Trí Hữu - Khi vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh - Bạc Hy Lai nổ ra, rất nhiều cán bộ hưu trí ở Đà Nẵng đã có sự liên tưởng ngay đến Bí thư Thành ủy – Nguyễn Bá Thanh. Bỏ qua khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, mọi sự so sánh đều tập trung vào cái giống nhau đến từng centimet về ý thức hệ của hai con người đầy quyền lực nhưng cũng đầy tham vọng.
Lai và Thanh đều được người dân địa phương ca ngợi bởi tính quyết liệt trong chương trình hành động của bản thân. Những năm đầu nhiệm kỳ, Đà Nẵng và Trùng Khánh cũng có chính sách trải thảm đỏ để kêu gọi đầu tư và thu hút tài lực. Những năm tiếp theo là chỉ số phát triển kinh tế vượt trội so với các thành phố khác trực thuộc trung ương
bởi sự bảo đảm về “lợi ích đầu tư” không nơi đâu bằng nơi đây. Thực tế là Bí thư hai thành phố này biết vận dụng cơ chế “thông bằng bao thư mới thoáng” giúp cho các doanh nghiệp, tập đoàn và tư nhân kinh doanh có điều kiện thuận lợi khai thác hiệu quả “bầu sữa” tín dụng ưu đãi. Đồng nghĩa với nó là những khoản lại quả (hoa hồng) kếch xù chạy vào túi người có thẩm quyền quyết định. Và khi đã có mọi thứ, hai con người này bộc lộ tham vọng chính trị không khác gì nhau. Ngồi mãi chiếc ghế nhỏ không xứng tầm cái mộng to (cải thiện cái chức ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng nhiều nhiệm kỳ).
Để củng cố quyền lực, Lai sử dụng Vương Lập Quân (cựu Giám đốc công an Trùng Khánh) như cánh tay phải nhằm vừa bảo vệ địa vị, vừa là công cụ trấn áp các băng nhóm tội phạm không tuân thủ luật chơi. Nguy hiểm hơn, Lai lợi dụng bộ máy công an để điều tra kín các đối thủ chính trị của mình. Thanh Bí thư cũng không kém gì khi có một khoảng thời gian dài nâng đỡ tướng Trần Văn Thanh (nguyên Giám đốc Công an Đà Nẵng) như cánh tay mặt đắc lực.
Tuy giống nhau về cách dùng người, nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa Bạc Hy Lai và Nguyễn Bá Thanh là cách giải quyết vấn đề khi sai phạm của mình bị thuộc cấp phát hiện. Nếu cựu Bí thư Trùng Khánh sớm rút ra được bài học kinh nghiệm qua vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” mà đạo diễn không ai khác hơn là Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tìm mọi cách nhằm khép tội tướng Trần Văn Thanh qua hai lần xét xử (sơ thẩm ngày 7/8/2009 tuyên 18 tháng tù treo và phúc thẩm ngày 7/12/2009 tuyên giảm còn 12 tháng tù treo. Cuối cùng kháng nghị giám đốc thẩm tuyên vô tội khép lại vụ án gây chấn động dư luận lúc bấy giờ)... có lẽ đã không xảy ra trường hợp Vương Lập Quân phải chạy vào lãnh sự quán Mỹ xin tỵ nạn gây ra “biến cố chưa từng có tiền lệ” trong lịch sử Trung Quốc.
Hãy chờ xem Bạc Hy Lai (Thanh) của Việt Nam sẽ đưa ra những chính sách mới gì để xây dựng Đà nẵng trở thành Trùng Khánh? So sánh để có câu trả lời xác đáng và đừng hy vọng ông Thanh sẽ bị cách chức giống ông Bạc Hy Lai. Bộ Công an đã từng dự định làm cuộc lật đổ ngoạn mục ông Thanh vào năm 2001 nhưng thất bại. (Lúc đó ông Thanh mới chỉ là Chủ tịch UBND Đà Nẵng).
Không có nhận xét nào: