Việt Nam tuần qua - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
25 tháng 3, 2012

Việt Nam tuần qua

Đập chính thủy điện Sông Tranh 2 đang bị
 rò rỉ chảy nước, ảnh chụp hôm 19-03-2012.
 
RFA - Những vết nứt của đập thủy điện Sông Tranh 2 đang đe dọa sự an nguy của hàng chục ngàn người dân miền Trung; trong khi tại miền Bắc, dân chúng ngày càng tỏ rõ sự bất bình trước tình trạng lạm quyền của các cơ quan công lực.


Quả bom thủy điện Sông Tranh

Những ngày này người dân huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam như đứng ngồi không yên trước tin thân đập của thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt, và lượng nước khổng lồ trong hồ chứa có thể tràn xuống hạ lưu bất cứ lúc nào.

Trả lời phóng viên Nhân Khánh của Đài Á Châu Tự Do, một cư dân địa phương tỏ ra hết sức lo lắng:

Nghe nói là nghiêm trọng đó. Mấy bữa nay, mấy người ở dưới kia họ lên họ điều tra. Mấy bữa nay cũng rung miết nhưng mà nhẹ hơn hồi trước, hồi đợt đó.”

Những công nhân đang xử lý rò rỉ nước ở
 thủy điện Sông Tranh 2 hôm 19-03-2012.
 Photo courtesy of vov.
 
Cũng lên tiếng trên Đài Á Châu Tự Do, ông Lê Văn Tuấn, chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Trà My, người từng so sánh đập thủy điện Sông Tranh 2 giống như một quả bom nước, đang treo lơ lửng trên đầu người dân vùng hạ lưu, nói rằng nếu xảy ra sự cố vỡ đập thì nhiều vùng hạ lưu nằm dọc theo ven sông Thu Bồn sẽ bị xóa sổ là điều khó tránh khỏi. 

“Nó sẽ ảnh hưởng ít nhất phải là 4 huyện: huyện Bắc Trà My, huyện Tiên Phước, huyện Hiệp Đức… và có thể ảnh hưởng một số vùng đồng bằng sẽ ngập lũ. Có thể sẽ ngập lụt ở vùng Tam Kỳ, Thăng Bình…”

Với câu hỏi chính quyền địa phương đã có những phương án chuẩn bị gì cho tình hướng xấu nhất là vỡ đập, chúng tôi cũng được ông Tuấn cho biết:

Hiện nay các Bộ của cấp trung ương đang thành lập các đoàn chuyên gia đi vào khảo sát để xác định cái nguyên nhân, cũng như đưa ra giải pháp xử lý. Sau khi có kết luận đó thì mình mới xây dựng phương án mà như anh vừa đặt vấn đề.”

Trong khi nguyên nhân gây ra những vết nứt trên thân đập vẫn còn là câu hỏi lớn, thì cách đối phó của nhà thầu lại càng khiến công luận lo lắng thêm.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Trưởng bộ môn Cơ sở Kỹ thuật Thủy lợi của Đại học Bách khoa Đà Nẵng, thì:

“Vấn đề này, tôi đề xuất là cần phải có những nghiên cứu thận trọng. Người ta phải đi khảo sát cách nghiêm túc, để xem thử cái nguyên nhân nào nó gây ra như vậy. Rồi bắt đầu có những biện pháp xử lý một cách rất khoa học. Chớ không được làm như cái tình trạng hiện nay. Họ cho công nhân khoan, rồi nhét những cái… bơm phụt những ấy… ở phía hạ lưu thì nó không có ý nghĩa gì hết.”

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên những hiện tượng kém an toàn của đập thủy diện Sông Tranh 2 khiến người dân và giới khoa học phải lo lắng. Cách đây vài tháng, cư dân trong khu vực đã nhiều lần bị rúng động bởi những tiếng nổ lớn phát ra từ lòng hồ thủy điện, gây rung, giật cho một khu vực rộng lớn.

Cưỡng chế đất ở Chương Mỹ

Sáng ngày 22 tháng 3, 2012 khoảng 100 người
thuộc các huyện Văn Giang - Hưng Yên, xã Yên Vên
(Gia Lâm, HN) đã kéo về trước Văn phòng tiếp dân
của Quốc hội để kêu cứu. Photo ourtesy
of blog TS Nguyễn Xuân Diện
Sáng ngày 22 tháng 3, 2012 khoảng 100 người thuộc các huyện Văn Giang - Hưng Yên, xã Yên Vên (Gia Lâm, HN) đã kéo về trước Văn phòng tiếp dân của Quốc hội để kêu cứu. Photo ourtesy of blog TS Nguyễn Xuân Diện.Về mặt xã hội, Việt Nam tuần qua chứng kiến nhiều vụ cưỡng chế đất đai gây bất bình trong dân chúng.

Trong lúc người dân nhiều tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh… tập trung về Hà Nội, đến trước văn phòng các cơ quan trung ương như Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc để kêu oan về tình trạng giải tỏa đền bù đất đai bất hợp lý của chính quyền địa phương; thì ngay tại thủ đô Hà Nội, công an, dân phòng và các cơ quan chức năng đã mạnh tay trấn áp, cưỡng chế, đập nhà của người dân.

Lên tiếng trên Đài Á Châu Tự Do hôm thứ Tư, một người dân bị cưỡng chế nhà ở Chương Mỹ cho rằng hành động của chính quyền địa phương là sai luật:

“Bây giờ bắt đầu họ đang cưỡng chế. Tại vì nhà chúng tôi thì đền bù chả đền bù, tiền thì chưa được đồng nào, đất thì chưa giao, họ vẫn cướp đất của chúng tôi, họ ủi… Lực lượng công an vũ trang quân đội nhân dân để giữ đất nước chứ bây giờ đi phá nhà dân. Chúng tôi bức xúc quá!”

Và tuyên bố sẽ khiếu kiện tới cùng để đòi hỏi công lý:

“Tôi nói thiệt bởi vì là chế độ chính sách nhà nước không cho người dân một cái gì cả chưa một xu nào mà đã đè người dân ra để phá nhà phá cửa.”

Công an tra tấn người đến chết

Chiếc xe tang của ông Lê Quang Trọng được
thân nhân thay vì đưa ra nghĩa trang đã chạy
thẳng vào UBND xã Thiên Lộc thuộc huyện Can Lộc
Chiếc xe tang của ông Lê Quang Trọng được thân nhân thay vì đưa ra nghĩa trang đã chạy thẳng vào UBND xã Thiên Lộc thuộc huyện Can Lộc.Thưa quý vị, Việt Nam tuần này ghi nhận một sự kiện được coi là hy hữu, khi người dân ở Can Lộc, Hà Tĩnh hôm thứ Năm đã đẩy chiếc xe tang của ông Lê Quang Trọng chạy thẳng vào UBND xã Thiên Lộc để đòi chính quyền làm rõ cái chết của ông này.

Cho rằng ông Lê Quang Trọng đã bị công an tra tấn đến chết trong lúc bị tam giam, gia đình và hàng xóm của ông Trọng đã ném đá, xông vào đập phá văn phòng Ủy ban Nhân dân xã, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tàu Trung Quốc đòi tiền chuộc ngư dân VN

Trong lĩnh vực bang giao quốc tế, tranh chấp Biển Đông tiếp tục là hồ sơ nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Tuần này tàu hải quân Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa để đòi tiền chuộc.

Lên tiếng trên Đài Á Châu Tự Do, ông Lê Dinh – một trong hai chủ tàu bị phía Trung Quốc bắt giữ cho biết:

“Có người em là Lê Lớn với mấy đứa cháu ra tàu đi làm, mở biển hôm 29 tháng 2, trên tàu 10 người. Điện về nói chạy ra cách hai ngày thì bị bắt, chắc là bữa mồng hai. Ông Hiền báo về cho vợ nói tàu của bác Dinh cũng bị bắt cùng. Sau đó ông Hiền có điện về cho vợ nói họ bắt nộp 70 ngàn Nhân dân tệ.”

Phản ứng trước những hành động ngang ngược của phía Trung Quốc, Bộ ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối, nhưng ngay lập tức đã bị Bắc Kinh bác bỏ, khi cho rằng việc hải quân Trung Quốc chận bắt tàu đánh cá và giam giữ 21 ngư dân Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa là hợp pháp.

Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được phong chân phước

Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
(17/04/1928 - 16/09/2002).
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
(17/04/1928 - 16/09/2002).Và cuối cùng, một phái đoàn của Tòa Thánh Vatican đang lên đường tới Việt Nam để tiến hành việc phong chân phước cho cố Hồng Y Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận.

Tin AFP cho hay phái đoàn Vatican sẽ lưu lại Việt Nam từ ngày 23 tháng Ba đến ngày 9 tháng Tư và sẽ tiếp xúc với những người hiểu biết về Đức Cha Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận. 

Được biết, Đức Cha Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận là phụ tá Tổng Giám Mục Sài Gòn.

Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, Ngài bị bắt giam và phải trải qua đến 13 năm tù trong các trại tập trung cải tạo.

Được trả tự do năm 1989 và bị buộc qua Roma sinh sống, Ngài được phong chức Hồng Y bởi đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị lúc bấy giờ. Đức Hồng Y Francois Xaviet Nguyễn Văn Thuận tạ thế tại Roma năm 2002.

Việt Nam tuần qua Reviewed by Hoài An on 3/25/2012 Rating: 5 Đập chính thủy điện Sông Tranh 2 đang bị  rò rỉ chảy nước, ảnh chụp hôm 19-03-2012.   RFA - Những vết nứt của đập thủy điện Sông Tranh ...

Không có nhận xét nào: