Trách nhiệm người tín hữu trong chính trị 4 - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
3 tháng 6, 2012

Trách nhiệm người tín hữu trong chính trị 4

NGUYỄN HỌC TẬP  - II - Một vài yếu tố giúp có được cuộc dấn thân chính trị chính đáng. 

Sau khi đã đề cập đến việc người tín hữu Chúa Kitô cần thiết phải dấn thân vào chính trị, chúng ta cũng nên nhớ đến một vài khía cạnh giúp cho việc hoạt động đó thực hiện được lợi ích. 

Các vấn đề cần phải bàn đến thật rất nhiều và cả dưới nhiều khía cạnh phức tạp. 

Chúng ta chỉ dừng lại trên ba chủ đề, mà chúng tôi nghĩ rằng rất quan trọng: 

- mục đích nội tại tự bản thể của việc hoạt động chính trị đòi buộc, 

- những phương thức mà không bao giờ được bỏ qua 

- và sau cùng là vai trò của người tín hữu giáo dân liên quan đến lãnh vực đang bàn. 

1) Mục đích tự bản thể của hoạt động chính trị đòi buộc. 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II, trong Thông Điệp Christifideles laici, xác nhận rằng 

- "chính trị là những động tác khác nhau về kinh tế, xã hội, luật pháp, quản trị và văn hoá, để phát huy công ích một cách có hệ thống và tổ chức". 

Và sau đó không xa, cũng cùng trong một Thông Điệp, ngài nhắc lại: 

- "Một nền chính trị vì con người và cho xã hội có tiêu chuẩn nền tảng trong việc nhằm đạt được công ích, như là lợi ích cho mọi người và cho cả con người toàn vẹn (homo integralis), lợi ích được cung cấp và bảo đảm cho tự do đón nhận một cách có trách nhiệm của con người, con người như cá nhân trong đoàn thể" ĐTC Gioan Phaolô II, Christifideles laici, 30.12.1988, n. 42). 

Những câu nói vừa kể nói lên một cách ngắn gọn một lời hằng huấn dạy của Giáo Hội : đó là mục đích trực tiếp của chính trị là phát huy công ích một cách có tổ chức và có cơ chế thành hệ thống. Bởi đó, chính trị trên mọi đẳng cấp của nó, 

- không thể chỉ được coi là một phương thức nhằm cấu tạo, bảo đảm và hành xử quyền lực công cộng, 

- cũng không thể được coi chỉ là tiến trình kỷ thuật để có được công việc trôi chảy đối với bản tính, mục đích, các phương tiện và các phương thức tổ chức Quốc Gia. 

Chính trị trước tiên là một ngành phục vụ cho công ích, trong đó hàm chứa lợi ích hoàn hảo của mỗi con người thuộc về một xã hội xác định. 

Từ đó đưa đến việc cần phải biết chính đáng công ích là gì, để từ đó hoạt động chính trị phải là hoạt động đáp ứng chính đáng với công ích đó. 

Công Đồng II dạy rằng công ích là 

- "tổng thể các điều kiện của đời sống xã hội cho phép các nhóm cũng như mỗi con người thành viên, đạt được sự triển nở của chinh mình một cách hoàn hảo hơn và mau lẹ hơn" (Công Đồng Vatican II. Gaudium et spes, n. 26). 

Như vậy, mục đích của công ích là giúp đỡ và tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành đạt, để cho mọi người và mỗi con người luôn luôn phát triển hơn, tùy theo chân lý con người toàn vẹn. 

Điều đó buộc phải có các yếu tố vật chất,văn hóa và thiêng liêng đều được phát triển một cách hoà hợp, đối với mỗi con người, cũng như trong các mối tương giao giữa mỗi con người với nhau và giữa các tổ chức xã hội trung gian với nhau. 

Cần nhờ rằng công ích không phải chỉ đơn sơ là tổng số các lợi thú cá nhân, mà con hàm chứa việc phán đoán chuẩn định giá trị của nó và các yếu tố cấu trúc của nó, dựa trên một mức quân bình phẩm trât giữa các giá trị và, trong một phân tích cuối cùng, đó là "hiểu được một cách chính xác phẩm giá và các quyền của con người" (ĐTC Gioan Phaolô II, Centesimus annus, 01.05.1991, n. 47). 

Cần lưu ý rằng , bởi vì mức độ hoàn hảo của con người có liên hệ mật thiết với với tầm mức siêu nhiên của mình, nghĩa là mối liên quan của mình với Thiên Chúa . 

Như vậy công ích có liên hệ vớì phương diện thiêng liêng và luân lý của con người, nơi quy tựu nhiều yếu tố thượng đẳng của chính con người. 

Đó là những gì ĐTC Gioan XXIII đã nhắc nhở: 

- "chúng ta cần nhắc nhở con người lưu ý rằng công ích có liên hệ đến con người, cả về phương diện các nhu cầu vật chất thể xác của mình cũng như các đòi buộc của tâm hồn mình" (Gioan XXIII. Pacem in terris, 11.04.1963) 

Và cần nhấn mạnh rằng, bởi vì sự hoàn hảo của con người có liên hệ mật thiết với tầm mức siêu nhiên của anh, nghĩa là với mối tương quan của anh với Thiên Chúa, như vậy công ích có liên hệ trước tiên đến khía cạnh thiêng liêng và luân lý của con người, mà liên hệ với khía cạnh đó là điều ưu tiên của các yếu tố của chính con người. Đó là những gì ĐTC Gioan XXIII đã nhắc nhở: 

- "Chúng ta cần phải nhắc nhở lại sự chú ý trên vần đề là công ích có liên quan đến cả con người, đến các nhu cầu của thân thể cũng như các đòi buộc của tinh thần" (ĐTC Gioan XXIII, Pacem in terris, 11.04.1963: AAS 55 1963) 273). 

Điều cần đặc tâm ưu tiên đó, rất tiếc thường bị quên đi trong thực tế của hoạt động chính trị ngày nay. 

Dĩ nhiên, đặc tính ưu tiên của khía cạnh thiêng liêng không loại trừ khía cạnh cần thiết của các lợi ích trần thế, nhưng điều đó làm cho vấn đề trần thế được đặt hoàn hảo vào vị thế của cuộc sống con người, không làm cho trần thế chiếm địa vị tối thượng trấn áp. bởi lẽ hành động của con người phải được định hướng thế nào để 

- "mọi việc đều quy hướng về Chúa, như là cùng đích tiên khởi và tối thượng của mỗi động tác tạo vật, và các sự vật được tạo dựng nên phải được nhìn như chỉ là phương tiện, mà con người cần phải dùng đến, để cho chúng dẫn dắt mình đến mục đích tối thượng" ( ĐTC Piô XI, Quadragesimo anno, 15.05.1931 AAS 23 (1931) 222; Catechismo della Chiesa Cattolica, n.358). 

Bởi đó Giáo Hội luôn luôn huấn dạy rằng chuyên cần dấn thân vào xã hội không phải chỉ có liên quan đến các giá trị trần thế, còn hơn nữa không phải chỉ liên quan đến các giá trị vật chất, mà còn cả và nhứt là đến các giá trị con người, thiêng liêng và cao cả, là những gì cá biệt thuộc về con người. 

Cuộc sống chung của con người 

- "trước hết cần phải được coi là một thực tại thiêng liêng: như là thông báo cho nhau những kiến thức trong ánh sáng chân lý; việc hành xử các quyền và chu toàn các bổn phận; thúc đẩy hành xử và nhắc nhở nhau theo điều thiện luân lý; cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của tất cả những thể thức diễn tả chính đáng; luôn luôn sẵn sàng truyền bá cho nhau những gì tốt đẹp nhứt mình có được; luôn luôn trợ giúp nhau hấp thụ được những giá trị thiêng liêng; những giá trị mà trong đó chứa đầy sức sống và định hướng nền tảng cho những thể hiện văn hoá, thế giới kinh tế, tổ chức cơ chế xã hội. các phong trào và chế độ chính trị, các định chế luật pháp và tất cả những yếu tố bên ngoài khác, trong đó cuộc sống chung được liên hệ nối kết và thể hiện trong biến chuyển không ngừng" (ĐTC Gioan XXIII, Pacem in terris, 11.04.1963: AAS 55 (1963) 266; cfr. Catechismo della Chiesa Cattolica, n. 1886-1888). 

Sự phát triển toàn vẹn con người bao gồm cả quyền được chiếm hữu của cải vất chất, nhưng mục đích của các của cải đó là góp phần giúp cho con người trưởng thành và làm cho con người triển nở hoàn hảo xứng đáng với phẩm giá của mình. 

Để giải quyết các "vấn đề xã hội", để tìm được những cơ chế chính quyền hữu hiệu hơn và cấu trúc sản xuất hiệu năng, việc nghiên cứu tìm tòi cần phải có ý thức đâu là những vấn đề sâu thẩm, đồng hành và phải đi trước cả khi bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu. 

Để cho hoạt động chính trị nhằm công ích cho cả con ngưòi toàn vẹn (homo integralis), ngoài ra vấn đế phải lưu ý đến phẩm trật các giá trị con người, người làm chính trị cần phải nhớ tựa đòn bẩy vào các thứ bậc khác nhau, tất cả đều cần thiết và đươn kết liên hệ nhau: thứ bậc cá nhân, thứ bậc cấu trúc tổ chức trung gian, thứ bậc tổ chức cơ chế quốc gia và thứ bậc của nền văn hoá. 

Thật vậy 

- "tầm mức xã hội, chính trị, kinh tế và dân sự, như là các phương thức thể hiện của con người , chủ thể cá nhân tự do và có trách nhiệm, để thích ứng với lý tưởng nội tại của mình, cần phải đặt ưu tiên trên lý trí suy tư và lý do thiết thực; phẩm chất ưu tiên của luân lý như là việc anh hùng dấn thân nhân chứng cho sự thật, công lý và tình thương, cùng chung với tự do là những cột trụ của cuộc sống chung trong trật tự và sung mãn, thiết thực với địa vị tối thượng của đời sống thiêng liêng. Điều đó có thể thực hiện được tốt đẹp hơn, nếu mỗi người có được một nền văn hoá tưong xứng, hợp với đời sống con người và nhằm nhân loại hoá" (M. Toso, Umanesimo sociale, 2°ed., LAS, Roma 2002, 65). 

Qua những gì vừa tìm hiểu, cần đặc tâm lưu ý trước tiên việc phát triển con người, bởi lẽ nhằm thăng tiến xã hội mà không chuyên tâm triển nở con người trước, đó chỉ là một suy tư và hành động ảo tưởng . 

Giáo huấn của Giáo Hội đã dạy rằng: 

- "kiến tạo lại xã hội phải có việc canh tân tinh thần Kitô giáo đi trước (...), nếu không, tất cả mọi gắng công cố sức đều trở thành hư ảo, không xây dựng toà nhà trên đá, mà trên bùn cát" (DTC Piô XI, Quadragesimo anno, 15.5.1931: AAS 23 (1931) 218). 

Trái lại từ việc hoán cải tâm hồn thoát xuất ra tinh thần thúc đẩy phải chăm lo con người, được yêu thương như là người anh em. 

Việc thúc đẩy đó giúp cho chúng ta hiểu được như là bổn phận phải chuyên cần dấn thân để làm cho các cơ chế quốc gia trở nên lành mạnh và sửa đổi các cấu trúc và hoàn cảnh sống trái với phẩm giá con người. 

Bởi đó cần phải càng tận tụy chăm lo cải hóa tâm hồn bao nhiêu, nếu muốn cải tiến được cấu trúc xã hội bấy nhiêu. Dĩ nhiên là cần phải lưu tâm đến hoàn cảnh lịch sử và xử dụng các phương thế chính đáng, nhằm mục đích thực hiện một cuộc sống chính trị thực sự nhân bản. 

Một cuộc triển nở nội tâm mà không nhằm thăng tiến xã hội, là một cuộc triển nở phiến diện; và một cuộc dân thân chính trị, không được nâng đỡ bởi những giá trị nội tâm, là một cuộc dấn thân yếu ớt và chết yểu. 

Tiếp theo những thay đổi cá nhân và cơ chế vừa kể, cần bước thêm một bước thứ ba nữa, nều không, hai bước khởi đầu vừa kể có thể trở thành vô dụng. 

Đó là cần thấm nhuần văn hoá bằng những chất men luân lý, là những men bột mới, có thể củng cố sự phát triển toàn vẹn con người: 

- "Thật là thiếu sót và hạn hẹp tưỏng rằng việc chuyên cần dấn thân xã hội của người tin hữu Chúa Kitô chỉ hạn hẹp ở việc thay đổi các cơ chế, nếu ở nền tảng không có một nền văn hoá có khả năng đón nhận, lý chứng cho và đồ án hoá các ước vọng phát xuất từ lòng tin và luân lý, các cuộc thay đổi chỉ dựa trên những nền tảng mỏng dòn" (Congregazione per la Dottrina della Fede (Thánh Bộ Tín Lý), Nota dottrinale circa alcune questioni riguardanti l'impegno e il comportamento dei cattolici nella politica, 24.12.2002, n.7). 

Trước đó cũng cùng trong một điều khoản, chúng ta có thể đọc được: 

- "Đức tin nơi Chúa Giêsu là Đấng đã xác đinh mình " là đàng, là sụ thật và là sự sống" (Jn 14,6), đức tin đó đòi buộc người tín hữu Chúa Kitô phải cố gắng trải mình ra việc ra công gắng sức nhiều hơn trong việc xây dựng một nền văn hoá, được gợi ý bởi Phúc Âm, đề nghị ra gia sản các giá trị và nội dung của Truyền Thống công giáo. Việc cần thiết trình bày bằng ngôn từ văn hoá hiện đại kết quả của gia sản thiêng liêng, trí thức và luân lý công giáo hiện nay là điều khẩn thiết không thể trì huởn được , để tránh mối nguy cuộc sống bền lề văn hoá của người công giáo" (ibid.). 

Thật vậy văn hóa gồm tất cả những phương thức, nhờ đó con người phát triển đức tin thiêng liêng và thể xác của mình, thay đổi thế giới bằng việc làm, làm cho đời sống xã hội nhân bản hơn, gìn giữ và truyền bá các kinh nghiệm và ước vọng của mình, để những ước vọng đó có thể phục vụ tiến bộ của nhân loại (Gaudium et spes, n. 53). 

Trong ý nghĩa đó, văn hoá được coi là tài sản chung của một dân tộc, như là phương thức nói lên phẩm giá, tự do và sáng kiến của mình. Bởi đó phục vụ con người và xã hội con người được nói lên và thực hiện bằng việc thiết lập và phổ biến văn hóa. Và đó là một trong những phận vụ chính của việc con người chung sống nhau và tiến bộ xã hội: 

- "Bởi đó Giáo Hội thúc đẩy các tín hữu giáo dân phải hiện diện, như là dấu chứng can đảm và sáng kiến trí thức, trong những địa vị ưu tiên của văn hoá, như thế giới học đường và đại học, các lãnh vực nghiên cứu khoa học và kỷ thuật, các nơi sáng tạo nghệ thuật và suy nghĩ nhân bản. Sự hiện diện đó không phải chỉ để nhận biết và thanh lọc các yếu tố văn hoá được coi là không chính đáng, nhưng còn là hiện diện để nâng cao văn hoá bằng các tài sản giàu có của Phúc Âm và của đức tin Kitô giáo" (ĐTC Gioan Phaolồ II, Christifideles laici, 30.12.1988, n.44). 

Để đạt được mục đích đó, càng phải có một cuộc dấn thân liên tục, bền vững, chớ không phải là hoạt động bửa có bửa không, bởi vì ai cũng biết muốn cho được văn hóa trở thành nền tảng của hành đông, điều đó đòi hỏi phải có được những sự huấn luyện trí thức và luân lý và có khuynh hướng tìm cách thẩm thấu vào các thực tại con người. 

Việc chuyên cần dấn thân đó, ngày hôm nay cũng cũng là một thử thách chưa bao giờ có, được người tín hữu Chúa Kitô ngày nay đưa ra, bởi lẽ đó là những gì nhằm thực hiện nền văn minh tình thương, 

- "tóm lược tất cả gia tài luân lý-văn hoá của Phúc Âm. Bổn phận nầy đòi buộc phải có suy nghĩ đến những gì thiết định mối tương quan của giới răn tối thượng tình yêu với trât tự xã hội, được xem dưới tất cả những phức tạp của nó.Kết thúc trực tiếp của sự suy nghĩ sâu xa nầy là sự khai triển và thực hiện các đồ án bạo dạn để hành động, trong nhãn quang của việc giải thoát xã hôi và kinh tế hàng triệu con người nam nữ" (Congreazione della Dottrina della Fede, Inst. Libertatis conscientia, 22.02.1986, n.81 ). 

Ngoài ra trong chinh trị, còn hơn cả trong các lãnh vực nao khác, gìải quyết những vần đề hằng ngày thôi, chưa đủ; cần phải có một chương trình văn hoá rộng rãi hơn. Sự thất bại của bao nhiêu chương trình được thực hiện với thành tâm thiện chí, nhưng thiếu sự suy nghĩ chính đáng cẩn thận là bằng chứng hiễn nhiên.

Nguyễn Học Tập. TNCG
Trách nhiệm người tín hữu trong chính trị 4 Reviewed by Em Binh on 6/03/2012 Rating: 5 NGUYỄN HỌC TẬP  -  II - Một vài yếu tố giúp có được cuộc dấn thân chính trị chính đáng.  Sau khi đã đề cập đến việc người tín hữu Ch...

Không có nhận xét nào: