cũng phát triển thêm sự quyết tâm, tài năng khôn khéo và tinh thần sáng tạo của mình” (ĐTC Phaolồ VI, Populorum progressio, 1976, n. 27).
Với ý nghĩa những lời vừa được trích dẫn, HDXHGH có ý muốn nhấn mạnh rằng chỉ có một chủ thể có khả năng hiểu biết và đời sống luân lý chính đáng mới là người có thể thực hiện chính đáng theo các luật lệ kỷ thuật, có thể cai quản được các bí mật của thiên nhiên, có khả năng phát triển kỷ thuật, luôn phát minh thêm những phương thức sản xuất mới và dành cho tất cả những điều đó một cùng đích luân lý.
Như vậy, việc làm thuộc về cùng đích luân lý của con người và về ơn kêu gọi thiêng liêng của mình. Nếu có nhiều phương thức tác động ( bằng sức mạnh cũng như trí thức) và nhiều con đường hành xử (cách ăn ở, đối xử, thái độ) khác nhau, nhưng chỉ có một chủ thể duy nhứt cho cả hai phương diện, đó chính là con người.
HDXHGH giúp chúng ta hiểu được những dấu chỉ bản thể con người không thể sai lầm được trong việc làm. Và đó là lý do cho thấy việc làm của con người khác với động tác của máy móc. Và bởi đó việc làm của con người có những phẩm giá của nó.
Qua những gì chúng ta vừa tìm hiểu, khía cạnh chủ quan và khách quan của việc làm là hai phương diện không thể tách rời nhau được.
Nếu không, chúng ta sẽ có sự tách biệt giữa kẻ làm việc và con người.
Lịch sử đã dạy chúng ta nhiều khi rất khó mà giữ cho hai khía cạnh vừa kể việc làm con người khỏi tách biệt nhau.
Thông Điệp Laborem exercens (LE) chú tâm nhiều hơn một cách rõ ràng đến khía cạnh chủ thể của việc làm.và đến con người làm việc, là một trong những diện mạo hay phận vụ, mà qua đó con người tiến triển đến thành đạt chính mình.
Tuy vậy, dầu dưới nhãn quang vừa kể, khía cạnh khách quan của việc làm không phải là khía cạnh không đáng lưu ý hay bị bỏ vào trong ngoặc.
Các phương thức làm việc mới, như Thông Điệp Centesimus annus nhấn mạnh, cho thấy tầm quan trọng của việc làm dưới khía cạnh khách thể. Những phương thức làm việc tân tiến không những quan trọng với nhiều hình thức khác nhau của các khám phá khoa học kỷ thuật mới, tạo ra nhiều sản phẩm mới, để đáp ứng lại các nhu cầu mới của con người, mà còn luôn luôn cho thấy những khía cạnh mới của con người, những khả năng sáng tạo mới, những vấn đề luân lý mới cần gặp phải, những nguồn năng lực mới của con người cần phải được chuẩn định giá trị.
Làm việc, con người hiểu biết chính mình rõ hơn, kiến tạo dòng lịch sử của cá nhân mình và của cộng đồng xã hội: “Làm việc là một gia sản của con người – là gia tài của nhân loại – bởi vì qua việc làm, không những con người biến cải thiên nhiên, không những làm cho thiên nhiên thích hợp đáp ứng lại các nhu cầu của chính mình, mà còn thực hiện được thành đạt chính mình như là con người và đúng hơn, trong một ý nghĩa nào đó, làm cho mình” trở thành con người hơn” (LE, n.9).
Mỗi tiến triển trong lãnh vực sản xuất sản phẩm đều có thể liên đới cả với tiến triển luân lý của con người.
Tính cách liên đới đó giữa việc làm và con người càng được thể hiện tiến triển nhanh hơn trong biến chuyển lịch sử dần dần theo tiến trình sản xuất càng được liên hệ trực tiếp với con người và ít hơn với các vật thể tài nguyên bên ngoài.
Nếu trước kia yếu tố quyết định cho tiến trình sản xuất là đất đai, rồi đến tiến bạc tư bản, như những gì tầm hiểu biết của Karl Marx chỉ đến mức đó, ngày nay yếu tố quyết định chính là con người, tức là tùy theo khả năng hiểu biết khám phá được qua kiến thức khoa học, khả năng tổ chức liên đới nhau, khả năng cảm nhận tiên đoán được và thoả mãn được nhu cầu của người khác (Centesimus Annus, CA, n.32).
Như vậy có một yếu tố “vật thể” cần phải được tác động làm việc, được thể hiện bằng sự hiểu biết bản chất của vật thể, kỷ thuật và trí khôn của con người.
Các nguồn tài nguyên trí thức và luân lý đó cần phải được dùng và dùng để phục vụ người khác.
Ở đây việc làm với ý nghĩa chủ quan và khách quan đạt đến trình độ tối đa sát gần nhau: “Thật vậy, nguồn tài nguyên chính của con người cùng chung với đất đai là chính con người” (CA, n. 32).
Hiểu như vậy, con người vừa là tạo vật vừa là người cộng tác trong công trình sáng tạo (CA, n. 40).
Người làm việc là con người làm cho chính mình trở nên hữu ích cho mọi người và cho mọi tạo vật: “Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15).
TS. Nguyễn Học Tập
Không có nhận xét nào: