NVCL - Cồn Dầu “lại nóng” lên thu hút sự quan tâm của dư luận, mọi người chăm chú theo dõi diễn biến các động thái của những người trong cuộc. Nhưng ai là “người trong cuộc” và ai là “người ngoài cuộc”? Ai là những người thật sự có lòng với Cồn Dầu và liên đới, hiệp thông như câu tục ngữ “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”?, chứ không phải một cách thô bỉ “một con ngựa đau, cả tàu được thêm cỏ”. Trên một con tàu, dù ở “hạng vip” hoặc “hạng bình dân hầm tầu”, thì một lỗ thủng sẽ đánh chìm cả con tàu, chứ không riêng gì hạng hầm tầu như Cồn Dầu.
Cồn Dầu rồi có trở nên một “Tiên lãng” thứ hai không? Khả năng là có thể nếu nhà cầm quyền vẫn ngoan cố tỏ rõ sự hung bạo, tàn nhẫn, phi pháp luật, phi nhân tính, coi thường công luận… như đã làm với “Tiên lãng”. Nhưng vì sao họ không rút kinh nghiệm qua vụ “Tiên lãng”? Có thể chính họ phải bảo vệ cái gọi là “chính sách đất đai là sở hữu toàn dân” mà Nhà nước là quản lý. Quản lý phải lo cho tất cả, phải có những chương trình lớn, phải nhìn xa trông rộng, thế nên xá chi mảnh đất cỏn con là Cồn Dầu. Cồn Dầu phải “biết hy sinh” cho đại cuộc, nếu không muốn tự chuốc lấy cho mình bản án “phá rối trật tự, chống người thi hành công vụ có âm mưu, thậm chí có vũ khí nữa, dù vũ khí ở đây có thể chỉ là … những nông cụ sản xuất để vừa bảo đảm đời sống vừa góp phần cho kinh tế quốc gia. Đó là chưa nói đến trong lúc xô xát, có thể “máu rơi”, dù máu của bà con Cồn Dầu có đổ nhiều hơn, thậm chí nếu có người chết, thì rồi cũng sẽ bị “ghép” vào tội giết người hay có chủ mưu giết người, chứ không phải là “phòng vệ chính đáng”.
Anh em Đoàn văn Vươn vẫn còn bị giam giữ chứ chưa được tha là thế, dù sự thật đã phơi trần dã tâm và sự sai trái, gian ác của nhà cầm quyền, dù Thủ tướng đã nhận sai, dù đã cách chức mấy vị quan chức có liên quan… Hoặc họ bị áp lực từ phía nhà đầu tư đã “chung chi hào phóng” và họ đã “có phần to” trong bữa tiệc đặc sản “Cồn Dầu”, cũng có thể họ đang vơ vét cho đầy túi tham để rồi “hạ cách an toàn”…
Cồn Dầu “lại nóng” lên thu hút sự quan tâm của dư luận, mọi người chăm chú theo dõi diễn biến các động thái của những người trong cuộc. Nhưng ai là“người trong cuộc” và ai là “người ngoài cuộc”? Ai là những người thật sự có lòng với Cồn Dầu và liên đới, hiệp thông như câu tục ngữ “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”?, chứ không phải một cách thô bỉ “một con ngựa đau, cả tàu được thêm cỏ”. Trên một con tàu, dù ở “hạng vip” hoặc “hạng bình dân hầm tầu”, thì một lỗ thủng sẽ đánh chìm cả con tàu, chứ không riêng gì hạng hầm tầu như Cồn Dầu.
Khi vụ việc xảy ra, Cồn Dầu tự nhiên có “những anh em đích thật”, những “người trong cuộc” có lương tri đứng về phía lẽ phải và công lý có cùng một khao khát với Cồn Dầu là sẽ đấu tranh đến cùng trước dã tâm tham lam và gian ác của nhà cầm quyền. Họ cùng đau với cái đau của Cồn Dầu, cái đau bị đàn áp bất công, đánh đập tàn bạo, đổ máu và mất mát người thân, cái đau về tinh thần khi những “đấng bậc” họ đặt hết niềm tin yêu lại nhẫn tâm, vô cảm quay lưng lại với họ mà “tay bắt mặt mừng” với những kẻ luôn muốn “xẻ thịt Cồn Dầu để ngoạm những miếng thật lớn”. Phải chăng thái độ ấy cho thấy “các ngài” đã tự đặt mình là “những người ngoài cuộc” với lập trường “sống chết mặc bay”, hoặc “có giỏi thì vào giải quyết”.
Chính những “anh em của Cồn Dầu” đã hiệp thông, cầu nguyện và liên đới sẽ luôn là ánh sáng chói lọi, có sức đánh động lương tâm con người. Những “anh em của Cồn Dầu” có chính kiến và lẽ phải không hãi sợ “co rúm” trong những pháo đài, không “rửa tay” gào lên “tôi vô can trong vụ này”, hoặc bàn lui “chống làm gì, trước sau cũng mất”. Không lo cho sự an nguy của bản thân, gia đình bị sách nhiễu, “anh em của Cồn Dầu” để cho tình thương thúc đẩy mình tích cực tham gia hoạt động bênh vực cho lẽ phải, phơi bày sự thật cho công luận, dù rất đau lòng vì chạm đến “những đấng bậc” mà trước đây, nhiều người yêu mến kính trọng.
Ðiều những “anh em của Cồn Dầu” đang làm giống như câu chuyện thú vị trong Tân Ước. Câu chuyện bắt đầu bằng một cuộc tranh luận thần học về sự sống đời đời và kết thúc bằng một hành động đầy tình thương trên con đường nguy hiểm.
Ai là người thân cận của tôi? |
Một người thông luật hỏi Ðức Giêsu:“Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Người đáp:“Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thếnào?”. Người ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi, và yêu người thân cận như chính mình“.
Ðức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm, cứ làm như vậy là sẽ được sống“. Nhưng người thông luật muốn chứng tỏ mình có lý, nên mới thưa cùng Ðức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?”. Và Ðức Giêsu đã trả lời rõ ràng trong một câu chuyện”Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻcướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua một bên mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua một bên mà đi. Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu, lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc” (Lc 10,29-31).
“Ai là người thân cận của tôi?”. Qua câu chuyện này, Đức Giêsu trả lời: Người thân cận là bất cứ những con người khốn khổ nào bên vệ đường mà bạn phải đối xử nhân ái để chứng tỏ mình là người bạn tốt, là bất cứ người nào đang cần đến bạn trên con đường đời bạn đang đi. Như vậy, Ðức Giêsu không định nghĩa người thân cận là gia đình, họ hàng, bạn hữu mình, hoặc cùng chủng tộc, tôn giáo, quốc gia, đảng phái…. nhưng bằng một hoàn cảnh của cuộc sống.
Người Samari ấy tốt lành ở điểm nào? Đang khi dân tộc ông không những không phải là bạn hữu với người Do thái mà, thậm chí còn kình chống nhau nữa? Đấy là vì ông có lòng vị tha. Lòng vị tha là gì? Từ điển Tiếng Việt 200, nxb Đà Nẵng, tr 1114 định nghĩa: “Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình“.
ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh
|
Một trong các thảm kịch của nước ta là giới hạn việc chăm lo đến lợi ích của người thân cận là họ hàng: một người làm quan cả họ được nhờ; chăm lo lợi ích của người thân cận là giai cấp: không nói đến thời phong kiến, thời nay cũng vậy, “huyện bênh hàng huyện, phủ bênh hàng phủ”dân chết mặc dân. Chăm lo lợi ích của người thân cận là đảng phái: rõ như ban ngày, khi đảng Cộng sản luôn nắm thế độc tôn, cương quyết không để cho đa nguyên, đa đảng, cho các phong trào tự do dân chủ phát triển, dù có phải tụt hậu so với các nước láng giềng 20, 50 năm, dù có mang nợ quốc tế như “chúa chổm”, gây ra những thảm họa cho dân tộc, cho quốc gia, không chỉ hiện tại mà còn di hại đến hàng trăm năm sau. “Còn đảng, còn mình” là “lời kinh cứu rỗi” các đảng viên phải tụng hàng ngày, nếu còn muốn “hưởng phúc, hưởng lộc, hưởng thọ” do đảng ban phát. Chủ trương như vậy là gạt cả một dân tộc còn lại vào con đường “thương khó và chết tủi nhục”, chỉ còn cách cuốc đất sinh nhai. Nhưng coi chừng! tới một lúc nào đó sẽ lại bị bao vây, dí súng để “thu hồi, hóa giá, giải phóng mặt bằng…”
Anh Toma Nguyễn Thành Năm, giáo dân
Cồn Dầu bị đánh chết bởi công an của
"hung thần miền Trung" Nguyễn Bá Thanh
|
Chăm lo lợi ích của người thân cận là tôn giáo: như kỳ thị, khủng bố, bách hại. Chăm lo lợi ích của người thân cận là quốc gia: như “vị cha già dân tộc” đã dõng dạc công bố cho cả nước và cả thế giới bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945. Thế mà từ đó đến nay, họ đã làm biết bao người khốn khổ, cứ như ngoại kiều sống bất hợp pháp trên chính quê hương mình, không được luật pháp bảo hộ những quyền căn bản chính đáng: quyền con người, quyền được đối xử như những con người, quyền công dân bình đẳng. Hơn nữa, lại còn toan tính bán cả nước sau khi đã bán hết đất.
Chế độ này thế nào ai cũng biết. Nhưng vẫn có nhiều kẻ ích kỷ quan tâm tới bản thân, tới lợi ích của một đảng phái, tới lợi nhuận của chủ nhân hơn là những công nhân, nông dân, những nhà trí thức chân chính, cho đến những chị buôn đồng nát, những cháu lượm ve chai mà sự góp phần của họ không nhỏ để bảo đảm cho chế độ này tồn tại, cho “nhà nước trả nợ và tư túi”. Nhà cầm quyền chỉ quan tâm tới “nhóm của mình”. Vì vậy, khi “thi hành công vụ” mà có cướp đất, san bằng nhà cửa của dân, bắt bớ, đánh đập, vu oan… như vụ “Tiên lãng”, hoặc có cướp đất, đánh chết người và dồn những người kiên cường gìn giữ quê cha đất tổ như “Cồn Dầu” vào chỗ bế tắc, hoặc phải lưu vong thì lại được xem là một chiến công oanh liệt. Nhưng “Ông Trời có mắt”…
Vì chỉ chăm lo cho lợi ích của đảng mình, nhóm mình nên dù có nhiều người thiện chí đóng góp ý kiến, công sức để “chỉnh đốn đảng, xâu dựng đảng”, để xã hội công bằng hơn, con người được hưởng các quyền chính đáng, đem lại công lý cho những người oan sai, binh vực cho những người thế cô thấp cổ bé họng… thì lại bị quy kết là những người phá rối, các phong trào phá hoại, “âm mưu lật đổ chính quyền”, tay sai cho “các thế lực nước ngoài chống đối”…
Những “anh em của Cồn Dầu”, trước đây, vốn chẳng hề biết đến địa danh Cồn Dầu mà nay đã dũng cảm vượt trên sự quan tâm đến lợi ích chính đáng của mình, gia đình mình, đã không “tránh qua một bên” để đi, mà còn tự nhận là “anh em” đồng thân, đồng phận, đồng cảm, đồng thuận, thì… hỡi ôi, có những “Đấng bậc” vị vọng vốn luôn nhận mình là đại diện, là cha, là lãnh đạo tinh thần, là người bảo vệ Cồn Dầu, “kết duyên” với Cồn Dầu, lẽ ra là phải sống chết con cái mình, chăm lo ích lợi cho tín hữu mình, bênh vực giáo xứ trong giáo phận của mình, thế mà lại cứ né tránh Cồn Dầu bị “bọn cướp đập đánh nửa sống nửa chết” qua một bên để đi, lại luôn miệng trách móc là làm khó cho mình. Mà đi đâu, đi với ai chứ… “đi thế này” thì “chả bõ” so với những thứ bị mất và cả “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
Chăn chiên hay chăn sói? |
Rõ là Cồn Dầu chẳng là gì, chẳng dính dáng gì dưới con mắt của “các ngài”, vì “các ngài” có coi họ như là những tín hữu của mình đâu, nói chi là coi họ như những con người. Có câu: “tình bạn chân chính là niềm vui nhân đôi và nỗi buồn giảm một nửa”. Thế ra Cồn Dầu không phải là bạn với “các ngài” rồi, nói chi đến giáo huấn của Giáo hội. Còn nhớ khi Linh địa Thái Hà và Tòa Khâm sứ bị “hô biến” thành “công viên”, thì Hội đồng Giám mục Việt Nam “vội” cho ra một bức thư nói rõ “Quan điểm của HĐGMVN về một số vấn đề trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay”. Khởi đầu bức thư viết: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi…”. Đó là lời mở đầu trong Hiến chế Vui mừng và hy vọng (Gaudium et Spes), Công đống Vaticano II với nguyên văn: ““Nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn tủi và lo âu của mọi người trong thời đại này, đặc biệt của những người nghèo và những người khốn khổ, cũng là nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn tủi và lo âu của những người theo Chúa Kitô. Quả thực, không có gì thực sự thuộc về con người mà lại không vang dội trong trái tim của họ”. Thật sung sướng và hạnh phúc khi thấy HĐGMVN bày tỏ quan điểm đứng về phía người dân Việt Nam đang vui mừng và hy vọng hoặc ưu sầu và lo lắng. “Các ngài” còn thay đổi một chút để nhấn mạnh: “những người theo Chúa Kitô” trong Hiến chế không chỉ chung chung là những tín hữu, mà là “chúng tôi”. Nhưng sau đó chẳng ai hiểu “các ngài” đang vui mừng và hy vọng kiểu gì, với ai?, đang ưu sầu và lo lắng cho ai và vì sao? cho đến khi mọi chuyện cứ sáng tỏ dần…
Những âu sầu và lo lắng của giáo dân, “các ngài” cứ “đồng cảm cứ không đồng thuận”. “Các ngài” chỉ nhìn thấy một kẻ nào đó bị bọn cướp đánh sống dở chết dở chứ không phải là một người giống như mình, anh em mình, con cái mình, đồng đạo mình, và đó là khoảng cách làm nản lòng những giáo dân vốn luôn một mực trung kiên, yêu mến và vâng phục các ngài, đến độ, họ cảm thấy những gì xảy đến cho họ, chẳng dính dự gì đến “các ngài”. “Các ngài” cứ bước qua một bên để đi. Đang khi người “Samari ngoại bang”, những “anh em của Cồn Dầu” đã dừng lại, không phải để xem có phải “người của mình” không… rồi cúi xuống chăm sóc vết thương, đưa về quán trọ và thanh toán mọi chi phí.
Đức Giêsu quả biết khôi hài thật…
Văn Ngô
Không có nhận xét nào: