Lamhong - Bài 1. TÌM HIỂU VỀ TUẦN THÁNH & đại lễ Phục Sinh
Lm. Anphong Trần Ðức Phương
Trong dịp Lễ Giáng Sinh, chúng ta đã mừng kỷ niệm Chúa Giêsu Kitô giáng sinh. Chúa Giêsu giáng trần là để cùng sống, cùng chia sẻ thân phận con người như toàn thể nhân loại và rao giảng Tin Mừng Tình Thương của Thiên Chúa, rồi chịu nạn và chịu chết để cứu chuộc nhân loại; sau đó “phục-sinh” và lên trời, để mở đường cứu rỗi cho mọi người tin theo Ngài.
Để chuẩn bị Đại Lễ Giáng Sinh, có 4 tuần lễ gọi là “Mùa Vọng”; còn để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh, có 40 ngày “Mùa Chay”. Mùa Chay Thánh kéo dài 40 ngày vì Chúa Giêsu đã “ăn chay” 40 ngày đêm trong sa-mạc để chuẩn bị công cuộc rao giảng của Ngài (thường được gọi là “cuộc đời công khai”), sau khi Ngài đã sống “âm thầm” khoảng 30 năm và sinh sống bằng nghề “thợ mộc” tại làng Nagiaret, miền Galilê (phía bắc nước Do Thái).
Cuối Mùa Chay là “Tuần Thánh” (Holy Week). Tuần Thánh là tuần quan trọng nhất trong Phụng vụ của Giáo Hội. Tuần Thánh để người Kitô hữu tưởng niệm những biến cố đặc biệt trong những ngày cuối cùng của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.
Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh và kỷ niệm việc Chúa Giêsu được những người dân tốt lành cùng các trẻ em đón rước long trọng tiến vào Thành Thánh Giêrusalem. Chúa Nhật Lễ Lá còn được gọi là Chúa Nhật Chịu Nạn. Trước Thánh Lễ có làm phép lá và long trọng rước lá vào Thánh Đường để cử hành Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, chủ tế sẽ đọc bài Thương Khó của Chúa Giêsu, thay vì bài Phúc Âm. Lá đã được làm phép, giáo dân có thể mang về nhà và để trên bàn thờ, để nhắc nhở mọi người trong gia đình về những ngày Thánh trong Tuần Thương Khó.
Ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy trong Tuần Thánh, được gọi là Tam Nhật Thánh (Easter Triduum). Đó là những ngày Thánh để kỷ niệm những biến cố trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại: Ngày Thứ Năm kỷ niệm bữa Tiệc Ly, ngày Thứ Sáu kỷ niệm Chúa Giêsu chịu khổ nạn, ngày Thứ Bảy kỷ niệm Chúa Giêsu chịu táng trong mộ đá. Sau đó là Chúa Nhật Phục Sinh.
Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday) để kỷ niệm việc Chúa Giêsu ăn bữa tối cuối cùng (The Last Supper) với 12 môn đệ trước khi Chúa Giêsu chia tay các môn đệ để ra đi nộp mình chịu khổ hình. Bữa ăn nầy cũng được gọi là bữa ăn “Tình Thương” (“Agapé” tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Tình Thương”), vì trong bữa ăn nầy, Chúa Giêsu đã lập hai Bí Tích (Sacrament) đặc biệt nói lên tình thương của Chúa đối với nhân loại: “Bí Tích Thánh Thể” để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của các tín hữu bằng chính Mình và Máu Thánh Người. “Bí Tích Truyền Chức Thánh” để thiết lập chức “Linh Mục Thừa Tác”; qua Bí Tích này, Thiên Chúa tuyển chọn một số người để làm Linh Mục thừa tác, tiếp tục cử hành Bí Tích Thánh Thể và duy trì sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Mầu Nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa qua mọi thời gian và ở mọi nơi. Sở dĩ gọi là Linh Mục “thừa tác” vì chỉ có Chúa Giêsu là “Linh Mục Thượng Tế” trọn hảo, còn các linh mục thì được tham dự đặc biệt vào chức Linh Mục của Chúa (xem Thư Thánh Phalô gửi người Do Thái, chương 7, 8 và 9). Các tín hữu cũng được tham dự cách thiêng liêng vào chức Linh Mục của Chúa Giêsu qua Bí Tích Thánh Tẩy họ đã lãnh nhận khi gia nhập Dân Thánh Chúa. (xem thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, đoạn 2, câu 9). Vì thế khi người Công giáo đi lễ, không phải là chỉ “xem lễ” hay “dự lễ”, nhưng là “cùng nhau” và hợp với vị Chủ Tế dâng hiến lễ vật lên Thiên Chúa và tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại. Lễ vật dâng tiến chính là của lễ trọn hảo, là “Mình và Máu Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong Bánh Miến và Rượu Nho tinh tuyền”. Cùng với lễ vật trọn hảo đó, các tín hữu dâng lên Chúa chính con người của mình (linh hồn và thân xác), và những hy sinh lao nhọc của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng trong “bữa ăn tình thương” tối Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu cúi mình xuống rửa chân cho các tông đồ, để dạy cho các Ngài bài học yêu thương phục vụ trong khiêm tốn. Điều này làm cho tông đồ Phêrô sửng sốt và phản đối: “Sao Thầy mà lại phải cúi xuống rửa chân cho chúng con…”. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Việc Thầy làm cứ để Thầy làm”. Sau khi rửa chân cho 12 Tông đồ xong, Chúa Giêsu mới nói: “Thầy đã cúi xuống rửa chân cho chúng con là để dạy chúng con bài học yêu thương phục vụ: Như Thầy đã rửa chân cho chúng con, chúng con cũng hãy rửa chân cho nhau…” (xem Phúc Âm theo Thánh Gioan, đoạn 13, câu 12…).
Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, vào buổi sáng, tại Nhà Thờ Chính Tòa của mỗi giáo phận (Diocese), Đức Giám Mục và các Linh Mục trong toàn giáo phận họp mặt để cùng dâng Thánh Lễ, thường gọi là “Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh”. Trong Thánh Lễ long trọng này (thường có rất đông giáo dân tham dự và kéo dài chừng 2 giờ), Đức Giám Mục sẽ làm phép ba thứ Dầu Thánh (thường là dầu “olive”) để dùng trong các lễ Truyền Chức Thánh, trong khi ban Bí Tích Thêm Sức, Bí Tích Rửa Tội, và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Cũng trong Thánh Lễ long trọng này, Đức Giám Mục và các Linh Mục cùng nhau long trọng nhắc lại lời tuyên hứa khi chịu chức Thánh; tuyên hứa trước Cộng Đồng Dân Chúa đang có mặt trong Thánh Lễ. Sự hiện diện của các Linh Mục Giáo phận trong Thánh Lễ này là để nói lên sự hiệp nhất của toàn thể linh mục đoàn chung quanh vị Chủ Chăn của Giáo phận là Đức Giám Mục (hoặc Tổng Giám Mục). Vì thế, ở các giáo phận (hay tổng giáo phận) rộng lớn quá mà các linh mục sau Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh tại Nhà Thờ Chánh Tòa không thể về kịp để dâng lễ buổi chiều tại các giáo xứ, thì Thánh Lễ làm phép Dầu Thánh có thể chuyển vào Thứ Năm tuần trước đó, và thường cử hành vào buổi chiều để giáo dân có thể tham dự thánh lễ đông đảo hơn.
Vào buổi chiều Thứ Năm Tuần Thánh, thường chỉ cử hành một Thánh Lễ tại Nhà Thờ chính của Giáo xứ, để Cha Chính Xứ (Pastor) và các Cha Phụ Tá cùng đồng tế với sự hiện diện của giáo dân toàn giáo xứ và cử hành một Thánh Lễ đặc biệt để kỷ niệm Bữa Tiệc Ly như đã nói ở trên. Thánh lễ này thường cử hành vào buổi chiều tối (Bữa Tiệc Ly cũng vào buổi tối) để giáo dân có thể đến đông đủ hơn. Trong Thánh Lễ, sau bài Phúc Âm và Bài Giảng, vị Chủ tế cũng cử hành nghi thức “rửa chân” cho một số vị đại diện của cộng đồng Dân Chúa trong giáo xứ. Trong lúc cử hành nghi thức “rửa chân”, Ca đoàn thường hát các bài thánh ca về tình yêu thương, đặc biệt bài “Đâu Có Tình Yêu Thương” (dịch từ bản thánh ca La tinh “Ubi Caritas est, Deus est”, “Where there is love, there is God”). Bản Thánh Ca này đã được dịch ra và phổ nhạc rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Mấy câu đầu trong bản Thánh Ca này bằng tiếng Việt Nam như sau:
“Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời!
Đâu có lòng từ bi, là ở đấy có ân sủng người!
Đâu có tình bác ái, là Chúa chúc lành không ngơi!
Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan nguồn vui!”
Sau Thánh Lễ, có lễ nghi long trọng rước Mình Thánh Chúa vào một nơi trang trọng để toàn thể Dân Chúa (theo từng họ đạo hoặc đoàn thể) đến tôn kính và cầu nguyện cho đến nửa đêm.
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (đặc biệt trong tiếng Anh, không gọi là “Holy Friday”, nhưng gọi là “Good Friday”) là ngày rất tốt lành cho toàn thể nhân loại, vì Chúa Giêsu đã chịu nạn và chịu chết trong ngày này để đền tội cho nhân loại và mở đường cứu rỗi cho mọi người; vì thế có lệ kiêng thịt ngày thứ sáu, nhất là trong Mùa Chay Thánh. Giờ Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá là vào khoảng 3 giờ chiều (theo giờ của người Do Thái hồi đó là “giờ thứ chín”) (xem Phúc Âm theo Thánh Luca, đoạn 23, từ câu 44…). Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không có Thánh Lễ, nhưng có cuộc Suy Ngắm “Đàng Thánh Giá” long trọng và tiếp theo là cuộc cử hành “Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó” của Chúa Giêsu, thường vào khoảng 3 giờ chiều; tuy nhiên có thể cử hành muộn hơn để giáo dân có thể đến tham dự đông đủ, nhưng phải trước 9 giờ tối. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh có luật buộc ăn chay và kiêng thịt để tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu đã chịu chết trên cây Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại; vì thế Thánh Giá luôn hiện diện nơi các Thánh đường, các nơi thờ phượng, trên bàn thờ trong các gia đình giáo dân và đặc biệt trên các phần mộ của các Kitô hữu đã qua đời.
Trong Đế quốc Rôma thời xưa, hình phạt chịu treo trên “thập tự giá” thường chỉ dành cho những người nô lệ. Các người bị xử án phải vác hai cây gỗ đến một ngọn núi ngoài thành phố, rồi bị đóng đinh vào hai cây gỗ đã được đóng chặt thành hình “chữ thập” (như chúng ta vẫn nhìn thấy nơi “thánh giá” của Chúa). Người ta dùng đinh đóng hai cổ tay vào hai đầu xà ngang. Còn hai chân bị đóng vào phía cuối “thập tự giá” và thường dưới hai bàn chân của “tội nhân” còn có một cái bệ nhỏ giữ hai bàn chân; mục đích là để khi đã dựng cây gỗ lên rồi, xác “tội nhân” không bị kéo trì xuống, “tội nhân” vẫn còn có thể thở được, và như vậy vẫn “phải” kéo dài sự sống trong đau đớn cho đến khi kiệt sức và chết. Trường hợp Chúa Giêsu thì Ngài chết nhanh hơn, vì đã bị bắt từ tối Thứ Năm, rồi bị hành hạ, đánh đập suốt đêm. Qua ngày Thứ Sáu, sau khi được lệnh của Philatô, họ mới bắt Chúa Giêsu vác thánh giá ra ngoài thành Giêrusalem, đến đồi Gôn-gô-ta rồi mới đóng đinh Ngài. Lúc đó Chúa Giêsu đã hầu như hoàn toàn kiệt sức. Đồi Gôn-gô-ta hình như một “chiếc sọ” được gọi là “Gôn-gô-ta” “Núi Sọ” (Gôn-gô-ta theo tiếng người Do Thái thời đó có nghĩa “Núi Sọ”). Đồi này nằm ở phía tây bắc Thành Giêrusalem và không xa bức tường thành bao nhiêu. (Khi đi viếng Đất Thánh, quê hương của Chúa, du khách sẽ được dẫn đến đó để kính viếng).
Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết vào chiều Thứ Sáu, áp ngày Thứ Bảy là ngày nghỉ lễ của người Do Thái; hơn nữa lại trùng vào Đại Lễ ‘Vượt Qua’ (Passover)(PÂ Gioan 19,31…), nên theo tục lệ thời đó, các “tội nhân”, sau khi đã bị xử án treo trên thập tự giá, không được để qua đêm, đến chiều tối phải hạ xuống. Nhưng trước khi hạ xuống, phải dùng búa đánh giập ống chân của “tội nhân” để chắc chắn là đã chết thật. Nếu thật sự “tội nhân” chưa chết, thì sau khi hai ống chân đã gẫy, thân xác kéo thẳng xuống, “tội nhân” không còn thở được nữa, nên phải chết trong giây lát (như đã nói ở trên). Khi các người lính đến quan sát Chúa Giêsu, họ thấy Ngài đã chết thực sự, nên không đánh giập ống chân của Ngài, nhưng có một người lính đã dùng ngọn giáo đâm vào sườn trái của xác Chúa Giêsu. Ngọn giáo đâm thấu vào trái tim và lúc đó máu và nước từ trái tim Chúa Giêsu chảy ra. Tất cả những sự kiện này đã xảy ra y như lời trong Kinh Thánh Cựu Ước đã báo trước về cái chết của Đấng Cứu Thế như thế nào. (xem Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn 19, từ câu 31…).
Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đó, có một ông tên là Giuse người ở xứ Arimathê (ông là một thành viên có thế giá trong Hội Đồng Do Thái và vẫn âm thầm tin theo Chúa Giêsu) đã đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống. Sau đó ông cùng với ông Nicôđêmô (cũng là một thủ lãnh nhóm Pharisiêu, nhưng vẫn âm thầm tin theo Chúa Giêsu, xem Phúc Âm Gioan, đoạn 3, câu 1…) táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá. Mộ đá còn mới của ông Giuse Arimathê và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn này lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh (xem Phúc Âm Gioan đoạn 19, từ câu 38…). Trong lúc hai ông táng xác Chúa, thì có Bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Gio-xê chứng kiến (Phúc Âm Maccô đoạn 15, câu 47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu; nhưng không thấy Phúc Âm nói đến. Còn Thánh Giuse có thể Chúa đã cất Ngài về trước rồi.
Chúng ta cũng nên nhớ: Thời đó người ta không đặt xác chết trong quan tài như chúng ta ngày nay, nhưng chỉ tẩm xác bằng thuốc thơm, rồi quấn trong khăn liệm, sau đó đặt vào mộ đã đục sẵn trong một núi đá hay đồi đá lớn, sau đó lấy một tảng đá lấp cửa mộ; rồi những ngày tiếp theo, các người thân trong gia đình thường đến vào lúc sáng sớm, lật tảng đá lấp cửa mộ, rồi tiếp tục xức thuốc thơm cho xác người chết, thường là trong 3 ngày liền hoặc cả tuần lễ. Thuốc thơm này thường là mộc dược (myrrh) trộn với trầm hương (aloes) vừa ướp hương thơm cho xác chết, vừa giữ cho xác chết được lâu không thối rửa. Khi khai quật mộ các vua chúa Ai Cập thời xưa, người ta thấy rõ điều này.
Còn một điều nữa cũng cần nói đến là các lãnh tụ Do Thái đã xin Philatô cho lính gác mộ Chúa, vì sợ rằng các môn đệ của Chúa Giêsu đến lấy trộm xác Chúa đưa đi nơi khác, rồi phao tin là Chúa đã sống lại. Philatô đã bảo họ: “Các ông có lính của các ông, các ông hãy sai lính của các ông đến mà canh gác”. Thế là họ cho lính đến niêm phong mộ và canh gác (Phúc Âm Matthêu đoạn 27, câu 62 …). Tuy nhiên Chúa Giêsu đã thực sự sống lại vào “ngày Thứ Nhất trong tuần” và đã hiện ra lần đầu tiên với bà Maria Madalêna, bà Maria mẹ ông Giacôbê và bà Salômê ngay nơi táng xác Chúa khi các bà đến viếng mộ Chúa vào sáng sớm (Phúc Âm Matcô đoạn 16, câu 1…), sau đó với hai tông đồ Phêrô và Gioan, và nhiều lần sau nữa với các Tông đồ và nhiều người khác trong vòng 40 ngày từ khi Chúa Giêsu sống lại (Máccô 16, 9; Gioan 20,11); đặc biệt là: lần hiện ra với “Hai Môn Đệ trên đường trở về làng Emmaus” ngay buổi chiều “ngày thứ nhất trong Tuần” (xem Phúc Âm Mátcô 16, 12; Luca 24,13); lần hiện ra với các Tông đồ “tám ngày sau đó tại nhà nơi các môn đệ ở” để cũng cố đức tin cho Tông đồ Tôma (xem Phúc Âm Gioan 20, 26); lần hiện ra với các Tông đồ tại bờ “Biển Hồ Tibêria” sau một đêm các Ngài đánh cá thất bại, giúp các Ngài đánh được một “mẻ lưới đầy cá lớn một cách lạ lùng”, phỏng vấn lòng tin yêu của Thánh Phêrô nơi Chúa và trao quyền lãnh đạo các Tông đồ cho Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội. Lần cuối cùng là lần Chúa hiện ra tại Bêtania, với các Tông đồ để “mở trí” cho các Ngài hiểu ra những điều đã ghi chép trong Kinh Thánh (Cựu Ước), củng cố thêm đức tin cho các Ngài, ban mệnh lệnh truyền giáo, hứa sẽ luôn ở với các Ngài cho đến tận thế, rồi dơ tay ban phép lành cho các Ngài trong khi “Chúa được cất về Trời” (xem Phúc Âm Luca 24,44…; Mátcô 16,14…; Matthêu 28,16…; Sách Tông Đồ Công Vụ 1,4…).
Từ ngày đó, các Kitô hữu đã mừng lễ vào ngày đầu tuần (ngày Chúa sống lại) chứ không vào ngày “Sabath” “Thứ Bảy” như người Do Thái. Như vậy, các Kitô hữu mừng việc Chúa Giêsu sống lại vào ngày đầu tuần và gọi là ngày “Chúa Nhật”. Tuy nhiên dịp Đại Lễ Phục Sinh hàng năm là dịp mừng việc Chúa sống lại một cách đặc biệt sau một Mùa Chay dài và sau Tuần Thương Khó; như vậy là để nhắc nhở tín hữu của Chúa nhớ rằng đời người chóng qua, như “hoa sớm nở, tối tàn”. Nhưng chết không phải là hết. Chết chỉ là một sự biến đổi, một sự “qua đời” (từ cuộc đời chóng qua đến cuộc sống vĩnh hằng); như cha ông chúng ta đã nói “sinh ký, tử quy”. Nhưng muốn được vào cuộc sống vĩnh hằng, các tín hữu phải nhìn nhận con người yếu hèn của mình luôn bị cám dỗ và sa ngã (human weaknesses). Vì thế họ cần cầu nguyện luôn để xin ơn Chúa giúp đỡ, cố gắng vươn lên. Hơn nữa, sống không phải là sống một mình mà là “sống với” mọi người chung quanh. Sống nâng đỡ lẫn nhau (“chị ngã em nâng”) cả tinh thần và vật chất. Về tinh thần, cùng giúp nhau phấn đấu vươn lên và canh tân cuộc sống (renewal). Về vật chất, cùng giúp đỡ nhau, nhất là giúp đỡ những người nghèo khó, thiếu thốn. Đó chính là ba chủ đề lớn của Mùa Chay Thánh hằng năm: Cầu nguyện, Hy sinh hãm mình và làm việc từ thiện (tiết kiệm để dành tiền bạc giúp đỡ anh chị em thiếu thốn). Khi giúp đỡ nhau, nhất là giúp người nghèo khó, là chúng ta giúp đỡ chính Chúa. Ngày chúng ta “qua đời”, Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta và nói: “Hãy vào lãnh phần thưởng cuộc sống vĩnh hằng; vì xưa Ta đói, các con đã cho Ta ăn; Ta khát, các con đã cho Ta uống…” (xem Phúc Âm Matthêu đoạn 25, từ câu 31…).
Trong tuần Thánh này chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa nhân từ đánh động tâm hồn chúng ta để mỗi người nhìn nhận tội mình như người ‘Trộm lành’ cũng bị đóng đinh với Chúa, hay như ông Dan Leach ở Texas, Hoa Kỳ, sau khi xem phim Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu xong đã thật lòng ăn năn tội ác mà ông đã che dấu nhiều năm là đã giết người yêu của mình và chính ông đã đến thú nhận với cảnh sát vào ngày 23/3/2004 để xin chịu án để đền tội, để chúng ta khiêm tốn thú nhận tội lỗi, xin ơn Chúa thứ tha và ‘ăn năn trở về’ để ‘sống lại’ với Chúa và rao giảng Tin Mừng Tình Thương cứu độ cho mọi người.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh ban phúc lành cho mọi người chúng ta.
Bài 2. CỬ HÀNH TUẦN THÁNH VÀ TAM NHẬT VƯỢT QUA
Sau thời gian cử hành Mùa Chay Thánh, trong đó Giáo Hội hướng về Đại lễ Phục Sinh bằng việc chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo: Rửa Tội, Thêm Sức Và Thánh Thể, trong đêm Vọng Phục Sinh; đồng thời dọn lòng con cái cho Đại lễ này với các việc đọc Lời Chúa, tham dự phụng vụ, cầu nguyện, ăn chay hãm mình, canh tân trở lại, sống bác ái và làm việc bố thí.
Bây giờ tới Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh là những ngày trọng đại nhất trong Năm Phụng vụ. Vì thế chúng ta tìm hiểu ý nghĩa những ngày này để có thể cử hành xứng đáng và đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng.
Chúng ta cần lưu ý tới ba điểm sau đây:
1. Hiểu rõ ý nghĩa của Tuần Thánh
2. Cử hành sốt sắng các lễ nghi Tuần thánh
3. Một số lưu ý đặc biệt
I. Ý nghĩa Tuần Thánh
Hiểu rõ ý nghĩa Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh là một điều quan trọng, vì vô tri bất mộ. Chính vì nhận thấy sự cần thiết này, nên Đức Giáo hoàng Piô XII đã cho cải tổ Lễ nghi Cử hành Tam Nhật Thánh (năm 1951) và Lễ nghi Cử hành Tuần Thánh (năm 1955). Công đồng Vatican II cũng đã lưu ý tới điều này trong Hiến chế về Phụng vụ Thánh Công đồng chung: “Mỗi năm một lần, Giáo Hội còn cử hành hết sức trọng thể vào dịp lễ Phục Sinh sự sống lại cùng với cuộc Thương Khó của Người” (PV, 102).
Vậy Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh có ý nghĩa như thế nào?
1. Thời gian cử hành
Về thời gian, Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá, hay Chúa Nhật thương khó, ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư sau đó, và sáng thứ năm. Bốn ngày này là những ngày cuối cùng của Mùa Chay Thánh.
Tam Nhật Thánh, bắt đầu từ Thánh Lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tiếp theo là Thứ Sáu Tuần Thánh, THỨ BẢY TUẦN THÁNH và Chúa Nhật Phục Sinh.
Đây là tột đỉnh của Mùa Chay Thánh và trung tâm của Năm Phụng vụ. Các Giáo phụ gọi Tuần Thánh là tuần trọng nhất trong Năm Phụng vụ, tuần lễ mẹ của các tuần lễ.
Nếu nhìn vào việc thành hình Năm Phụng vụ, thì việc cử hành Ngày Chúa Nhật hằng tuần và việc cử hành Lễ Phục Sinh mỗi năm là khởi điểm của Năm Phụng vụ. Các tín hữu thường tập họp mỗi ngày Chúa Nhật để tưởng nhớ lại biến cố Chúa Giêsu chết và sống lại. Rồi mỗi năm có việc cử hành các biến cố này một cách trọng thể hơn và đặc biệt hơn. Sau đó mới dần dần thành hình các việc cử hành các ngày lễ khác, và các mùa khác trong Năm Phụng vụ. Ngay trong việc thành hình các Sách Phúc Âm, thì đơn vị văn chương tường thuật việc Chúa Kitô sống lại, và cuộc thương khó của Chúa cũng được coi là đơn vị đầu tiên được viết ra cho cộng đoàn tín hữu sơ khởi. Các Thánh ký viết phúc âm đã sử dụng các bài tường thuật cuộc thương khó và phục sinh của Chúa Kitô như là chóp đỉnh của việc loan báo Tin Mừng về Chúa Kitô.
2. Nội dung của Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh
Chúng ta có thể nói ngay: đó là những biến cố vượt qua của Chúa Giêsu Kitô: việc Chúa chịu đau khổ, chết trên thập giá và sống lại. Mầu nhiệm Vượt qua là trung tâm điểm của các việc cử hành trong Năm Phụng vụ, của Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh. Công đồng chung Vatican II đã nhấn mạnh nhiều tới điều này trong Hiến chế về Phụng vụ (các số 5. 6. 61. 102). Văn kiện Những quy luật tổng quát năm phụng vụ (= QLTQNPV) nói một cách hết sức rõ ràng: “Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ Mầu nhiệm Vượt qua của Người… Chính Tam nhật Vượt qua, nhằm tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục sinh của Chúa, sáng chói lên như tột đỉnh của cả Năm phụng vụ” (số 18; x. số 19). Như vậy cử hành mầu nhiệm này là cử hành công cuộc cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại.
3. Xét về cách thế cử hành
Đi từ cách xếp đặt Tuần Thánh, cũng như Tam nhật Vượt qua, và nội dung cử hành, một hệ luận tất nhiên suy diễn ra từ đó, là phải cử hành rất long trọng, làm sao cho đúng với tầm quan trọng của nội dung cử hành này (x. QLTQNPV, 1). Từ đây chúng ta thấy Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh có những lễ nghi đặc biệt và đã có từ lâu đời trong truyền thống phụng vụ. Lễ nghi không chỉ gồm việc cử hành thánh lễ, nhưng còn gồm các nghi lễ, phụ tích khác, giúp làm sáng tỏ mầu nhiệm và biến cố chứa đựng mầu nhiệm đó. Các lễ nghi này gợi hứng từ các biến cố cuối đời của Chúa Giêsu, thêm vào đó những hình ảnh lấy từ biến cố vượt qua của người Do Thái xưa, nhằm làm sáng tỏ biến cố cuối cuộc đời Chúa Giêsu ở trần gian. Việc dùng các biểu hiệu rất phong phú, như biểu hiệu lá cây trong Chúa nhật đầu Tuần Thánh, nến phục sinh trong Đêm Vọng Thứ Bảy Tuần Thánh. Âm nhạc, nhất là bình ca cũng được sáng tác hợp với diễn tiến buổi cử hành. Thời gian cử hành cũng cố gắng hết sức theo sát diễn tiến của các biến cố thánh, khác hẳn với thời gian các buổi cử hành trong cả năm. Tất cả nhằm làm sáng tỏ nội dung thần học của việc cử hành, và giúp tín hữu đi vào mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô một cách sâu xa hơn.
II. Cử hành Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh thế nào?
Với những chỉ dẫn trên đây, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh, và từ đây, ý thức về việc cử hành những ngày này phải thực sự rõ ràng: làm sao để cử hành các lễ nghi Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh một cách long trọng và làm sao để giáo hữu tham dự được đông đảo, và tham dự cách tích cực. Về điểm này, chính Công đồng chung Vaticanô đã nhắc tới: “… Giáo Hội còn cử hành hết sức trọng thể vào dịp Lễ Phục Sinh sự sống lại cùng với cuộc thương khó hồng phúc của Người” (PV, 102).
Để cụ thể hoá việc cử hành hết sức trọng thể Tuần Thánh và Tam nhật Vượt qua, chúng ta cần nhớ các điểm sau đây:
1. Phải tôn trọng thời gian cử hành, nơi cử hành và cơ cấu các buổi cử hành, như đã được quy định trong Sách Lễ Rôma. Các yếu tố này có một ý nghĩa biểu hiệu của chúng và đã có một truyền thống lâu đời. Chúng ta cần lưu tâm để không đem những sáng kiến cá nhân vào, làm lệch lạc cơ cấu, mất ý nghĩa nội tại của chúng.
2. Phải chuẩn bị trước các đồ dùng cần thiết cho mỗi buổi cử hành. Các thừa tác viên, nhất là các linh mục chủ sự phải biết rõ các nghi lễ cử hành. Các người giúp lễ phải được tập dượt trước để biết các việc phải làm và các cử chỉ, điệu bộ phải có. Linh mục nên dành thời giờ để đọc trước nghi lễ sẽ cử hành, các bản văn phụng vụ, các lời kinh phải đọc, nhất là khi có các lời kinh khác nhau có thể chọn lựa. Con số người giúp lễ cũng phải liệu con số đầy đủ để có thể nói là buổi cử hành trọng thể nhất trong năm. Thay vì chỉ có linh mục và một người giúp lễ mà thôi.
3. Giáo dân cần được giải thích trước để hiểu ý nghĩa các lễ nghi mà mỗi năm họ chỉ tham dự một lần mà thôi. Vì thế, nếu được nên có những lời giải thích, vào những ngày trước khi cử hành, hoặc trước giờ cử hành các nghi lễ.
Phần vụ dành cho tín hữu: các lời đọc, đối đáp, phận vụ phụng vụ, những bài hát, cần để cho họ tham dự và thực hiện, thay vì một số người làm hết, hát hết, thay cho cộng đoàn.
4. Tính cách cộng đoàn cần phải được tôn trọng hết sức. Vì thế, các lễ nghi riêng rẽ, cần giảm bớt, nếu không vì lý do mục vụ chính đáng và luật phụng vụ cho phép. Các nhóm nhỏ, cũng phải hy sinh các sinh hoạt riêng rẽ trong Tuần Thánh để dành tất cả thời giờ cho việc chuẩn bị và tham dự các lễ nghi Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh với cộng đoàn giáo xứ. Không nên cử hành riêng một lễ nghi cho một nhóm nào.
5. Tại nhà thờ chính tòa, tất cả các nghi thức phải được cử hành do giám mục giáo phận chủ sự. Đức Thánh Cha đã chủ sự các lễ nghi từ Chúa Nhật Lễ Lá và Tam Nhật Thánh tại Rôma. Nếu vai trò chủ sự của giám mục cần thiết cho các buổi cử hành khác có tính các giáo phận, thì trong Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh vai trò chủ sự này càng quan trọng hơn và ý nghĩa hơn (x. Sách Cử hành Phụng vụ của Giám mục, Caeremoniale episcoporum, số 296).
6. Tính cách trọng thể được biểu lộ qua việc hát trong khi cử hành. Vì thế, các ca trưởng phải chọn lựa bài thánh ca cho từng buổi cử hành đã được Hội đồng Giám mục chấp thuận, và chọn theo ý nghĩa của mỗi lễ nghi, mỗi buổi cử hành. Các phần chung, cần tìm các bài hát thật dễ cho cộng đoàn cùng hát. Các phần dành cho linh mục, thừa tác viên cũng cần được hát do các vị này.
7. Kèm với các buổi cử hành, cần có bầu khí và sự chuẩn bị tâm hồn: vì thế cố tạo bầu khí hồi tâm, cầu nguyện, trước khi cử hành các lễ nghi Tuần thánh. Thói quen nói chuyện cho tới lúc cử hành phụng vụ làm cản trở bầu khí cần thiết này.
Để chuẩn bị nội tâm xứng đáng, một việc phải thực hiện, đó là thanh tẩy tâm hồn qua Bí tích Thống Hối và Hoà Giải. Việc xưng tội là một yếu tố quan trọng để cử hành Mầu nhiệm Vượt qua, để lãnh nhận dồi dào ơn thánh từ mầu nhiệm này. Bức thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi các linh mục trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh năm 2001 đã nói về Bí tích Hoà Giải, như là biểu lộ lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa. Vì thế, chính các linh mục phải ý thức điều này, năng lãnh nhận Bí tích Thống Hối và Hòa Giải, giúp giáo dân ý thức về tội, và các linh mục cũng phải siêng năng ngồi toà giải tội. Vì thế, mỗi tín hữu cần cử hành bí tích này với tất cả ý thức về tầm quan trọng của bí tích, về hiệu lực thanh tẩy tâm hồn khỏi tội, và xưng thú tội lỗi của mình với linh mục. Và tránh để đến giờ phút chót của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh.
8. Các buổi cử hành các việc đạo đức bình dân, có ý nghĩa và mục đích riêng của chúng. Tuy nhiên, không được lấn át việc cử hành phụng vụ, đặc biệt Phụng vụ Tuần Thánh. Việc ngắm nguyện, nếu nơi nào còn giữ, cần tổ chức cho hoà hợp với buổi cử hành phụng vụ. Việc ngắm Đàng Thánh Giá cũng thế. Phải khuyến khích tham dự đầy đủ buổi cử hành phụng vụ. Phải có khoảng thời gian thích hợp giữa buổi cử hành phụng vụ và việc đạo đức bình dân như ngắm nguyện, nhất là khi việc ngắm nguyện kéo dài. Như vậy, giáo dân có khoảng trống thinh lặng và thanh thản để suy niệm, nghiền ngẫm, cầu nguyện, để tham dự và lãnh hội ơn thánh từ các buổi cử hành phụng vụ và các việc đạo đức bình dân.
III. Một số lưu ý đặc biệt
Sau đây là một số điểm lưu ý đặc biệt liên hệ tới các buổi cử hành trong Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh.
1. Chúa Nhật Lễ Lá
Nghi thức của ngày Chúa Nhật Lễ Lá gồm có việc rước kiệu tưởng nhớ biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem cách trọng thể và tôn vinh Chúa Giêsu là Vua, rồi việc công bố trọng thể bài thương khó của Chúa Giêsu theo Thánh Mathêô (năm A), Marcô (năm B) và Luca (năm C), và sau cùng là Thánh lễ. Ba nghi thức này nói lên vinh quang của Chúa Kitô và đồng thời chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa. Tất cả cho thấy hành trình của Chúa Kitô trong những ngày cuối cùng cuộc đời Ngài. Ngài được tôn vinh qua thập giá.
Lễ nghi cần có đủ thừa tác vụ, phó tế, nếu có, để cử hành cuộc rước kiệu bình thường, để cầm thánh giá, đèn nến, bình hương và tàu hương, sách lễ; ba phó tế, hoặc ca viên để công bố bài Thương khó. Nghi thức làm phép lá nên cử hành tại một nơi khác ngoài nhà thờ, để sau đó có thể đi kiệu vào nhà thờ. Các Thánh vịnh 23 và 46 nên được chọn hát khi đi kiệu để tôn vinh Chúa chiến thắng. Khi công bố bài Thương khó, không dùng hương, không lời chào ban đầu; được công bố do ba phó tế, hay do hai ca viên và linh mục giữ vai Chúa Giêsu. Không được bỏ giảng sau bài Thương khó.
2. Thánh lễ làm phép và thánh hiến các loại dầu
Thánh lễ làm phép và thánh hiến dầu nói lên biểu hiệu của dầu thánh trong các bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh và Xức Dầu Bệnh Nhân, cũng như một số phụ tích như Nghi thức Thánh hiến Nhà thờ và Bàn thờ. Ngoài ra thánh lễ làm phép dầu cũng biểu lộ sự hiệp thông giữa giám mục và linh mục đoàn trong giáo phận. Vì thế, các linh mục cố gắng đến đồng tế với giám mục trong thánh lễ này tại nhà thờ chính toà, ít là các vị có trọng trách đặc biệt trong giáo phận, như các cha quản hạt, cha sở…. Giáo dân cũng được mời gọi tham dự đông đảo hết sức. Vì thế, nếu không cử hành Thánh lễ Dầu vào sáng thứ năm được, thì cử hành vào một ngày nào gần nhất trước Thứ Năm Tuần Thánh, hoặc sau Chúa Nhật Phục Sinh để có sự tham dự đông đảo hơn từ linh mục và giáo dân.
Tín hữu cũng được giải thích cho biết ý nghĩa các loại dầu thánh dùng để cử hành các bí tích ban ơn cứu rỗi. Dầu cũ được đốt đi và cha sở lấy dầu mới về. Nên có nghi thức để tiếp đón dầu thánh, như một nghi thức vắn tắt tiếp đón dầu thánh tại giáo xứ, trước Thánh lễ Tiệc ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Cũng có thể cử hành vào một thời gian khác với buổi phụng vụ lời Chúa để tôn kính dầu thánh và giúp giáo dân hiểu thêm ý nghĩa các loại dầu thánh. Dầu phải được cất giữ tại một chỗ xứng đáng trong phòng thánh, trong hộc có khóa kỹ và dễ nhận ra khi cần dùng tới.
3. Chiều Thứ Năm Tuần Thánh
Trong Thánh lễ Tiệc ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành nghi thức rửa chân, thánh lễ tưởng niệm việc Chúa Kitô lập phép Thánh Thể và chức linh mục, cũng như ban bố giới luật mới tức là giới luật yêu thương. Sau cùng có việc kiệu Thánh Thể và chầu Thánh Thể tại nhà nguyện nhỏ cho tới nửa đêm.
Các linh mục ngụ trong giáo xứ, hay ở các cộng đoàn nhỏ của tu sĩ linh mục trong giáo xứ được mời cùng đồng tế trong thánh lễ tưởng niệm bữa tiệc ly này. Trong ngày thứ năm, các linh mục không được làm lễ riêng. Nếu nhu cầu mục vụ thực sự đòi hỏi, giám mục giáo phận có thể cho phép cử hành một thánh lễ khác, cho những người không thể tham dự lễ chiều được, nhưng không được cho phép làm cho một nhóm mà thôi. Thánh lễ có hát kinh Vinh danh, có kinh “Cùng hiệp thông” riêng (Communicantes), cũng như kinh “Vậy lạy Cha” (Hanc igitur) riêng nếu đọc Kinh nguyện Thánh Thể I. Các thừa tác viên cũng phải có đủ, để giúp lễ và công bố Lời Chúa. Theo truyền thống, các người được chọn để rửa chân là những người đàn ông. Chuông, đàn được dùng cho tới hết kinh Vinh danh. Trước thánh lễ, cần để nhà tạm Mình thánh trống. Liệu đủ bánh lễ để truyền và dùng cho buổi cử hành phụng vụ ngày thứ năm và ngày hôm sau. Nhà tạm để chầu Mình Thánh nên dọn đơn sơ, không quá nhiều hoa, nến, nhưng trưng bày có mực độ. Tại nhà nguyện chầu Thánh Thể, cần có sách hát, sách Kinh Thánh để cộng đoàn dùng khi chầu Thánh Thể. Trong các giờ chầu, nên dành giờ để cầu nguyện và suy niệm riêng trong thinh lặng xen kẽ với việc đọc Kinh Thánh, như các chương 13–17 của Phúc Âm Thánh Gioan, hát xen kẽ, đọc kinh. Sau nửa đêm thì hết chầu cộng đoàn. Và chỉ còn chầu riêng mà thôi, cho tới giờ cử hành phụng vụ chiều thứ sáu.
Sau các nghi lễ, thì lột hết các khăn trên bàn thờ. Thánh giá được che bằng một tấm vải đỏ hay tím, nếu trước đó chưa được phủ từ chiều thứ bảy trước Chúa nhật thứ 5 Mùa chay.
Không tổ chức kiệu và đặt Mình thánh Chúa trong các nhà thờ không cử hành Nghi lễ chiều thứ sáu Tuần thánh tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Kitô.
4. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thánh giá. Vì thế, Giáo Hội hồi tâm, thinh lặng ăn chay kiêng thịt để chia sẻ cuộc thương khó của Chúa và như là mở tâm hồn đón nhận ơn cứu rỗi. Nếu có thể thì tại nhà thờ giáo xứ, cha xứ và giáo hữu cũng cử hành Giờ Kinh sách và Kinh sáng chung với nhau tại nhà thờ; hoặc với giám mục tại nhà thờ chính tòa. Sáng thứ bảy cũng nên cử hành các giờ kinh phụng vụ này.
Chỉ trao Mình Thánh vào buổi cử hành phụng vụ sau trưa. Đối với bệnh nhân, thì có thể kiệu Mình Thánh bất cứ lúc nào. Không cử hành bí tích nào, ngoài bí tích giải tội và xức dầu bệnh nhân. Nếu phải cử hành nghi thức an táng, thì không có hát, đánh đàn, kéo chuông.
Sau trưa vào khoảng 3 giờ, nơi nào có thể, thì cử hành Nghi lễ Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô, nếu không thì cử hành vào giờ thuận tiện sau đó, nhưng không cử hành sau 21 giờ. Nghi lễ này gồm có Phụng vụ Lời Chúa mà cao điểm là việc công bố bài thương khó theo Thánh Gioan; sau đó là Lời nguyện chung đại thể, rồi việc tôn kính Thánh giá cách trọng thể, và sau cùng là việc rước lễ với Mình Thánh đã được truyền phép hôm trước.
Các phần này được hiểu trong tương quan với nhau, như sau: Lời Chúa và nhất là Bài Thương khó theo Thánh Gioan, cho thấy ý nghĩa cuộc thương khó của Chúa; sau đó mọi người cầu nguyện cho các hạng người, như là ơn cứu rỗi được thông ban cho mọi người; tiếp theo Giáo Hội biểu lộ lòng tôn kính Đấng cứu thế qua việc tôn kính Thánh Giá, và sau cùng, qua việc rước lễ, tín hữu kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô để tôn vinh Chúa Cha.
Cần có đủ các thừa tác viên để công bố Bài Thương khó, cử hành nghi thức tôn vinh Thánh Giá, kiệu Thánh Thể về để rước lễ. Khi kiệu Thánh Giá và mở khăn che Thánh Giá, linh mục mời mọi người cùng thờ lạy. Nên để giây lát để thờ lạy Thánh Giá trong thinh lặng. Thánh Giá để hôn kính phải đủ lớn và nghệ thuật và chỉ dùng một thánh giá mà thôi, để cho thấy ơn cứu rỗi chỉ từ Thánh Giá Chúa Kitô mà phát sinh ra. Nếu nhiều người quá, thì dùng một Thánh giá, và sau khi một số người đã hôn kính, linh mục giơ cao lên, nói vài lời và mọi người cúi đầu thờ lạy Thánh Giá. Sau Nghi thức, thì lột khăn bàn thờ. Nhưng để Thánh Giá với 4 cây nến trên đó. Cũng có thể dọn một nhà nguyện, để tín hữu tiếp tục đến suy niệm, hôn kính Thánh Giá.
Có thể ngắm đàng Thánh Giá, học suy niệm về các sự đau khổ của Mẹ Maria, trong những lúc khác, ngoài Nghi thức Phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
5. Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội ở bên mộ Chúa để suy ngắm cuộc tử nạn của Chúa Kitô, việc Ngài xuống mồ, biểu hiệu tính cách phổ quát của ơn cứu rỗi của Ngài, và chờ mong Chúa sống lại, qua việc cầu nguyện và ăn chay. Có thể cử hành giờ Kinh sách và Kinh sáng như sáng Thứ Sáu Tuần Thánh.
Hôm nay chỉ cho rước lễ như của ăn đàng mà thôi. Không cử hành lễ cưới và các bí tích khác trừ Bí tích Giải Tội vá Xức Dầu Bệnh Nhân.
Trong nhà thờ có thể để cho tín hữu kính viếng ảnh Chúa chịu nạn, ảnh Chúa bị chôn trong mồ, ảnh Đức Mẹ sầu bi.
Chiều đến Giáo Hội cử hành canh thức vọng đón chờ Chúa Kitô sống lại. Đây là buổi Canh thức chính yếu, là mẹ các buổi canh thức khác. Giáo Hội chờ Chúa sống lại và cử hành các bí tích khai tâm kitô giáo (Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể). Buổi canh thức Vọng Phục Sinh cũng mang tính cách cánh chung, vì Giáo Hội chờ ngày Chúa sẽ đến trong vinh quang.
Buổi Canh thức Vọng Phục Sinh cử hành vào giờ đêm bắt đầu và phải kết thúc trước hừng đông ngày Chúa Nhật. Không được cử hành vào giờ chiều, như vẫn cử hành Thánh lễ Chúa nhật vào chiều thứ bảy.
Cơ cấu Canh thức Vọng Phục Sinh gồm có Công bố Phục sinh, Phụng vụ Lời Chúa, Phụng vụ các Bí tích khai tâm Kitô giáo, và Phụng vụ Thánh Thể.
Các dấu hiệu được dùng trong buổi cử hành này, cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh: nến phục sinh phải là một cây nến mới cho mỗi năm, và bằng sáp. Tránh những hình thức giả tạo. Rồi việc làm phép lửa mới, rước nến phục sinh cũng cần thực hiện theo Sách Lễ Rôma, thế nào để cho thấy biểu hiệu Chúa Kitô sống lại là ánh sáng trần gian.
Thầy phó tế hay một ca viên khác công bố Tin Mừng Phục Sinh với sự trang trọng và làm cho mọi người nhận ra ý nghĩa siêu nhiên của đêm canh thức này. Khi một ca viên không phải là phó tế công bố Bài Tin Mừng Phục Sinh, thì không xin phép lành của linh mục chủ sự.
Các bài sách thánh trích từ Cựu ước (7) Tân ước (1) và bài Phúc Âm, để giáo huấn tín hữu và dự tòng về biến cố vượt qua của Chúa Kitô, việc cứu rỗi con người, giao ước mới, tạo vật mới, đời sống mới của những người được tái sinh trong Chúa Kitô. Vì lý do mục vụ có thể bớt các bài đọc Sách Thánh này, nhưng phải đọc ít là 3 bài Cựu ước (sách Luật và Ngôn sứ) và hai bài Tân ước, nhưng không bao giờ được bỏ đoạn 14 của sách Xuất hành. Các Thánh vịnh đáp ca được chọn để suy niệm các bài Sách Thánh, vì thế phải hát các Thánh vịnh này và không được thay thế bằng các bài hát khác. Các linh mục có thể nói mấy lời dẫn giải trước các bài Sách Thánh, nhưng không nên quá dài dòng, thay thế cho chính Lời Chúa. Sau các bài đọc cựu ước, tới Kinh Vinh danh. Có thể kéo chuông nếu có tục lệ này.
Phần thứ ba của Nghi lễ Canh thức Vọng Phục Sinh là cử hành các Bí tích khai tâm Kitô giáo. Nếu không có dự tòng là người lớn, thì ít ra có việc rửa tội cho trẻ con. Trước khi làm phép Rửa Tội, linh mục làm phép nước để dùng rửa tội và rảy trên giáo hữu trong đêm vọng này và trong cả Mùa Phục Sinh. Nếu không có nghi lễ Rửa Tội, thì cũng có thể làm phép nước, rồi rảy nước thánh cho tín hữu cùng với việc tuyên lại lời hứa rửa tội. Khi tuyên lại các lời hứa rửa tội, mọi người đứng, cầm nến cháy và trả lời các câu hỏi của linh mục. Sau đó linh mục rảy nước thánh trên cộng đoàn.
Thánh lễ cử hành cách trang nghiêm, sốt sắng và không vội vã, vì sợ buổi lễ kéo dài quá. Việc rước lễ có ý nghĩa đặc biệt trong Canh thức Vọng Phục Sinh vì để tín hữu kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô và sự sống lại của Ngài.
6. Chúa Nhật Phục Sinh
Chúa Nhật Phục Sinh là đại lễ và phải cử hành hết sức trọng thể. Nên cử hành việc rảy nước thánh thay cho nghi thức thống hối đầu lễ. Chiều Chúa Nhật Phục Sinh, có thể hát Kinh chiều kính nhớ Bí tích Rửa Tội, trong đó, khi hát các Thánh vịnh, có cuộc rước kiệu xuống giếng nước rửa tội. Các tân tòng được mời tham dự buổi Kinh chiều này và tham dự các thánh lễ trong cả tuần Bát Nhật Phục Sinh. Thời xưa, đây là thời kỳ các tân tòng được giải thích cho hiểu về các mầu nhiệm trong đạo, nên gọi là thời kỳ nhiệm huấn. Nến Phục Sinh được đặt gần bàn thờ hay gần Toà Công bố Lời Chúa và được đốt lên trong thánh lễ, kinh sáng và kinh chiều của các lễ lớn suốt Mùa Phục Sinh. Sau giờ Kinh chiều II Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Nến Phục Sinh được đặt tại Giếng rửa tội, và được đốt lên khi cử hành Bí tích Rửa Rội, đặt bên quan tài người chết trong thánh lễ an táng. Ngoài hai dịp này, không đốt nến phục sinh vào các buổi lễ khác và không để ở gian cung thánh hay trong phòng thánh, để cho thấy ý nghĩa riêng biệt của biểu tượng này trong Mùa Phục Sinh.
Tôi vừa ghi lại một số điểm liên hệ tới ý nghĩa Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh, việc cử hành Tuần quan trọng này và một số những điểm chữ đỏ đặc biệt. Tôi không muốn ghi lại hết các điểm chữ đỏ. Những điều khác xin đọc trong Sách lễ Rôma, Bản văn các Quy luật tổng quát về Năm phụng vụ, Thư của Bộ Phụng tự về việc chuẩn bị và cử hành Lễ Phục sinh và Mùa phục sinh (ngày 16 tháng giêng năm 1988), hoặc Lịch phụng vụ công giáo Việt Nam. Xin cầu chúc tất cả Tuần Thánh sốt sắng và Lễ Phục sinh tràn đầy ơn sủng của Chúa sống lại.
Lam Hồng sưu tầm
Lm. Anphong Trần Ðức Phương
Trong dịp Lễ Giáng Sinh, chúng ta đã mừng kỷ niệm Chúa Giêsu Kitô giáng sinh. Chúa Giêsu giáng trần là để cùng sống, cùng chia sẻ thân phận con người như toàn thể nhân loại và rao giảng Tin Mừng Tình Thương của Thiên Chúa, rồi chịu nạn và chịu chết để cứu chuộc nhân loại; sau đó “phục-sinh” và lên trời, để mở đường cứu rỗi cho mọi người tin theo Ngài.
Để chuẩn bị Đại Lễ Giáng Sinh, có 4 tuần lễ gọi là “Mùa Vọng”; còn để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh, có 40 ngày “Mùa Chay”. Mùa Chay Thánh kéo dài 40 ngày vì Chúa Giêsu đã “ăn chay” 40 ngày đêm trong sa-mạc để chuẩn bị công cuộc rao giảng của Ngài (thường được gọi là “cuộc đời công khai”), sau khi Ngài đã sống “âm thầm” khoảng 30 năm và sinh sống bằng nghề “thợ mộc” tại làng Nagiaret, miền Galilê (phía bắc nước Do Thái).
Cuối Mùa Chay là “Tuần Thánh” (Holy Week). Tuần Thánh là tuần quan trọng nhất trong Phụng vụ của Giáo Hội. Tuần Thánh để người Kitô hữu tưởng niệm những biến cố đặc biệt trong những ngày cuối cùng của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.
Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh và kỷ niệm việc Chúa Giêsu được những người dân tốt lành cùng các trẻ em đón rước long trọng tiến vào Thành Thánh Giêrusalem. Chúa Nhật Lễ Lá còn được gọi là Chúa Nhật Chịu Nạn. Trước Thánh Lễ có làm phép lá và long trọng rước lá vào Thánh Đường để cử hành Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, chủ tế sẽ đọc bài Thương Khó của Chúa Giêsu, thay vì bài Phúc Âm. Lá đã được làm phép, giáo dân có thể mang về nhà và để trên bàn thờ, để nhắc nhở mọi người trong gia đình về những ngày Thánh trong Tuần Thương Khó.
Ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy trong Tuần Thánh, được gọi là Tam Nhật Thánh (Easter Triduum). Đó là những ngày Thánh để kỷ niệm những biến cố trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại: Ngày Thứ Năm kỷ niệm bữa Tiệc Ly, ngày Thứ Sáu kỷ niệm Chúa Giêsu chịu khổ nạn, ngày Thứ Bảy kỷ niệm Chúa Giêsu chịu táng trong mộ đá. Sau đó là Chúa Nhật Phục Sinh.
Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday) để kỷ niệm việc Chúa Giêsu ăn bữa tối cuối cùng (The Last Supper) với 12 môn đệ trước khi Chúa Giêsu chia tay các môn đệ để ra đi nộp mình chịu khổ hình. Bữa ăn nầy cũng được gọi là bữa ăn “Tình Thương” (“Agapé” tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Tình Thương”), vì trong bữa ăn nầy, Chúa Giêsu đã lập hai Bí Tích (Sacrament) đặc biệt nói lên tình thương của Chúa đối với nhân loại: “Bí Tích Thánh Thể” để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của các tín hữu bằng chính Mình và Máu Thánh Người. “Bí Tích Truyền Chức Thánh” để thiết lập chức “Linh Mục Thừa Tác”; qua Bí Tích này, Thiên Chúa tuyển chọn một số người để làm Linh Mục thừa tác, tiếp tục cử hành Bí Tích Thánh Thể và duy trì sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Mầu Nhiệm Mình và Máu Thánh Chúa qua mọi thời gian và ở mọi nơi. Sở dĩ gọi là Linh Mục “thừa tác” vì chỉ có Chúa Giêsu là “Linh Mục Thượng Tế” trọn hảo, còn các linh mục thì được tham dự đặc biệt vào chức Linh Mục của Chúa (xem Thư Thánh Phalô gửi người Do Thái, chương 7, 8 và 9). Các tín hữu cũng được tham dự cách thiêng liêng vào chức Linh Mục của Chúa Giêsu qua Bí Tích Thánh Tẩy họ đã lãnh nhận khi gia nhập Dân Thánh Chúa. (xem thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, đoạn 2, câu 9). Vì thế khi người Công giáo đi lễ, không phải là chỉ “xem lễ” hay “dự lễ”, nhưng là “cùng nhau” và hợp với vị Chủ Tế dâng hiến lễ vật lên Thiên Chúa và tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại. Lễ vật dâng tiến chính là của lễ trọn hảo, là “Mình và Máu Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong Bánh Miến và Rượu Nho tinh tuyền”. Cùng với lễ vật trọn hảo đó, các tín hữu dâng lên Chúa chính con người của mình (linh hồn và thân xác), và những hy sinh lao nhọc của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng trong “bữa ăn tình thương” tối Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu cúi mình xuống rửa chân cho các tông đồ, để dạy cho các Ngài bài học yêu thương phục vụ trong khiêm tốn. Điều này làm cho tông đồ Phêrô sửng sốt và phản đối: “Sao Thầy mà lại phải cúi xuống rửa chân cho chúng con…”. Nhưng Chúa Giêsu bảo: “Việc Thầy làm cứ để Thầy làm”. Sau khi rửa chân cho 12 Tông đồ xong, Chúa Giêsu mới nói: “Thầy đã cúi xuống rửa chân cho chúng con là để dạy chúng con bài học yêu thương phục vụ: Như Thầy đã rửa chân cho chúng con, chúng con cũng hãy rửa chân cho nhau…” (xem Phúc Âm theo Thánh Gioan, đoạn 13, câu 12…).
Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, vào buổi sáng, tại Nhà Thờ Chính Tòa của mỗi giáo phận (Diocese), Đức Giám Mục và các Linh Mục trong toàn giáo phận họp mặt để cùng dâng Thánh Lễ, thường gọi là “Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh”. Trong Thánh Lễ long trọng này (thường có rất đông giáo dân tham dự và kéo dài chừng 2 giờ), Đức Giám Mục sẽ làm phép ba thứ Dầu Thánh (thường là dầu “olive”) để dùng trong các lễ Truyền Chức Thánh, trong khi ban Bí Tích Thêm Sức, Bí Tích Rửa Tội, và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Cũng trong Thánh Lễ long trọng này, Đức Giám Mục và các Linh Mục cùng nhau long trọng nhắc lại lời tuyên hứa khi chịu chức Thánh; tuyên hứa trước Cộng Đồng Dân Chúa đang có mặt trong Thánh Lễ. Sự hiện diện của các Linh Mục Giáo phận trong Thánh Lễ này là để nói lên sự hiệp nhất của toàn thể linh mục đoàn chung quanh vị Chủ Chăn của Giáo phận là Đức Giám Mục (hoặc Tổng Giám Mục). Vì thế, ở các giáo phận (hay tổng giáo phận) rộng lớn quá mà các linh mục sau Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh tại Nhà Thờ Chánh Tòa không thể về kịp để dâng lễ buổi chiều tại các giáo xứ, thì Thánh Lễ làm phép Dầu Thánh có thể chuyển vào Thứ Năm tuần trước đó, và thường cử hành vào buổi chiều để giáo dân có thể tham dự thánh lễ đông đảo hơn.
Vào buổi chiều Thứ Năm Tuần Thánh, thường chỉ cử hành một Thánh Lễ tại Nhà Thờ chính của Giáo xứ, để Cha Chính Xứ (Pastor) và các Cha Phụ Tá cùng đồng tế với sự hiện diện của giáo dân toàn giáo xứ và cử hành một Thánh Lễ đặc biệt để kỷ niệm Bữa Tiệc Ly như đã nói ở trên. Thánh lễ này thường cử hành vào buổi chiều tối (Bữa Tiệc Ly cũng vào buổi tối) để giáo dân có thể đến đông đủ hơn. Trong Thánh Lễ, sau bài Phúc Âm và Bài Giảng, vị Chủ tế cũng cử hành nghi thức “rửa chân” cho một số vị đại diện của cộng đồng Dân Chúa trong giáo xứ. Trong lúc cử hành nghi thức “rửa chân”, Ca đoàn thường hát các bài thánh ca về tình yêu thương, đặc biệt bài “Đâu Có Tình Yêu Thương” (dịch từ bản thánh ca La tinh “Ubi Caritas est, Deus est”, “Where there is love, there is God”). Bản Thánh Ca này đã được dịch ra và phổ nhạc rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Mấy câu đầu trong bản Thánh Ca này bằng tiếng Việt Nam như sau:
“Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời!
Đâu có lòng từ bi, là ở đấy có ân sủng người!
Đâu có tình bác ái, là Chúa chúc lành không ngơi!
Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan nguồn vui!”
Sau Thánh Lễ, có lễ nghi long trọng rước Mình Thánh Chúa vào một nơi trang trọng để toàn thể Dân Chúa (theo từng họ đạo hoặc đoàn thể) đến tôn kính và cầu nguyện cho đến nửa đêm.
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (đặc biệt trong tiếng Anh, không gọi là “Holy Friday”, nhưng gọi là “Good Friday”) là ngày rất tốt lành cho toàn thể nhân loại, vì Chúa Giêsu đã chịu nạn và chịu chết trong ngày này để đền tội cho nhân loại và mở đường cứu rỗi cho mọi người; vì thế có lệ kiêng thịt ngày thứ sáu, nhất là trong Mùa Chay Thánh. Giờ Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá là vào khoảng 3 giờ chiều (theo giờ của người Do Thái hồi đó là “giờ thứ chín”) (xem Phúc Âm theo Thánh Luca, đoạn 23, từ câu 44…). Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không có Thánh Lễ, nhưng có cuộc Suy Ngắm “Đàng Thánh Giá” long trọng và tiếp theo là cuộc cử hành “Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó” của Chúa Giêsu, thường vào khoảng 3 giờ chiều; tuy nhiên có thể cử hành muộn hơn để giáo dân có thể đến tham dự đông đủ, nhưng phải trước 9 giờ tối. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh có luật buộc ăn chay và kiêng thịt để tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu đã chịu chết trên cây Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại; vì thế Thánh Giá luôn hiện diện nơi các Thánh đường, các nơi thờ phượng, trên bàn thờ trong các gia đình giáo dân và đặc biệt trên các phần mộ của các Kitô hữu đã qua đời.
Trong Đế quốc Rôma thời xưa, hình phạt chịu treo trên “thập tự giá” thường chỉ dành cho những người nô lệ. Các người bị xử án phải vác hai cây gỗ đến một ngọn núi ngoài thành phố, rồi bị đóng đinh vào hai cây gỗ đã được đóng chặt thành hình “chữ thập” (như chúng ta vẫn nhìn thấy nơi “thánh giá” của Chúa). Người ta dùng đinh đóng hai cổ tay vào hai đầu xà ngang. Còn hai chân bị đóng vào phía cuối “thập tự giá” và thường dưới hai bàn chân của “tội nhân” còn có một cái bệ nhỏ giữ hai bàn chân; mục đích là để khi đã dựng cây gỗ lên rồi, xác “tội nhân” không bị kéo trì xuống, “tội nhân” vẫn còn có thể thở được, và như vậy vẫn “phải” kéo dài sự sống trong đau đớn cho đến khi kiệt sức và chết. Trường hợp Chúa Giêsu thì Ngài chết nhanh hơn, vì đã bị bắt từ tối Thứ Năm, rồi bị hành hạ, đánh đập suốt đêm. Qua ngày Thứ Sáu, sau khi được lệnh của Philatô, họ mới bắt Chúa Giêsu vác thánh giá ra ngoài thành Giêrusalem, đến đồi Gôn-gô-ta rồi mới đóng đinh Ngài. Lúc đó Chúa Giêsu đã hầu như hoàn toàn kiệt sức. Đồi Gôn-gô-ta hình như một “chiếc sọ” được gọi là “Gôn-gô-ta” “Núi Sọ” (Gôn-gô-ta theo tiếng người Do Thái thời đó có nghĩa “Núi Sọ”). Đồi này nằm ở phía tây bắc Thành Giêrusalem và không xa bức tường thành bao nhiêu. (Khi đi viếng Đất Thánh, quê hương của Chúa, du khách sẽ được dẫn đến đó để kính viếng).
Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết vào chiều Thứ Sáu, áp ngày Thứ Bảy là ngày nghỉ lễ của người Do Thái; hơn nữa lại trùng vào Đại Lễ ‘Vượt Qua’ (Passover)(PÂ Gioan 19,31…), nên theo tục lệ thời đó, các “tội nhân”, sau khi đã bị xử án treo trên thập tự giá, không được để qua đêm, đến chiều tối phải hạ xuống. Nhưng trước khi hạ xuống, phải dùng búa đánh giập ống chân của “tội nhân” để chắc chắn là đã chết thật. Nếu thật sự “tội nhân” chưa chết, thì sau khi hai ống chân đã gẫy, thân xác kéo thẳng xuống, “tội nhân” không còn thở được nữa, nên phải chết trong giây lát (như đã nói ở trên). Khi các người lính đến quan sát Chúa Giêsu, họ thấy Ngài đã chết thực sự, nên không đánh giập ống chân của Ngài, nhưng có một người lính đã dùng ngọn giáo đâm vào sườn trái của xác Chúa Giêsu. Ngọn giáo đâm thấu vào trái tim và lúc đó máu và nước từ trái tim Chúa Giêsu chảy ra. Tất cả những sự kiện này đã xảy ra y như lời trong Kinh Thánh Cựu Ước đã báo trước về cái chết của Đấng Cứu Thế như thế nào. (xem Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn 19, từ câu 31…).
Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đó, có một ông tên là Giuse người ở xứ Arimathê (ông là một thành viên có thế giá trong Hội Đồng Do Thái và vẫn âm thầm tin theo Chúa Giêsu) đã đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống. Sau đó ông cùng với ông Nicôđêmô (cũng là một thủ lãnh nhóm Pharisiêu, nhưng vẫn âm thầm tin theo Chúa Giêsu, xem Phúc Âm Gioan, đoạn 3, câu 1…) táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá. Mộ đá còn mới của ông Giuse Arimathê và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn này lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh (xem Phúc Âm Gioan đoạn 19, từ câu 38…). Trong lúc hai ông táng xác Chúa, thì có Bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Gio-xê chứng kiến (Phúc Âm Maccô đoạn 15, câu 47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu; nhưng không thấy Phúc Âm nói đến. Còn Thánh Giuse có thể Chúa đã cất Ngài về trước rồi.
Chúng ta cũng nên nhớ: Thời đó người ta không đặt xác chết trong quan tài như chúng ta ngày nay, nhưng chỉ tẩm xác bằng thuốc thơm, rồi quấn trong khăn liệm, sau đó đặt vào mộ đã đục sẵn trong một núi đá hay đồi đá lớn, sau đó lấy một tảng đá lấp cửa mộ; rồi những ngày tiếp theo, các người thân trong gia đình thường đến vào lúc sáng sớm, lật tảng đá lấp cửa mộ, rồi tiếp tục xức thuốc thơm cho xác người chết, thường là trong 3 ngày liền hoặc cả tuần lễ. Thuốc thơm này thường là mộc dược (myrrh) trộn với trầm hương (aloes) vừa ướp hương thơm cho xác chết, vừa giữ cho xác chết được lâu không thối rửa. Khi khai quật mộ các vua chúa Ai Cập thời xưa, người ta thấy rõ điều này.
Còn một điều nữa cũng cần nói đến là các lãnh tụ Do Thái đã xin Philatô cho lính gác mộ Chúa, vì sợ rằng các môn đệ của Chúa Giêsu đến lấy trộm xác Chúa đưa đi nơi khác, rồi phao tin là Chúa đã sống lại. Philatô đã bảo họ: “Các ông có lính của các ông, các ông hãy sai lính của các ông đến mà canh gác”. Thế là họ cho lính đến niêm phong mộ và canh gác (Phúc Âm Matthêu đoạn 27, câu 62 …). Tuy nhiên Chúa Giêsu đã thực sự sống lại vào “ngày Thứ Nhất trong tuần” và đã hiện ra lần đầu tiên với bà Maria Madalêna, bà Maria mẹ ông Giacôbê và bà Salômê ngay nơi táng xác Chúa khi các bà đến viếng mộ Chúa vào sáng sớm (Phúc Âm Matcô đoạn 16, câu 1…), sau đó với hai tông đồ Phêrô và Gioan, và nhiều lần sau nữa với các Tông đồ và nhiều người khác trong vòng 40 ngày từ khi Chúa Giêsu sống lại (Máccô 16, 9; Gioan 20,11); đặc biệt là: lần hiện ra với “Hai Môn Đệ trên đường trở về làng Emmaus” ngay buổi chiều “ngày thứ nhất trong Tuần” (xem Phúc Âm Mátcô 16, 12; Luca 24,13); lần hiện ra với các Tông đồ “tám ngày sau đó tại nhà nơi các môn đệ ở” để cũng cố đức tin cho Tông đồ Tôma (xem Phúc Âm Gioan 20, 26); lần hiện ra với các Tông đồ tại bờ “Biển Hồ Tibêria” sau một đêm các Ngài đánh cá thất bại, giúp các Ngài đánh được một “mẻ lưới đầy cá lớn một cách lạ lùng”, phỏng vấn lòng tin yêu của Thánh Phêrô nơi Chúa và trao quyền lãnh đạo các Tông đồ cho Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội. Lần cuối cùng là lần Chúa hiện ra tại Bêtania, với các Tông đồ để “mở trí” cho các Ngài hiểu ra những điều đã ghi chép trong Kinh Thánh (Cựu Ước), củng cố thêm đức tin cho các Ngài, ban mệnh lệnh truyền giáo, hứa sẽ luôn ở với các Ngài cho đến tận thế, rồi dơ tay ban phép lành cho các Ngài trong khi “Chúa được cất về Trời” (xem Phúc Âm Luca 24,44…; Mátcô 16,14…; Matthêu 28,16…; Sách Tông Đồ Công Vụ 1,4…).
Từ ngày đó, các Kitô hữu đã mừng lễ vào ngày đầu tuần (ngày Chúa sống lại) chứ không vào ngày “Sabath” “Thứ Bảy” như người Do Thái. Như vậy, các Kitô hữu mừng việc Chúa Giêsu sống lại vào ngày đầu tuần và gọi là ngày “Chúa Nhật”. Tuy nhiên dịp Đại Lễ Phục Sinh hàng năm là dịp mừng việc Chúa sống lại một cách đặc biệt sau một Mùa Chay dài và sau Tuần Thương Khó; như vậy là để nhắc nhở tín hữu của Chúa nhớ rằng đời người chóng qua, như “hoa sớm nở, tối tàn”. Nhưng chết không phải là hết. Chết chỉ là một sự biến đổi, một sự “qua đời” (từ cuộc đời chóng qua đến cuộc sống vĩnh hằng); như cha ông chúng ta đã nói “sinh ký, tử quy”. Nhưng muốn được vào cuộc sống vĩnh hằng, các tín hữu phải nhìn nhận con người yếu hèn của mình luôn bị cám dỗ và sa ngã (human weaknesses). Vì thế họ cần cầu nguyện luôn để xin ơn Chúa giúp đỡ, cố gắng vươn lên. Hơn nữa, sống không phải là sống một mình mà là “sống với” mọi người chung quanh. Sống nâng đỡ lẫn nhau (“chị ngã em nâng”) cả tinh thần và vật chất. Về tinh thần, cùng giúp nhau phấn đấu vươn lên và canh tân cuộc sống (renewal). Về vật chất, cùng giúp đỡ nhau, nhất là giúp đỡ những người nghèo khó, thiếu thốn. Đó chính là ba chủ đề lớn của Mùa Chay Thánh hằng năm: Cầu nguyện, Hy sinh hãm mình và làm việc từ thiện (tiết kiệm để dành tiền bạc giúp đỡ anh chị em thiếu thốn). Khi giúp đỡ nhau, nhất là giúp người nghèo khó, là chúng ta giúp đỡ chính Chúa. Ngày chúng ta “qua đời”, Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta và nói: “Hãy vào lãnh phần thưởng cuộc sống vĩnh hằng; vì xưa Ta đói, các con đã cho Ta ăn; Ta khát, các con đã cho Ta uống…” (xem Phúc Âm Matthêu đoạn 25, từ câu 31…).
Trong tuần Thánh này chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa nhân từ đánh động tâm hồn chúng ta để mỗi người nhìn nhận tội mình như người ‘Trộm lành’ cũng bị đóng đinh với Chúa, hay như ông Dan Leach ở Texas, Hoa Kỳ, sau khi xem phim Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu xong đã thật lòng ăn năn tội ác mà ông đã che dấu nhiều năm là đã giết người yêu của mình và chính ông đã đến thú nhận với cảnh sát vào ngày 23/3/2004 để xin chịu án để đền tội, để chúng ta khiêm tốn thú nhận tội lỗi, xin ơn Chúa thứ tha và ‘ăn năn trở về’ để ‘sống lại’ với Chúa và rao giảng Tin Mừng Tình Thương cứu độ cho mọi người.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh ban phúc lành cho mọi người chúng ta.
Bài 2. CỬ HÀNH TUẦN THÁNH VÀ TAM NHẬT VƯỢT QUA
Sau thời gian cử hành Mùa Chay Thánh, trong đó Giáo Hội hướng về Đại lễ Phục Sinh bằng việc chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo: Rửa Tội, Thêm Sức Và Thánh Thể, trong đêm Vọng Phục Sinh; đồng thời dọn lòng con cái cho Đại lễ này với các việc đọc Lời Chúa, tham dự phụng vụ, cầu nguyện, ăn chay hãm mình, canh tân trở lại, sống bác ái và làm việc bố thí.
Bây giờ tới Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh là những ngày trọng đại nhất trong Năm Phụng vụ. Vì thế chúng ta tìm hiểu ý nghĩa những ngày này để có thể cử hành xứng đáng và đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng.
Chúng ta cần lưu ý tới ba điểm sau đây:
1. Hiểu rõ ý nghĩa của Tuần Thánh
2. Cử hành sốt sắng các lễ nghi Tuần thánh
3. Một số lưu ý đặc biệt
I. Ý nghĩa Tuần Thánh
Hiểu rõ ý nghĩa Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh là một điều quan trọng, vì vô tri bất mộ. Chính vì nhận thấy sự cần thiết này, nên Đức Giáo hoàng Piô XII đã cho cải tổ Lễ nghi Cử hành Tam Nhật Thánh (năm 1951) và Lễ nghi Cử hành Tuần Thánh (năm 1955). Công đồng Vatican II cũng đã lưu ý tới điều này trong Hiến chế về Phụng vụ Thánh Công đồng chung: “Mỗi năm một lần, Giáo Hội còn cử hành hết sức trọng thể vào dịp lễ Phục Sinh sự sống lại cùng với cuộc Thương Khó của Người” (PV, 102).
Vậy Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh có ý nghĩa như thế nào?
1. Thời gian cử hành
Về thời gian, Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá, hay Chúa Nhật thương khó, ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư sau đó, và sáng thứ năm. Bốn ngày này là những ngày cuối cùng của Mùa Chay Thánh.
Tam Nhật Thánh, bắt đầu từ Thánh Lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tiếp theo là Thứ Sáu Tuần Thánh, THỨ BẢY TUẦN THÁNH và Chúa Nhật Phục Sinh.
Đây là tột đỉnh của Mùa Chay Thánh và trung tâm của Năm Phụng vụ. Các Giáo phụ gọi Tuần Thánh là tuần trọng nhất trong Năm Phụng vụ, tuần lễ mẹ của các tuần lễ.
Nếu nhìn vào việc thành hình Năm Phụng vụ, thì việc cử hành Ngày Chúa Nhật hằng tuần và việc cử hành Lễ Phục Sinh mỗi năm là khởi điểm của Năm Phụng vụ. Các tín hữu thường tập họp mỗi ngày Chúa Nhật để tưởng nhớ lại biến cố Chúa Giêsu chết và sống lại. Rồi mỗi năm có việc cử hành các biến cố này một cách trọng thể hơn và đặc biệt hơn. Sau đó mới dần dần thành hình các việc cử hành các ngày lễ khác, và các mùa khác trong Năm Phụng vụ. Ngay trong việc thành hình các Sách Phúc Âm, thì đơn vị văn chương tường thuật việc Chúa Kitô sống lại, và cuộc thương khó của Chúa cũng được coi là đơn vị đầu tiên được viết ra cho cộng đoàn tín hữu sơ khởi. Các Thánh ký viết phúc âm đã sử dụng các bài tường thuật cuộc thương khó và phục sinh của Chúa Kitô như là chóp đỉnh của việc loan báo Tin Mừng về Chúa Kitô.
2. Nội dung của Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh
Chúng ta có thể nói ngay: đó là những biến cố vượt qua của Chúa Giêsu Kitô: việc Chúa chịu đau khổ, chết trên thập giá và sống lại. Mầu nhiệm Vượt qua là trung tâm điểm của các việc cử hành trong Năm Phụng vụ, của Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh. Công đồng chung Vatican II đã nhấn mạnh nhiều tới điều này trong Hiến chế về Phụng vụ (các số 5. 6. 61. 102). Văn kiện Những quy luật tổng quát năm phụng vụ (= QLTQNPV) nói một cách hết sức rõ ràng: “Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ Mầu nhiệm Vượt qua của Người… Chính Tam nhật Vượt qua, nhằm tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục sinh của Chúa, sáng chói lên như tột đỉnh của cả Năm phụng vụ” (số 18; x. số 19). Như vậy cử hành mầu nhiệm này là cử hành công cuộc cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại.
3. Xét về cách thế cử hành
Đi từ cách xếp đặt Tuần Thánh, cũng như Tam nhật Vượt qua, và nội dung cử hành, một hệ luận tất nhiên suy diễn ra từ đó, là phải cử hành rất long trọng, làm sao cho đúng với tầm quan trọng của nội dung cử hành này (x. QLTQNPV, 1). Từ đây chúng ta thấy Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh có những lễ nghi đặc biệt và đã có từ lâu đời trong truyền thống phụng vụ. Lễ nghi không chỉ gồm việc cử hành thánh lễ, nhưng còn gồm các nghi lễ, phụ tích khác, giúp làm sáng tỏ mầu nhiệm và biến cố chứa đựng mầu nhiệm đó. Các lễ nghi này gợi hứng từ các biến cố cuối đời của Chúa Giêsu, thêm vào đó những hình ảnh lấy từ biến cố vượt qua của người Do Thái xưa, nhằm làm sáng tỏ biến cố cuối cuộc đời Chúa Giêsu ở trần gian. Việc dùng các biểu hiệu rất phong phú, như biểu hiệu lá cây trong Chúa nhật đầu Tuần Thánh, nến phục sinh trong Đêm Vọng Thứ Bảy Tuần Thánh. Âm nhạc, nhất là bình ca cũng được sáng tác hợp với diễn tiến buổi cử hành. Thời gian cử hành cũng cố gắng hết sức theo sát diễn tiến của các biến cố thánh, khác hẳn với thời gian các buổi cử hành trong cả năm. Tất cả nhằm làm sáng tỏ nội dung thần học của việc cử hành, và giúp tín hữu đi vào mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô một cách sâu xa hơn.
II. Cử hành Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh thế nào?
Với những chỉ dẫn trên đây, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh, và từ đây, ý thức về việc cử hành những ngày này phải thực sự rõ ràng: làm sao để cử hành các lễ nghi Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh một cách long trọng và làm sao để giáo hữu tham dự được đông đảo, và tham dự cách tích cực. Về điểm này, chính Công đồng chung Vaticanô đã nhắc tới: “… Giáo Hội còn cử hành hết sức trọng thể vào dịp Lễ Phục Sinh sự sống lại cùng với cuộc thương khó hồng phúc của Người” (PV, 102).
Để cụ thể hoá việc cử hành hết sức trọng thể Tuần Thánh và Tam nhật Vượt qua, chúng ta cần nhớ các điểm sau đây:
1. Phải tôn trọng thời gian cử hành, nơi cử hành và cơ cấu các buổi cử hành, như đã được quy định trong Sách Lễ Rôma. Các yếu tố này có một ý nghĩa biểu hiệu của chúng và đã có một truyền thống lâu đời. Chúng ta cần lưu tâm để không đem những sáng kiến cá nhân vào, làm lệch lạc cơ cấu, mất ý nghĩa nội tại của chúng.
2. Phải chuẩn bị trước các đồ dùng cần thiết cho mỗi buổi cử hành. Các thừa tác viên, nhất là các linh mục chủ sự phải biết rõ các nghi lễ cử hành. Các người giúp lễ phải được tập dượt trước để biết các việc phải làm và các cử chỉ, điệu bộ phải có. Linh mục nên dành thời giờ để đọc trước nghi lễ sẽ cử hành, các bản văn phụng vụ, các lời kinh phải đọc, nhất là khi có các lời kinh khác nhau có thể chọn lựa. Con số người giúp lễ cũng phải liệu con số đầy đủ để có thể nói là buổi cử hành trọng thể nhất trong năm. Thay vì chỉ có linh mục và một người giúp lễ mà thôi.
3. Giáo dân cần được giải thích trước để hiểu ý nghĩa các lễ nghi mà mỗi năm họ chỉ tham dự một lần mà thôi. Vì thế, nếu được nên có những lời giải thích, vào những ngày trước khi cử hành, hoặc trước giờ cử hành các nghi lễ.
Phần vụ dành cho tín hữu: các lời đọc, đối đáp, phận vụ phụng vụ, những bài hát, cần để cho họ tham dự và thực hiện, thay vì một số người làm hết, hát hết, thay cho cộng đoàn.
4. Tính cách cộng đoàn cần phải được tôn trọng hết sức. Vì thế, các lễ nghi riêng rẽ, cần giảm bớt, nếu không vì lý do mục vụ chính đáng và luật phụng vụ cho phép. Các nhóm nhỏ, cũng phải hy sinh các sinh hoạt riêng rẽ trong Tuần Thánh để dành tất cả thời giờ cho việc chuẩn bị và tham dự các lễ nghi Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh với cộng đoàn giáo xứ. Không nên cử hành riêng một lễ nghi cho một nhóm nào.
5. Tại nhà thờ chính tòa, tất cả các nghi thức phải được cử hành do giám mục giáo phận chủ sự. Đức Thánh Cha đã chủ sự các lễ nghi từ Chúa Nhật Lễ Lá và Tam Nhật Thánh tại Rôma. Nếu vai trò chủ sự của giám mục cần thiết cho các buổi cử hành khác có tính các giáo phận, thì trong Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh vai trò chủ sự này càng quan trọng hơn và ý nghĩa hơn (x. Sách Cử hành Phụng vụ của Giám mục, Caeremoniale episcoporum, số 296).
6. Tính cách trọng thể được biểu lộ qua việc hát trong khi cử hành. Vì thế, các ca trưởng phải chọn lựa bài thánh ca cho từng buổi cử hành đã được Hội đồng Giám mục chấp thuận, và chọn theo ý nghĩa của mỗi lễ nghi, mỗi buổi cử hành. Các phần chung, cần tìm các bài hát thật dễ cho cộng đoàn cùng hát. Các phần dành cho linh mục, thừa tác viên cũng cần được hát do các vị này.
7. Kèm với các buổi cử hành, cần có bầu khí và sự chuẩn bị tâm hồn: vì thế cố tạo bầu khí hồi tâm, cầu nguyện, trước khi cử hành các lễ nghi Tuần thánh. Thói quen nói chuyện cho tới lúc cử hành phụng vụ làm cản trở bầu khí cần thiết này.
Để chuẩn bị nội tâm xứng đáng, một việc phải thực hiện, đó là thanh tẩy tâm hồn qua Bí tích Thống Hối và Hoà Giải. Việc xưng tội là một yếu tố quan trọng để cử hành Mầu nhiệm Vượt qua, để lãnh nhận dồi dào ơn thánh từ mầu nhiệm này. Bức thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gửi các linh mục trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh năm 2001 đã nói về Bí tích Hoà Giải, như là biểu lộ lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa. Vì thế, chính các linh mục phải ý thức điều này, năng lãnh nhận Bí tích Thống Hối và Hòa Giải, giúp giáo dân ý thức về tội, và các linh mục cũng phải siêng năng ngồi toà giải tội. Vì thế, mỗi tín hữu cần cử hành bí tích này với tất cả ý thức về tầm quan trọng của bí tích, về hiệu lực thanh tẩy tâm hồn khỏi tội, và xưng thú tội lỗi của mình với linh mục. Và tránh để đến giờ phút chót của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh.
8. Các buổi cử hành các việc đạo đức bình dân, có ý nghĩa và mục đích riêng của chúng. Tuy nhiên, không được lấn át việc cử hành phụng vụ, đặc biệt Phụng vụ Tuần Thánh. Việc ngắm nguyện, nếu nơi nào còn giữ, cần tổ chức cho hoà hợp với buổi cử hành phụng vụ. Việc ngắm Đàng Thánh Giá cũng thế. Phải khuyến khích tham dự đầy đủ buổi cử hành phụng vụ. Phải có khoảng thời gian thích hợp giữa buổi cử hành phụng vụ và việc đạo đức bình dân như ngắm nguyện, nhất là khi việc ngắm nguyện kéo dài. Như vậy, giáo dân có khoảng trống thinh lặng và thanh thản để suy niệm, nghiền ngẫm, cầu nguyện, để tham dự và lãnh hội ơn thánh từ các buổi cử hành phụng vụ và các việc đạo đức bình dân.
III. Một số lưu ý đặc biệt
Sau đây là một số điểm lưu ý đặc biệt liên hệ tới các buổi cử hành trong Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh.
1. Chúa Nhật Lễ Lá
Nghi thức của ngày Chúa Nhật Lễ Lá gồm có việc rước kiệu tưởng nhớ biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem cách trọng thể và tôn vinh Chúa Giêsu là Vua, rồi việc công bố trọng thể bài thương khó của Chúa Giêsu theo Thánh Mathêô (năm A), Marcô (năm B) và Luca (năm C), và sau cùng là Thánh lễ. Ba nghi thức này nói lên vinh quang của Chúa Kitô và đồng thời chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa. Tất cả cho thấy hành trình của Chúa Kitô trong những ngày cuối cùng cuộc đời Ngài. Ngài được tôn vinh qua thập giá.
Lễ nghi cần có đủ thừa tác vụ, phó tế, nếu có, để cử hành cuộc rước kiệu bình thường, để cầm thánh giá, đèn nến, bình hương và tàu hương, sách lễ; ba phó tế, hoặc ca viên để công bố bài Thương khó. Nghi thức làm phép lá nên cử hành tại một nơi khác ngoài nhà thờ, để sau đó có thể đi kiệu vào nhà thờ. Các Thánh vịnh 23 và 46 nên được chọn hát khi đi kiệu để tôn vinh Chúa chiến thắng. Khi công bố bài Thương khó, không dùng hương, không lời chào ban đầu; được công bố do ba phó tế, hay do hai ca viên và linh mục giữ vai Chúa Giêsu. Không được bỏ giảng sau bài Thương khó.
2. Thánh lễ làm phép và thánh hiến các loại dầu
Thánh lễ làm phép và thánh hiến dầu nói lên biểu hiệu của dầu thánh trong các bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh và Xức Dầu Bệnh Nhân, cũng như một số phụ tích như Nghi thức Thánh hiến Nhà thờ và Bàn thờ. Ngoài ra thánh lễ làm phép dầu cũng biểu lộ sự hiệp thông giữa giám mục và linh mục đoàn trong giáo phận. Vì thế, các linh mục cố gắng đến đồng tế với giám mục trong thánh lễ này tại nhà thờ chính toà, ít là các vị có trọng trách đặc biệt trong giáo phận, như các cha quản hạt, cha sở…. Giáo dân cũng được mời gọi tham dự đông đảo hết sức. Vì thế, nếu không cử hành Thánh lễ Dầu vào sáng thứ năm được, thì cử hành vào một ngày nào gần nhất trước Thứ Năm Tuần Thánh, hoặc sau Chúa Nhật Phục Sinh để có sự tham dự đông đảo hơn từ linh mục và giáo dân.
Tín hữu cũng được giải thích cho biết ý nghĩa các loại dầu thánh dùng để cử hành các bí tích ban ơn cứu rỗi. Dầu cũ được đốt đi và cha sở lấy dầu mới về. Nên có nghi thức để tiếp đón dầu thánh, như một nghi thức vắn tắt tiếp đón dầu thánh tại giáo xứ, trước Thánh lễ Tiệc ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Cũng có thể cử hành vào một thời gian khác với buổi phụng vụ lời Chúa để tôn kính dầu thánh và giúp giáo dân hiểu thêm ý nghĩa các loại dầu thánh. Dầu phải được cất giữ tại một chỗ xứng đáng trong phòng thánh, trong hộc có khóa kỹ và dễ nhận ra khi cần dùng tới.
3. Chiều Thứ Năm Tuần Thánh
Trong Thánh lễ Tiệc ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành nghi thức rửa chân, thánh lễ tưởng niệm việc Chúa Kitô lập phép Thánh Thể và chức linh mục, cũng như ban bố giới luật mới tức là giới luật yêu thương. Sau cùng có việc kiệu Thánh Thể và chầu Thánh Thể tại nhà nguyện nhỏ cho tới nửa đêm.
Các linh mục ngụ trong giáo xứ, hay ở các cộng đoàn nhỏ của tu sĩ linh mục trong giáo xứ được mời cùng đồng tế trong thánh lễ tưởng niệm bữa tiệc ly này. Trong ngày thứ năm, các linh mục không được làm lễ riêng. Nếu nhu cầu mục vụ thực sự đòi hỏi, giám mục giáo phận có thể cho phép cử hành một thánh lễ khác, cho những người không thể tham dự lễ chiều được, nhưng không được cho phép làm cho một nhóm mà thôi. Thánh lễ có hát kinh Vinh danh, có kinh “Cùng hiệp thông” riêng (Communicantes), cũng như kinh “Vậy lạy Cha” (Hanc igitur) riêng nếu đọc Kinh nguyện Thánh Thể I. Các thừa tác viên cũng phải có đủ, để giúp lễ và công bố Lời Chúa. Theo truyền thống, các người được chọn để rửa chân là những người đàn ông. Chuông, đàn được dùng cho tới hết kinh Vinh danh. Trước thánh lễ, cần để nhà tạm Mình thánh trống. Liệu đủ bánh lễ để truyền và dùng cho buổi cử hành phụng vụ ngày thứ năm và ngày hôm sau. Nhà tạm để chầu Mình Thánh nên dọn đơn sơ, không quá nhiều hoa, nến, nhưng trưng bày có mực độ. Tại nhà nguyện chầu Thánh Thể, cần có sách hát, sách Kinh Thánh để cộng đoàn dùng khi chầu Thánh Thể. Trong các giờ chầu, nên dành giờ để cầu nguyện và suy niệm riêng trong thinh lặng xen kẽ với việc đọc Kinh Thánh, như các chương 13–17 của Phúc Âm Thánh Gioan, hát xen kẽ, đọc kinh. Sau nửa đêm thì hết chầu cộng đoàn. Và chỉ còn chầu riêng mà thôi, cho tới giờ cử hành phụng vụ chiều thứ sáu.
Sau các nghi lễ, thì lột hết các khăn trên bàn thờ. Thánh giá được che bằng một tấm vải đỏ hay tím, nếu trước đó chưa được phủ từ chiều thứ bảy trước Chúa nhật thứ 5 Mùa chay.
Không tổ chức kiệu và đặt Mình thánh Chúa trong các nhà thờ không cử hành Nghi lễ chiều thứ sáu Tuần thánh tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Kitô.
4. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thánh giá. Vì thế, Giáo Hội hồi tâm, thinh lặng ăn chay kiêng thịt để chia sẻ cuộc thương khó của Chúa và như là mở tâm hồn đón nhận ơn cứu rỗi. Nếu có thể thì tại nhà thờ giáo xứ, cha xứ và giáo hữu cũng cử hành Giờ Kinh sách và Kinh sáng chung với nhau tại nhà thờ; hoặc với giám mục tại nhà thờ chính tòa. Sáng thứ bảy cũng nên cử hành các giờ kinh phụng vụ này.
Chỉ trao Mình Thánh vào buổi cử hành phụng vụ sau trưa. Đối với bệnh nhân, thì có thể kiệu Mình Thánh bất cứ lúc nào. Không cử hành bí tích nào, ngoài bí tích giải tội và xức dầu bệnh nhân. Nếu phải cử hành nghi thức an táng, thì không có hát, đánh đàn, kéo chuông.
Sau trưa vào khoảng 3 giờ, nơi nào có thể, thì cử hành Nghi lễ Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô, nếu không thì cử hành vào giờ thuận tiện sau đó, nhưng không cử hành sau 21 giờ. Nghi lễ này gồm có Phụng vụ Lời Chúa mà cao điểm là việc công bố bài thương khó theo Thánh Gioan; sau đó là Lời nguyện chung đại thể, rồi việc tôn kính Thánh giá cách trọng thể, và sau cùng là việc rước lễ với Mình Thánh đã được truyền phép hôm trước.
Các phần này được hiểu trong tương quan với nhau, như sau: Lời Chúa và nhất là Bài Thương khó theo Thánh Gioan, cho thấy ý nghĩa cuộc thương khó của Chúa; sau đó mọi người cầu nguyện cho các hạng người, như là ơn cứu rỗi được thông ban cho mọi người; tiếp theo Giáo Hội biểu lộ lòng tôn kính Đấng cứu thế qua việc tôn kính Thánh Giá, và sau cùng, qua việc rước lễ, tín hữu kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô để tôn vinh Chúa Cha.
Cần có đủ các thừa tác viên để công bố Bài Thương khó, cử hành nghi thức tôn vinh Thánh Giá, kiệu Thánh Thể về để rước lễ. Khi kiệu Thánh Giá và mở khăn che Thánh Giá, linh mục mời mọi người cùng thờ lạy. Nên để giây lát để thờ lạy Thánh Giá trong thinh lặng. Thánh Giá để hôn kính phải đủ lớn và nghệ thuật và chỉ dùng một thánh giá mà thôi, để cho thấy ơn cứu rỗi chỉ từ Thánh Giá Chúa Kitô mà phát sinh ra. Nếu nhiều người quá, thì dùng một Thánh giá, và sau khi một số người đã hôn kính, linh mục giơ cao lên, nói vài lời và mọi người cúi đầu thờ lạy Thánh Giá. Sau Nghi thức, thì lột khăn bàn thờ. Nhưng để Thánh Giá với 4 cây nến trên đó. Cũng có thể dọn một nhà nguyện, để tín hữu tiếp tục đến suy niệm, hôn kính Thánh Giá.
Có thể ngắm đàng Thánh Giá, học suy niệm về các sự đau khổ của Mẹ Maria, trong những lúc khác, ngoài Nghi thức Phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
5. Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội ở bên mộ Chúa để suy ngắm cuộc tử nạn của Chúa Kitô, việc Ngài xuống mồ, biểu hiệu tính cách phổ quát của ơn cứu rỗi của Ngài, và chờ mong Chúa sống lại, qua việc cầu nguyện và ăn chay. Có thể cử hành giờ Kinh sách và Kinh sáng như sáng Thứ Sáu Tuần Thánh.
Hôm nay chỉ cho rước lễ như của ăn đàng mà thôi. Không cử hành lễ cưới và các bí tích khác trừ Bí tích Giải Tội vá Xức Dầu Bệnh Nhân.
Trong nhà thờ có thể để cho tín hữu kính viếng ảnh Chúa chịu nạn, ảnh Chúa bị chôn trong mồ, ảnh Đức Mẹ sầu bi.
Chiều đến Giáo Hội cử hành canh thức vọng đón chờ Chúa Kitô sống lại. Đây là buổi Canh thức chính yếu, là mẹ các buổi canh thức khác. Giáo Hội chờ Chúa sống lại và cử hành các bí tích khai tâm kitô giáo (Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể). Buổi canh thức Vọng Phục Sinh cũng mang tính cách cánh chung, vì Giáo Hội chờ ngày Chúa sẽ đến trong vinh quang.
Buổi Canh thức Vọng Phục Sinh cử hành vào giờ đêm bắt đầu và phải kết thúc trước hừng đông ngày Chúa Nhật. Không được cử hành vào giờ chiều, như vẫn cử hành Thánh lễ Chúa nhật vào chiều thứ bảy.
Cơ cấu Canh thức Vọng Phục Sinh gồm có Công bố Phục sinh, Phụng vụ Lời Chúa, Phụng vụ các Bí tích khai tâm Kitô giáo, và Phụng vụ Thánh Thể.
Các dấu hiệu được dùng trong buổi cử hành này, cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh: nến phục sinh phải là một cây nến mới cho mỗi năm, và bằng sáp. Tránh những hình thức giả tạo. Rồi việc làm phép lửa mới, rước nến phục sinh cũng cần thực hiện theo Sách Lễ Rôma, thế nào để cho thấy biểu hiệu Chúa Kitô sống lại là ánh sáng trần gian.
Thầy phó tế hay một ca viên khác công bố Tin Mừng Phục Sinh với sự trang trọng và làm cho mọi người nhận ra ý nghĩa siêu nhiên của đêm canh thức này. Khi một ca viên không phải là phó tế công bố Bài Tin Mừng Phục Sinh, thì không xin phép lành của linh mục chủ sự.
Các bài sách thánh trích từ Cựu ước (7) Tân ước (1) và bài Phúc Âm, để giáo huấn tín hữu và dự tòng về biến cố vượt qua của Chúa Kitô, việc cứu rỗi con người, giao ước mới, tạo vật mới, đời sống mới của những người được tái sinh trong Chúa Kitô. Vì lý do mục vụ có thể bớt các bài đọc Sách Thánh này, nhưng phải đọc ít là 3 bài Cựu ước (sách Luật và Ngôn sứ) và hai bài Tân ước, nhưng không bao giờ được bỏ đoạn 14 của sách Xuất hành. Các Thánh vịnh đáp ca được chọn để suy niệm các bài Sách Thánh, vì thế phải hát các Thánh vịnh này và không được thay thế bằng các bài hát khác. Các linh mục có thể nói mấy lời dẫn giải trước các bài Sách Thánh, nhưng không nên quá dài dòng, thay thế cho chính Lời Chúa. Sau các bài đọc cựu ước, tới Kinh Vinh danh. Có thể kéo chuông nếu có tục lệ này.
Phần thứ ba của Nghi lễ Canh thức Vọng Phục Sinh là cử hành các Bí tích khai tâm Kitô giáo. Nếu không có dự tòng là người lớn, thì ít ra có việc rửa tội cho trẻ con. Trước khi làm phép Rửa Tội, linh mục làm phép nước để dùng rửa tội và rảy trên giáo hữu trong đêm vọng này và trong cả Mùa Phục Sinh. Nếu không có nghi lễ Rửa Tội, thì cũng có thể làm phép nước, rồi rảy nước thánh cho tín hữu cùng với việc tuyên lại lời hứa rửa tội. Khi tuyên lại các lời hứa rửa tội, mọi người đứng, cầm nến cháy và trả lời các câu hỏi của linh mục. Sau đó linh mục rảy nước thánh trên cộng đoàn.
Thánh lễ cử hành cách trang nghiêm, sốt sắng và không vội vã, vì sợ buổi lễ kéo dài quá. Việc rước lễ có ý nghĩa đặc biệt trong Canh thức Vọng Phục Sinh vì để tín hữu kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô và sự sống lại của Ngài.
6. Chúa Nhật Phục Sinh
Chúa Nhật Phục Sinh là đại lễ và phải cử hành hết sức trọng thể. Nên cử hành việc rảy nước thánh thay cho nghi thức thống hối đầu lễ. Chiều Chúa Nhật Phục Sinh, có thể hát Kinh chiều kính nhớ Bí tích Rửa Tội, trong đó, khi hát các Thánh vịnh, có cuộc rước kiệu xuống giếng nước rửa tội. Các tân tòng được mời tham dự buổi Kinh chiều này và tham dự các thánh lễ trong cả tuần Bát Nhật Phục Sinh. Thời xưa, đây là thời kỳ các tân tòng được giải thích cho hiểu về các mầu nhiệm trong đạo, nên gọi là thời kỳ nhiệm huấn. Nến Phục Sinh được đặt gần bàn thờ hay gần Toà Công bố Lời Chúa và được đốt lên trong thánh lễ, kinh sáng và kinh chiều của các lễ lớn suốt Mùa Phục Sinh. Sau giờ Kinh chiều II Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Nến Phục Sinh được đặt tại Giếng rửa tội, và được đốt lên khi cử hành Bí tích Rửa Rội, đặt bên quan tài người chết trong thánh lễ an táng. Ngoài hai dịp này, không đốt nến phục sinh vào các buổi lễ khác và không để ở gian cung thánh hay trong phòng thánh, để cho thấy ý nghĩa riêng biệt của biểu tượng này trong Mùa Phục Sinh.
Tôi vừa ghi lại một số điểm liên hệ tới ý nghĩa Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh, việc cử hành Tuần quan trọng này và một số những điểm chữ đỏ đặc biệt. Tôi không muốn ghi lại hết các điểm chữ đỏ. Những điều khác xin đọc trong Sách lễ Rôma, Bản văn các Quy luật tổng quát về Năm phụng vụ, Thư của Bộ Phụng tự về việc chuẩn bị và cử hành Lễ Phục sinh và Mùa phục sinh (ngày 16 tháng giêng năm 1988), hoặc Lịch phụng vụ công giáo Việt Nam. Xin cầu chúc tất cả Tuần Thánh sốt sắng và Lễ Phục sinh tràn đầy ơn sủng của Chúa sống lại.
Lam Hồng sưu tầm
Không có nhận xét nào: