Trí thức và Dân chủ - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
5 tháng 3, 2012

Trí thức và Dân chủ

Các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển,
 Nguyễn Quang A sát cánh cùng nhau
 khi cờ và biểu ngữ giương lên hôm 17/7/2011
ảnh: nguyenxuandien's blog
Đỗ Hiếu - Báo Công An Nhân Dân mới đăng bài mang tựa đề “Có phát huy dân chủ thì đất nước mới có được các trí thức lớn. Đỗ Hiếu ghi nhận ý kiến đóng góp từ một số trí thức trong nước về đề tài này.

Ý nghĩa của “trí thức”

Giải thích ý nghĩa của “trí thức” nhà giáo Phạm Toàn, gần 50 năm phục vụ ngành giáo dục, nghiên cứu, biên soạn sách, nói lên suy nghỉ của mình:

“Trí thức là người sống bằng sản phẩm của trí óc, khác với nhà nông sống bằng sản phẩm của chân tay trên mãnh đất của mình, dỉ nhiên việc chân tay của nhà nông cũng cần có trí óc, nhưng người trí thức của nông nghiệp, đấy là nhà nông học. Nông dân nói chung thì không tính vào thành phần trí thức, công nhân khi đứng máy thì cũng tính đến đầu óc thế nhưng người phát minh, làm ra những giây chuyền sản xuất, có lẽ đó mới là người trí thức. 

Sản phẩm của trí tuệ rõ nhất là những sản phẩm về lý thuyết, như những công trình về xã hội học, về tâm lý học, kinh tế học. Xưa nay người ta chỉ nói đi học là đi học, thế nhưng nhờ nhà tâm lý học thì người ta biết được đi học để làm những việc gì, nhờ vậy việc đi học mới tốt đẹp cho cuộc đời, cho cuộc sống. Anh Ngô Bảo Châu có nói là trí thức thì phải làm tốt công việc của mình đã.” 

Về phần một trí thức trẻ ở Saigon, vừa là kỹ sư đồng thời cũng là môn đệ Pháp Luân Công, một hệ thống tu dưỡng, rèn luyện tinh thần và thân thể, qua phương pháp tập khí công nhẹ nhàng, nhưng đang gặp bao cản trở, khó khăn từ phía chánh quyền Việt Nam, anh Phạm Xuân Giao nói về vị trí của người trí thức:
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên tham
 gia biểu tình chống Trung Quốc
 trước Nhà hát Lớn TP Hà Nội hôm 03/7/2011.
Ảnh: Kami's blog

“Em là kỹ sư cơ khí nhưng cũng là người tu luyện Pháp Luân Công, theo em trí thức là người có sự hiểu biết, chuyên về một ngành nghề, tất nhiên mình cũng hiểu biết nhiều về quyền con người, tức là mình có những quyền lợi nào.”

Bàn thêm về vấn đề phát huy dân chủ để đất nước Việt Nam có được các nhà trí thức lớn, giáo sư Phạm Toàn cho biết chuyện “phản biện” được báo giới nói tới nhiều, thời gian gần đây, đó chỉ là một hình thức phô trương, trình diễn, chứ thực chất những cuộc đối thoại giữa chánh quyền với trí thức, chưa dẫn tới một kết quả thực tiễn nào:

“ Thật ra điều đó bắt đầu từ ý những người phản kháng một cái thực tại, nhưng phản kháng thì sợ, thì nhát, nên mới tìm ra một chữ mà nghe hai bên đều chấp nhận được là “phản biện”. Nghe có vẻ xuôi tai nhưng thật ra không thể bắt tất cả trí thức đều phản biện được, nếu có người đang mãi nghiên cứu cố làm cho xong một công trình, người ta không đi biểu tình được, nên không vì thế mà bảo người đó là nông dân à. Ở Việt Nam lâu nay là cố lôi vào, đã là trí thức thì phải phản biện, phải có trách nhiệm với xã hội, cái đấy nói chung là một sự thô kệch.”

Phản biện và tiếp thu phản biện

Vậy theo nhà giáo Phạm Toàn, muốn phản biện sao cho đúng đắn, điều đó đòi hỏi nhà nước cũng như trí thức phải làm đầy đủ trách nhiệm của mình:

       Ngày 2/2/2012 anh Phạm Xuân Giao
 bị công an phường Dakao cưỡng chế lên xe
 cảnh sát trong lúc ngồi thiền Pháp Luân
 Công ôn hòa tại công viên Lê Văn Tám.
      Ảnh:TTXVA

“Người trí thức phải làm công việc của mình cho tốt đẹp, họ có điều kiện, có nhận thức, khi tham gia phản biện thì phải lập luận chặt chẽ, chắc chắn, và đòi hỏi người nghe, nhận phản biện, phải lịch sự trả lời và nhận khuyết điểm.” 

Về vai trò của trí thức trong và ngoài nước trong công cuộc phát huy dân chủ, nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh:

“Đối với tôi, vấn đề hết sức đơn giản, ai yêu nước thì cứ làm, ai yêu nước thì phải lao động, ai yêu nước thì phải dân chủ, thế còn bao giờ bảo đảm được dân chủ, lòng yêu nước của trí thức thì lúc ấy còn tùy vào cuộc sống, sớm muộn gì cũng sẽ có, thế nào cũng có, không cần phải chờ lâu đâu.”

Về những đóng góp cho tiến trình cải tiến dân chủ tại quê hương, kỷ sư Phạm Xuân Giao đặt vấn đề:

“Em tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn, thành ra muốn đóng góp cho đất nước, thì cái gì thuộc về Chân, tức là điều đứng đắn thì mình làm theo, có nghĩa là chân lý đó, nếu ai cũng làm đúng như vậy. Thứ hai là mình phải nghỉ tới người khác, nếu mọi người đều làm đúng như vậy thì có thể đóng góp to lớn cho xã hội.”

Một khoa bảng được xem là trí thức của Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên
Ông PHẠM MINH HOÀNG, giáo sư tại trường
 Đại Học Bác Khoa Sài Gòn, bị bắt ngày
 13/8/2010.về tội “hoạt động chống phá chính quyền"
Ảnh:  AFP

cứu độc lập IDS, tự giải thể năm 2009, trình bày về đặc tính của người lao động trí óc, trong xã hội Việt Nam: 

“Đối với một người làm việc bằng cái đầu của mình thì không ai có thể cấm người ta nghĩ cái gì, không ai có thể cấm người ta làm việc trí óc, dẫu người đó có ở trong tù thì cũng vẫn thế. Tất nhiên trong một xã hội dân chủ, tất cả mọi người đều có phương tiện trao đổi đó là tự do ngôn luận, lúc đó có tranh luận, thảo luận nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều người lao động trí óc phát biểu ý kiến của mình nhiều hơn.” 

Dịp này, ông cũng đưa ra nhận định về mối liên hệ giữa phát huy dân chủ và sự đóng góp của đội ngủ trí thức, trong đó có những người Việt hải ngoại:

“Trí thức dẫu là họ sống ở đâu, trong hay ngoài đất nước Việt Nam, cũng đều là đáng quý, không những là có thể đóng góp, mà nếu đã là người Việt thì nên có trách nhiệm để đóng góp. Tôi nghỉ rằng các học giả người Việt ở nước ngoài, dù bất cứ ở đâu, đều có những đóng góp hết sức quan trọng, cho sự phát triển của đất nước, bởi vì các anh, các chị ở những đất nước phát triển hơn Việt Nam, có dịp tiếp xúc với những trí thức mới nhất, có điều kiện để học hỏi, tìm hiểu thêm những kinh nghiệm, từ giới trí thức sở tại và trên thế giới trong một hoàn cảnh thuận tiện hơn là ở Việt Nam. 

Một điểm rất quan trọng nữa là các anh chị đứng xa, còn người trong nước chúng tôi thì hàng ngày, hàng giờ, suốt năm, suốt tháng phải nằm trong cái hệ thống này, nằm trong cuộc sống này, phải lo đủ các thứ hàng ngày. Người ở trong cuộc có thể nhìn nhận vấn đề ở gần quá, không được bao quát bằng người đứng xa ra một chút, những học giả Việt Nam ở nước ngoài, có thể có những đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước.”

Qua trao đổi với một số trí thức trong nước, trong đó có các nhân vật bất đồng chính kiến, các cựu tù nhân chính trị và tôn giáo, thì chuyện mời trí thức Việt Nam về đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng và phát triển đất nước là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế Việt Nam chưa bao giờ thật sự có dân chủ.

Trí thức và Dân chủ Reviewed by Hoài An on 3/05/2012 Rating: 5 Các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển,  Nguyễn Quang A sát cánh cùng nhau  khi cờ và biểu ngữ giương lên hôm 17/7/2011 ảnh: nguyenxuandien...

Không có nhận xét nào: