Các bộ huyện Tiên Lãng họp sau khi có quyết định của Thủ tướng. |
Mặc Lâm(RFA) - Sau quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính quyền Hải Phòng tiếp tục gây cho dự luận rất nhiều câu hỏi về cách giải quyết sự việc mà Thủ tướng chính phủ đã quyết định.
Mặc Lâm phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh để biết thêm quan điểm của ông về các diễn tiến vừa qua.
Trung ương phải vào cuộc
Mặc Lâm: Xin cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa ông, dưới cặp mắt một luật gia ông nhìn nhận thế nào về quyết đinh vừa rồi của Thủ Tướng đối với trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho rằng quyết định của Thủ Tướng là phải thừa nhận một thực tế đã diễn ra ở Hải Phòng. Điều này không thể nói ngược lại được, vì vậy buộc lòng Thủ Tướng phải thừa nhận điều đó. Nhưng có một điều mà người dân rất ngạc nhiên là Thủ Tướng vẫn tiếp tục cho rằng ông Vươn là “phạm tội giết người và chống lại người thi hành công vụ”. Đây là điều hết sức bức xúc, bởi vì theo “logic” của vấn đề là nếu một khi Thủ Tướng đã kết luận những việc làm sai trái của Tiên Lãng, Hải Phòng thì hành động của ông Vươn là hành động tự vệ chính đáng chống lại những việc làm phi pháp của chính quyền, do đó mà không thể kết tội ông Vươn là “giết người và chống người thi hành công vụ” được.
Hiện nay kiến nghị trên mạng Nguyễn Xuân Diện hiện tại đã trên 1.000 người ký tên rồi. Vấn đề ở chỗ là bản thân Hải Phòng, từ xã, huyện cho đến thành phố những người đã gây ra việc này, như tôi đã nói nhiều lần rằng đây chính là những người có tội, đó là “thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Như vậy theo tôi, không nên để cho Hải Phòng xử lý vụ này, mà trung ương phải vào cuộc. Trung ương đây kể cả ông Tổng bí thư đảng tức là ông Nguyễn Phú Trọng.
Bởi vì qua Nghị Quyết 4/BCHTW lần thứ 11 thì ông Trọng nói cũng rất quyết liệt, và người dân nghe nói thì người ta cũng mừng, “sẽ làm trong sạch, sẽ chống tiêu cực, chống tham nhũng”, mà người đứng đầu của địa phương phải chịu trách nhiệm cao nhứt về những vấn đề tiêu cực của địa phương.
Nếu ông Tổng Bí Thư đã phát biểu như vậy thì theo tôi, ông Tổng Bí Thư và các cơ quan trung ương phải vào cuộc, không nên để cho Hải Phòng. Bởi vì những người như ông Thành, ông Thoại, ông Ca bây giờ không đủ tư cách để thụ lý vụ này nữa. Nhất là, mới đây nhất, trong buổi nói chuyện với các cụ cách mạng lão thành ở Hải Phòng thì ông Thành – một người cùng họp với Thủ Tướng – nhưng sau khi ra về thì lại không chấp hành những kết luận của Thủ Tướng, mà nói ngược lại, do đó tạo nên sự bất bình đối với các đồng chí cách mạng lão thành ở Hải Phòng, và họ đã còn kiến nghị chính thức lên trung ương rồi.
Vì vậy tôi nghĩ rằng đối với ông Thành thì rõ ràng ông ta là người đứng đầu cao nhứt ở Hải Phòng nhưng không đủ tư cách để xử lý vụ việc này nữa, mà ông ta có thể nói như là một “đồng phạm”, hay là nói theo ngôn từ của luật pháp là “bao che tội phạm”. Ông ta không đủ tư cách để thụ lý vụ này mà các cơ quan trung ương phải thụ lý. Hơn nữa, đối với trách nhiệm của người đứng đầu cao nhứt, như ông Tổng Bí Thư đã phát biểu, thì theo tôi là nên cách chức ông Thành, thay thế người khác.
Tôi được biết ông Thành không phải chỉ sai phạm trong vụ Tiên Lãng mà chung quanh vụ đất đai ở Hải Phòng thì ông Thành từ trước tới nay đã có nhiều sai phạm rồi. Điều này chứng tỏ rằng ông Thành không đáng ở cương vị cao nhất của một thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, một thành phố trực thuộc trung ương.
Luật pháp ở đâu?
Mặc Lâm: Vâng, thưa ông, với tư cách là nguyên phó chủ tịch Măt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP.HCM, vấn đề vận hành trong nội bộ đảng ông nắm rất vững. Có dư luận cho rằng ông Thành sở dĩ dám công khai tuyên bố những câu chống lại Thủ Tướng, không phải “trên bảo dưới không nghe” như người ta nói, nhưng hình như có một thế lực nào đó chống lưng để ông ta làm việc này. Nếu thực sụ việc này xảy ra thì di hại của nó như thế nào, ông có thể cho biết được không?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho rằng sở dĩ ông Thành dám nói những việc đó thì có hai khả năng. Một, như chúng ta biết ở Việt Nam có một tình trạng như chúng ta nói là “trên bảo dưới không nghe”, hoặc là coi thường những ý kiến cấp trên, xem cấp trên nói như vậy đó nhưng mà thật ra thì giữa lời nói và việc làm của cấp trên không đi đôi với nhau, thành ra chúng ta gọi là “lờn thuốc”, tức là cấp dưới người ta coi thường cấp trên và người ta không thực hiện những ý kiến, những kết luận của cấp trên. Đó là một khả năng.
Nhưng cũng có khả năng thứ hai, đó là phía sau ông Thành là một thế lực nào đó bao che ông ta, thì ông ta mới dám đi ngược lại kết luận của Thủ Tướng. Tôi nghĩ khả năng này có nhiều. Nói thiệt, một bí thư thành ủy mà muốn cho mình được tiếp tục cái chức đó và lên cao hơn nữa thì nếu không có thế lực chống đỡ thì không dám hành động như vậy.
Do đó, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận thì dân người ta mừng, nhưng người ta vẫn còn ở trong tâm trạng chờ xem giữa lời nói và việc làm như thế nào, coi thử chỉ đạo của Thủ Tướng có quyết liệt hay không. Bởi vì người ta nghĩ rằng với tư cách một đại biểu quốc hội ở Hải Phòng thì lẽ ra Thủ Tướng phải vào cuộc sớm hơn, chứ không phải mất hơn một tháng sau; với tư cách đại biểu thì anh thấy dân như vậy, anh thấy sự việc xảy ra như vậy, thì anh phải cùng với đoàn đại biểu Hải Phòng vào để xem cái sự việc như thế nào.
Nhưng sau khi kết luận rồi thì Thủ Tướng phải có những biện pháp mạnh mẽ buộc Hải Phòng phải thực hiện. Nhưng chúng ta thấy từ ngày có kết luận đến giờ thì cũng chẳng có ý kiến gì chỉ đạo thêm, mà ngược lại cứ để cho Hải Phòng hết đưa ông Thoại ra làm trưởng ban chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng, khi thay thế thì ông Thoại, ông Ca vẫn còn trong cái ban giải quyết đó. Rồi bây giờ đến ông Thành nói, thì tôi nghĩ là quần chúng đang trông chờ thái độ cương quyết hơn nữa, có trách nhiệm hơn nữa của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Thành với tư cách là bí thư thành ủy, một ủy viên trung ương đảng, thì người ta cũng chờ thái độ kiên quyết hơn nữa của TBT Nguyễn Phú Trọng để thực hiện một cách cụ thể nghị quyết của BCH/TW lần thứ IV vừa rồi, như ông Trọng đã long trọng tuyên bố trước nhân dân về vấn đề xây dựng đảng, về vấn đề chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Mặc Lâm: Thưa ông, xin được một câu hỏi cuối cùng, theo kinh nghiệm của người dân thì trước đây chính Thủ Tướng Phan Văn Khải đã than một câu rằng bản thân ông là thủ tướng mà cũng không có quyền giải nhiệm một ông bộ trưởng. Trong trường hợp Tiên Lãng liệu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có gặp phải lực cản cũng lớn như vậy hay không, mặc dù Thủ Tướng cũng rất muốn làm những điều mà người dân đang trông mong?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho rằng khi được bầu làm Thủ tướng thì có nghĩa là dân đã giao cho anh trọng trách đó rồi, còn vấn đề nội bộ trong đảng thì đó là vấn đề khác. Với trách nhiệm thủ tướng thì anh phải kiên quyết giải quyết chứ không thể nói vì thế lực này vì thế lực kia ngăn cản như ThủTướng Phan Văn Khải nói thì còn gì chế độ này? Như vậy thì thủ tướng không có quyền lực gì hết thì người dân khi bị nạn còn biết trông chờ vào ai đây?
Tôi cho rằng nói như vậy chỉ là một cách nói thôi, cách nói mà tôi cho là thiếu trách nhiệm, và nó không biểu tỏ thái độ kiên quyết của một vị đứng đầu chính quyền trong khi giải quyết những vấn đề của dân. Tôi nghĩ luật pháp đã quy định rồi thì không thể nào mình nói vì lý do này không thực hiện được. Quan hệ giữa Thủ tướng với tư cách ủy viên bộ chính trị với Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, thì đó là trong nội bộ, còn vấn đề ra quốc hội, chính phủ, thì phải làm việc theo luật pháp.
Đảng không thể đứng trên luật pháp, và đảng cũng không thể đứng ngoài luật pháp được. Đó là tinh thần mà ngay bản thân các vị lãnh đạo cũng nhắc nhở cán bộ đảng viên điều đó. Vì vậy các vị đứng đầu cao nhứt của đảng và nhà nước cũng phải làm việc theo tinh thần như vậy.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.
Mặc Lâm phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh để biết thêm quan điểm của ông về các diễn tiến vừa qua.
Trung ương phải vào cuộc
Mặc Lâm: Xin cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa ông, dưới cặp mắt một luật gia ông nhìn nhận thế nào về quyết đinh vừa rồi của Thủ Tướng đối với trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho rằng quyết định của Thủ Tướng là phải thừa nhận một thực tế đã diễn ra ở Hải Phòng. Điều này không thể nói ngược lại được, vì vậy buộc lòng Thủ Tướng phải thừa nhận điều đó. Nhưng có một điều mà người dân rất ngạc nhiên là Thủ Tướng vẫn tiếp tục cho rằng ông Vươn là “phạm tội giết người và chống lại người thi hành công vụ”. Đây là điều hết sức bức xúc, bởi vì theo “logic” của vấn đề là nếu một khi Thủ Tướng đã kết luận những việc làm sai trái của Tiên Lãng, Hải Phòng thì hành động của ông Vươn là hành động tự vệ chính đáng chống lại những việc làm phi pháp của chính quyền, do đó mà không thể kết tội ông Vươn là “giết người và chống người thi hành công vụ” được.
Hiện nay kiến nghị trên mạng Nguyễn Xuân Diện hiện tại đã trên 1.000 người ký tên rồi. Vấn đề ở chỗ là bản thân Hải Phòng, từ xã, huyện cho đến thành phố những người đã gây ra việc này, như tôi đã nói nhiều lần rằng đây chính là những người có tội, đó là “thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Như vậy theo tôi, không nên để cho Hải Phòng xử lý vụ này, mà trung ương phải vào cuộc. Trung ương đây kể cả ông Tổng bí thư đảng tức là ông Nguyễn Phú Trọng.
Bởi vì qua Nghị Quyết 4/BCHTW lần thứ 11 thì ông Trọng nói cũng rất quyết liệt, và người dân nghe nói thì người ta cũng mừng, “sẽ làm trong sạch, sẽ chống tiêu cực, chống tham nhũng”, mà người đứng đầu của địa phương phải chịu trách nhiệm cao nhứt về những vấn đề tiêu cực của địa phương.
Theo tôi, không nên để cho Hải Phòng xử lý vụ này, mà trung ương phải vào cuộc. Trung ương đây kể cả ông Tổng bí thư đảng tức là ông Nguyễn Phú Trọng.
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Nếu ông Tổng Bí Thư đã phát biểu như vậy thì theo tôi, ông Tổng Bí Thư và các cơ quan trung ương phải vào cuộc, không nên để cho Hải Phòng. Bởi vì những người như ông Thành, ông Thoại, ông Ca bây giờ không đủ tư cách để thụ lý vụ này nữa. Nhất là, mới đây nhất, trong buổi nói chuyện với các cụ cách mạng lão thành ở Hải Phòng thì ông Thành – một người cùng họp với Thủ Tướng – nhưng sau khi ra về thì lại không chấp hành những kết luận của Thủ Tướng, mà nói ngược lại, do đó tạo nên sự bất bình đối với các đồng chí cách mạng lão thành ở Hải Phòng, và họ đã còn kiến nghị chính thức lên trung ương rồi.
Vì vậy tôi nghĩ rằng đối với ông Thành thì rõ ràng ông ta là người đứng đầu cao nhứt ở Hải Phòng nhưng không đủ tư cách để xử lý vụ việc này nữa, mà ông ta có thể nói như là một “đồng phạm”, hay là nói theo ngôn từ của luật pháp là “bao che tội phạm”. Ông ta không đủ tư cách để thụ lý vụ này mà các cơ quan trung ương phải thụ lý. Hơn nữa, đối với trách nhiệm của người đứng đầu cao nhứt, như ông Tổng Bí Thư đã phát biểu, thì theo tôi là nên cách chức ông Thành, thay thế người khác.
Tôi được biết ông Thành không phải chỉ sai phạm trong vụ Tiên Lãng mà chung quanh vụ đất đai ở Hải Phòng thì ông Thành từ trước tới nay đã có nhiều sai phạm rồi. Điều này chứng tỏ rằng ông Thành không đáng ở cương vị cao nhất của một thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, một thành phố trực thuộc trung ương.
Luật pháp ở đâu?
Mặc Lâm: Vâng, thưa ông, với tư cách là nguyên phó chủ tịch Măt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP.HCM, vấn đề vận hành trong nội bộ đảng ông nắm rất vững. Có dư luận cho rằng ông Thành sở dĩ dám công khai tuyên bố những câu chống lại Thủ Tướng, không phải “trên bảo dưới không nghe” như người ta nói, nhưng hình như có một thế lực nào đó chống lưng để ông ta làm việc này. Nếu thực sụ việc này xảy ra thì di hại của nó như thế nào, ông có thể cho biết được không?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho rằng sở dĩ ông Thành dám nói những việc đó thì có hai khả năng. Một, như chúng ta biết ở Việt Nam có một tình trạng như chúng ta nói là “trên bảo dưới không nghe”, hoặc là coi thường những ý kiến cấp trên, xem cấp trên nói như vậy đó nhưng mà thật ra thì giữa lời nói và việc làm của cấp trên không đi đôi với nhau, thành ra chúng ta gọi là “lờn thuốc”, tức là cấp dưới người ta coi thường cấp trên và người ta không thực hiện những ý kiến, những kết luận của cấp trên. Đó là một khả năng.
Nhưng cũng có khả năng thứ hai, đó là phía sau ông Thành là một thế lực nào đó bao che ông ta, thì ông ta mới dám đi ngược lại kết luận của Thủ Tướng. Tôi nghĩ khả năng này có nhiều. Nói thiệt, một bí thư thành ủy mà muốn cho mình được tiếp tục cái chức đó và lên cao hơn nữa thì nếu không có thế lực chống đỡ thì không dám hành động như vậy.
Do đó, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận thì dân người ta mừng, nhưng người ta vẫn còn ở trong tâm trạng chờ xem giữa lời nói và việc làm như thế nào, coi thử chỉ đạo của Thủ Tướng có quyết liệt hay không. Bởi vì người ta nghĩ rằng với tư cách một đại biểu quốc hội ở Hải Phòng thì lẽ ra Thủ Tướng phải vào cuộc sớm hơn, chứ không phải mất hơn một tháng sau; với tư cách đại biểu thì anh thấy dân như vậy, anh thấy sự việc xảy ra như vậy, thì anh phải cùng với đoàn đại biểu Hải Phòng vào để xem cái sự việc như thế nào.
Nhưng sau khi kết luận rồi thì Thủ Tướng phải có những biện pháp mạnh mẽ buộc Hải Phòng phải thực hiện. Nhưng chúng ta thấy từ ngày có kết luận đến giờ thì cũng chẳng có ý kiến gì chỉ đạo thêm, mà ngược lại cứ để cho Hải Phòng hết đưa ông Thoại ra làm trưởng ban chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng, khi thay thế thì ông Thoại, ông Ca vẫn còn trong cái ban giải quyết đó. Rồi bây giờ đến ông Thành nói, thì tôi nghĩ là quần chúng đang trông chờ thái độ cương quyết hơn nữa, có trách nhiệm hơn nữa của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Thành với tư cách là bí thư thành ủy, một ủy viên trung ương đảng, thì người ta cũng chờ thái độ kiên quyết hơn nữa của TBT Nguyễn Phú Trọng để thực hiện một cách cụ thể nghị quyết của BCH/TW lần thứ IV vừa rồi, như ông Trọng đã long trọng tuyên bố trước nhân dân về vấn đề xây dựng đảng, về vấn đề chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Đảng không thể đứng trên luật pháp, và đảng cũng không thể đứng ngoài luật pháp được. Đó là tinh thần mà ngay bản thân các vị lãnh đạo cũng nhắc nhở cán bộ đảng viên điều đó.
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Mặc Lâm: Thưa ông, xin được một câu hỏi cuối cùng, theo kinh nghiệm của người dân thì trước đây chính Thủ Tướng Phan Văn Khải đã than một câu rằng bản thân ông là thủ tướng mà cũng không có quyền giải nhiệm một ông bộ trưởng. Trong trường hợp Tiên Lãng liệu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có gặp phải lực cản cũng lớn như vậy hay không, mặc dù Thủ Tướng cũng rất muốn làm những điều mà người dân đang trông mong?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho rằng khi được bầu làm Thủ tướng thì có nghĩa là dân đã giao cho anh trọng trách đó rồi, còn vấn đề nội bộ trong đảng thì đó là vấn đề khác. Với trách nhiệm thủ tướng thì anh phải kiên quyết giải quyết chứ không thể nói vì thế lực này vì thế lực kia ngăn cản như ThủTướng Phan Văn Khải nói thì còn gì chế độ này? Như vậy thì thủ tướng không có quyền lực gì hết thì người dân khi bị nạn còn biết trông chờ vào ai đây?
Tôi cho rằng nói như vậy chỉ là một cách nói thôi, cách nói mà tôi cho là thiếu trách nhiệm, và nó không biểu tỏ thái độ kiên quyết của một vị đứng đầu chính quyền trong khi giải quyết những vấn đề của dân. Tôi nghĩ luật pháp đã quy định rồi thì không thể nào mình nói vì lý do này không thực hiện được. Quan hệ giữa Thủ tướng với tư cách ủy viên bộ chính trị với Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, thì đó là trong nội bộ, còn vấn đề ra quốc hội, chính phủ, thì phải làm việc theo luật pháp.
Đảng không thể đứng trên luật pháp, và đảng cũng không thể đứng ngoài luật pháp được. Đó là tinh thần mà ngay bản thân các vị lãnh đạo cũng nhắc nhở cán bộ đảng viên điều đó. Vì vậy các vị đứng đầu cao nhứt của đảng và nhà nước cũng phải làm việc theo tinh thần như vậy.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Không có nhận xét nào: