Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta tới phi trường Cam Ranh hôm Chủ Nhật trên một chuyến máy bay của chính phủ Hoa Kỳ. (Hình: AP Photo/ Jim Watson, Pool) |
CAM RANH 3-6 (NV) - “Ðây là chuyến đi lịch sử của tôi. Tôi là vị bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đầu tiên thăm vịnh Cam Ranh kể từ khi chiến tranh chấm dứt (năm 1975).”
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói như vậy trên tàu tiếp liệu hải quân USNS Richard E Byrd đang được bảo trì tại một cơ sở bảo trì sửa chữa tàu trong vịnh Cam Ranh. Ông đã đọc bài phát biểu tại Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực ở Sinpagore trình bày chính sách an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ hướng về Á Châu trong thập niên tới rồi bay thẳng tới Cam Ranh. Sự có mặt của ông ở Cam Ranh là điều sẽ làm Bắc Kinh ngày càng nghi ngờ hơn về mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam càng ngày có vẻ gần hơn về an ninh quốc phòng.
Trong tư cách bộ trưởng quốc phòng, ông nói “có cơ hội thăm vịnh Cam Ranh và nhận ra một sự thực là chúng ta đang ở năm thứ 17 bang giao với Việt Nam (thống nhất) và chúng ta đang xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ, một đối tác mạnh mẽ với Việt Nam”, ông nói với các viên chức của tàu USNS Richard E Byrd.
Ông tỏ ý hy vọng rằng những hy sinh của người chiến binh Mỹ trong chiến tranh trước kia “đã không uổng phí nếu chúng ta có thể xây dựng được một tương lai tốt đẹp hơn”.
Khi trả lời báo chí tháp tùng ông đến Cam Ranh, ông Panetta cho hay Hoa Kỳ mong muốn được tiếp cận cảng Cam Ranh nhiều hơn nữa.
“Hoa Kỳ sẽ thảo luận với các đối tác như Việt Nam để có thể sử dụng các hải cảng như cảng này khi chúng ta chuyển các tàu chiến của chúng ta ở bờ biển phía Tây (tức tại California và Washington) đến đồn trú ở khu vực này của Thái Bình Dương”.
Ông cho biết “Các tàu chiến Hoa Kỳ tiếp cận được các cảng này là các thành phần chính yếu trong mối quan hệ với Việt Nam và chúng tôi nhìn thấy triển vọng to lớn trong tương lai”.
Cho tới nay, Hà Nội vẫn chỉ cho các tàu tiếp liệu, tàu dầu của hải quân tới sửa chữa, tu bổ tại các cơ sở bảo trì tàu dân sự, chưa cho các tàu chiến tới Cam Ranh, một tín hiệu Bắc Kinh có thể diễn dịch là Việt Nam chạy theo Mỹ, đối nghịch với Trung Quốc.
Chuyến thăm viếng Cam Ranh của ông Panetta được thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh mô tả là “chuyện bình thường” nhưng tại một nơi sẽ là căn cứ quân sự quan trọng đồn trú lực lượng tàu ngầm của Việt Nam được dư luận đánh giá không bình thường. Nó không những là một thông điệp cho Việt Nam và các nước khác mà cả Bắc Kinh về sự cam kết hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực, trong những năm tới đây.
Sau mấy giờ ở Cam Ranh, ông Panetta bay đi Hà Nội gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh và sau đó đến gặp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dự trù cả hai bên sẽ đề cập các vấn đề mở rộng hợp tác quốc phòng an ninh thuộc phạm vi không nhạy cảm được thỏa thuận hồi tháng 9 năm ngoái.
Tin tức cho hay ông có thể sẽ đặt vấn đề với phía Hà Nội để chiến hạm Hoa Kỳ tiếp cận cảng nước sâu Cam Ranh nhiều hơn là chỉ cho các tàu không tác chiến đến bảo trì các chuyện nhỏ.
Tại Singapore hôm Thứ Bảy, Nghị Sĩ John McCain nói hiện Hoa Kỳ và Việt Nam đang thảo luận để Việt Nam có thể mua võ khí của Hoa Kỳ.
Liệu chuyến đi Hà Nội của ông Panetta có được Hà Nội nêu vấn đề này trở lại không, thường những thứ tin này khó lòng được những người thương thảo trực tiếp nói ra.
Tuần trước, Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh nói với báo chí ở trong nước bên lề kỳ họp Quốc Hội rằng Việt Nam không có nhiều tiền và còn bị cấm vận nên “Nhu cầu mua võ khí Mỹ không nhiều”.
Ông McCain từng nói hồi tháng 1 vừa qua rằng Hà Nội đã đưa cho Mỹ một danh sách dài các loại võ khí muốn mua nhưng bị kẹt vì lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam vẫn còn hiệu lực.
Trong một bài bình luận hôm Chủ Nhật, Tân Hoa Xã bày tỏ sự bực tức về thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ, mà Tân Hoa Xã cho là có mục đích kềm chế Bắc Kinh. Cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc cảnh cáo Mỹ phải kềm chế, đừng khuấy cho đục nước biển Ðông vì như thế là làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Thông Tấn Xã Việt Nam viết về chuyến thăm viếng Cam Ranh của ông Panetta một cách nhẹ nhàng mà “Mỹ đang cố gắng nâng mối quan hệ đó lên tầm cao mới”.
Không phải vì Mỹ "thương " VN mà muốn quan tâm với VN nhiều hơn mà cốt lõi ở chỗ Mỹ quan hệ càng thân thiện với VN thì càng có lợi cho Mỹ. Ngược lại nếu VN mà được Mỹ quan tâm hơn thì VN cũng an tâm hơn khi phải đấu đầu những nước khác đang dòm ngó đến quyền lợi quốc gia. Tuy nhiên VN vẫn có lập trường nhất quán của mình là đa quan hệ nhưng không để bị lệ thuộc. Điều đó thực tế cho thấy. Khi cần thì Mỹ sẳn sàng chi nhưng không cần Mỹ sẳn sàng bỏ đi không thương tiếc.
Trả lờiXóaNhuwng nguoi Cong giao hay co vu va chuyen tiep cho su kien nay gop phan xay dung Viet nam Phon Thinh. Xay Dung dat nuoc hung manh thay vi gao thet va chuoi boi tren mang
Trả lờiXóa