Giá trị việc làm con người trong Huấn dụ xã hội của Giáo Hội – Phần 4: Làm việc để phục vụ - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
4 tháng 2, 2012

Giá trị việc làm con người trong Huấn dụ xã hội của Giáo Hội – Phần 4: Làm việc để phục vụ

Lamhong.org - Việc làm và đất đai là những yếu tố thiết yếu cho đời sống xã hội.

Mỗi việc làm một cách nào đó được kêu gọi để cung ứng nhu cầu ngoài ra cho chính mình, cả còn cho người khác: “Làm việc cho người khác” (CA, n.31).

Điều đó dĩ nhiên cho thấy như là hậu quả cần thiết của đặc tính phổ quát tài nguyên của cải, đi liền với địa vị thống trị trên vạn vật, được Thiên Chúa ban cho con người, khi Người tạo dựng nên vũ trụ.

Làm việc cho người khác, phục vụ người khác là hiểu rõ, biết lý giải các nhu cầu và các đòi hỏi khẩn thiết của họ, và đáp ứng lại bằng sáng kiến và tinh thần phục vụ.

Như vậy làm việc như là biểu tượng thống trị trên vạn vật được thể hiện như là làm việc để phục vụ.

Làm việc là phương thức hiểu ý nghĩa thống trị trên thiên nhiên theo tư tưởng của HDXHGH.

Một khi thoả mãn được các nhu cầu để cho mình có được một cuộc sống tốt đẹp, mỗi người chúng ta đều có phận sự trợ giúp người có nhu cầu bằng những gì thặng dư của mình: “Những gì còn dư lại, anh em hãy bố thí” (RN, n. 19).

Chỉ có địa vị quyền lực cai quản thống trị được nhằm để phục vụ người khác, mới có lý chứng để biện minh được.

Chỉ có việc phục vụ nào được thể hiện qua việc cai quản thống trị sự vật mới có thể được coi chính là việc làm.

Các hình thức làm việc đã thay đổi hiển nhiên ai cũng thấy được, từ làm việc để sản xuất các sản phẩm nhằm đáp ứng lại nhu cầu của chính mình, làm việc được biến chuyển nhằm sản xuất để thoả mãn nhu cầu của người khác.

Trong nhãn quang đó, việc biến chế ra tiền tệ có hiệu quả quyết định và lợi ích, để giúp cho chúng ta thấy rõ hơn và trương độ liên đới hỗ tương giữa con người cũng được nới rộng hơn.

Như vậy định nghĩa việc làm có liên quan đến mục đích nhằm phục vụ con người, bất cứ ai, chớ không phải chỉ để đáp ứng lại nhu cầu của chính mình.

Nói như vậy không phải chỉ là dẹp bỏ đi khỏi địa vị thống trị trên vạn vật mọi ý chí quyền lực bất tuân luật lệ và giới hạn, mà là càng hiểu biết rõ hơn các nhu cầu của tạo vật và khả năng đáp ứng lại cho chúng bằng động tác thiết thực để thực hiện được: “Việc làm càng sung mãn và có khả năng sản xuất hơn bao nhiêu, khi con người có khả năng hiểu biết được tìềm năng sản xuất của đất đai và biết đọc được trong thâm sâu các nhu cầu của người khác, mà vì đó việc làm được thực hiện” (CA, n. 31).

Việc làm được nhằm để đáp ứng lại các nhu cầu của mỗi con người cho chúng ta định hướng đặc tâm hơn đối với những người có nhu cầu hơn, những kẻ yếu thế, không có khả năng chính mình lo liệu để nâng đỡ lấy mình: “đối với những thành phần ‘nghèo khổ mới’, bị loại ra bên ngoài vòng phát triển kinh tế-xã hội và không có khả năng hội nhập được vào việc dùng các nguồn nguyên liệu mới” (CA, n.33).

HDXHGH vẫn tiếp tục nhắc đến thái độ “đặc tâm lưu ý đến những người nghèo khó, tức là những hạng người có nhu cầu cá biệt cần được giúp đỡ và nâng đỡ (CA, n. 11), như là thái độ ưu tiên phải có đối với những ai có liên quan đến việc làm, tức là ai nấy trong chúng ta cũng vậy.

Thái độ lưu tâm đến người nghèo khổ đó có mục đích nhằm luôn luôn chuẩn định được các hình thức nghèo khổ mới mà các biến chuyển xã hội dần dần tạo ra.

Như vậy đức bác ái phát nguyên từ động lực của tinh thần Phúc Âm, được áp dụng thích ứng và luôn luôn đi bên cạnh, sát với công lý và là yếu tố cấu trúc mục đích của việc làm.

Tuân theo tiếng gọi nguyên thủy thống trị thế giới và cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, chúng ta đã thấy được rằng phận vụ đó chính danh hoá việc làm như là động tác tạo được những gì tốt đẹp cho mọi tạo vật và cho mọi người.

Thống trị và phục vụ là hai thực thể không được tách rời nhau, theo tinh thần của HDXHGH.


Thượng đỉnh của việc sáng tạo và sáng kiến biến chế là những gì phải theo sát dính liền với ý thức chăm chú và hy sinh vì nhu cầu của người khác. Các kết quả thành đạt của khoa học và kỷ thuật càng đáng được khích lệ bao nhiêu, nếu những kết quả đó càng đạt được do đức bác ái và công bình thuyết lý thúc đẩy.

Cuộc hành trình vừa kể được đánh dấu luôn luôn bằng thái độ đặc tâm cá nhân để đáp ứng lại các nhu cầu của những ai nghèo khổ, theo ý nghĩa khoáng đại, chớ không phải chỉ hạn hẹp vào những “thành phần bần cố nông” hay giai cấp xã hội, tức là đáp ứng lại các nhu cầu con người có được cuộc sống xứng đáng với địa vị con người của mình, mà không vật thể, tài nguyên nào có thể sánh được.

Như vậy làm việc là dấn thân làm việc, trí não cũng như sức lực, để đáp ứng lại nhu cầu con người một cách tổng quát và cho những ai có nhu cầu sống còn một cách cá biệt, chúng ta đừng nên quên rằng mục đích tối hậu và thượng đỉnh là đáp ứng lại một cách thết thực các nhu cầu của con người, với phẩm giá là con người: “Anh em biết rằng: thủ lãnh các dân tộc thì dùng uy thế mà thống trị dân, những người làm lớn, thì lấy quyền mà cai trị dân. Giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải là người phục vụ anh em. Và ai muốn đứng đầu anh em, thì phải là người đầy tớ anh em” (Mt 20, 25 – 27).

TS. Nguyễn Học Tập 
Giá trị việc làm con người trong Huấn dụ xã hội của Giáo Hội – Phần 4: Làm việc để phục vụ Reviewed by Admin on 2/04/2012 Rating: 5 Lamhong.org - Việc làm và đất đai là những yếu tố thiết yếu cho đời sống xã hội. Mỗi việc làm một cách nào đó được kêu gọi để cung ứng ...

Không có nhận xét nào: