Hoàng Đức Doanh - Thời gian vừa qua cư dân mạng xôn xao về Phong trào Con Đường Việt Nam của ông Lê Thăng Long đại diện cho nhóm Thức, Định, Long khởi xướng.
Bloger Huỳnh Ngọc Chênh có bài Con đường của chúng ta còn nói rõ hơn. Cụ thể hơn và khẳng định: Con đường của chúng ta nhiều người, nhiều nhóm người đang đi, họ đi theo cách riêng của họ nhưng lại về chung một đích đó là quyền con người, thường gọi là Nhân quyền được ghi trong 30 điều công ước của Liên Hợp Quốc mà nước Việt nam cũng đã ký.
Con đường Việt Nam có một điểm mà nhiều ý kiến trái chiều, gây nên nghi ngờ là việc mời cả đảng viên cộng sản tham gia, rộng rãi hơn đồng hành cùng CS?
Vấn đề này cũng giống như mấy chục năm qua có nhiều ý kiến phê phán tư tưởng dân chủ của cụ Phan Chu Trinh biểu hiện ở phương châm : Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh. Quan điểm của cụ Phan là hợp tác với Pháp để thực hiện phương châm đó, rồi sau sẽ giành độc lập. Các lý lẽ phê phán cụ Phan rất thuyết phục, mọi ý kiến đều dẫn về một kết luận : Giao chứng cho ác (quạ). Tuy rằng thuyết phục nhưng vẫn chỉ là lý thuyết, còn thực tế thì sao?
Ai cũng biết, các nước lân cận với chúng ta cách đây hơn thế kỷ hầu hết là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, vậy mà ngày nay tất cả đã giành được độc lập. Lấy Thái Lan làm ví dụ, cách thức giành độc lập của họ đúng như phương châm của cụ Phan. Cho nên quan điểm đồng hành với Pháp để nâng cao dân trí không thể nói là sai lầm!
Vậy thì Con đường Việt Nam đồng hành cùng CS có thể chấp nhận được bởi vì Nhân quyền là đích tất yếu. Hiện nay giới cai trị đang khống chế Nhân quyền là bởi truyền thống độc tài của CS, đúng với câu: CS không thể thay đổi, chỉ có thể đạp đổ. Nhưng thời kỳ làm mưa, làm gió của CS đã qua, bây giờ còn vài nước lực lượng tương quan đã vào thế yếu ớt cho nên CS đã thay đổi phương thức cai trị cũng như điều chỉnh mục tiêu, chấp nhận nền kinh tế tư bản.
Một lý do nữa phải chấp nhận là, nếu đối lập với CS thì sẽ bị tiêu diệt từ khi còn là trứng nước, hoặc ngay khi vừa nhú mầm. Cho nên cách phù hợp là cộng tác với những đảng viên phản đối độc tài (có thể lúc tại chức bắt buộc họ phải độc tài). Vẫn nên nhớ mục tiêu mà đạt được là rất lâu dài, không thể đốt cháy giai đoạn được. Muốn nhanh thì chỉ dùng bạo lực, mà dùng bạo lực chỉ có thể thay đổi thể chế chứ chưa thể nâng cao dân trí theo hướng hiểu và thực thi Nhân quyền, mà Nhân quyền là cốt lõi của xã hội dân chủ. Thời đại văn minh bạo lực luôn bị lên án, dân chúng chán ghét, căm thù bạo lực.
Hiện trạng VN vẫn là nước bị quốc tế chỉ trích, phản đối hoặc xếp vào loại kém về Nhân quyền. Nếu căn cứ vào hiến pháp có nói đến tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do biểu tình..v..v.. nhưng xuống đến các bộ luật thì lại bị ngăn chặn từng phần, thất vọng hơn nữa là thi hành công vụ theo luật bất thành văn vẫn xảy ra thuộc nhiều lĩnh vực đặc biệt nghiêm trọng là ở ngành công an. Cư dân mạng gọi tắt là: Luật là tao, Tao là luật. Cấm báo tư nhân, ngăn chặn internet, độc quyền thông tin hay là trấn áp những người dân mà họ chỉ sử dụng quyền cá nhân mà VN đã cam kết là thêm bằng chứng về vi phạm Nhân quyền tại Việt Nam. Ba lần sửa hiến pháp là 3 lần tước đoạt Nhân quyền.
Kể từ khi Nhân quyền được quốc tế hoá, CS độc quyền thông tin, nghiêm cấm đa truyền thông nên dân chúng không được tiếp cận, chỉ trừ một số ít như Cù Huy Hà Vũ và những người hoạt động dân chủ khác, còn hầu hết dân chúng không biết bởi vì CS luôn bưng bít. Nhưng nhà dân chủ quảng bá bì bị quy chụp tội tuyên truyền chống pháp nhà nước cho nên Nhân quyền vẫn là thứ xa vời đối với đa số dân chúng.
Nhận thức được điều đó, nhóm Thức, Định, Long đã khởi xướng Con đường VN từ 2006 dựa vào phương châm Khai dân trí, Chấn dân khí... Có một thực tế xét theo số liệu thống kê bình quân đầu người đã học qua lớp học, cấp học của VN là cao, nhưng không đồng nghĩa với dân trí cao. Việt Nam giành được độc lập ngót thế kỷ mà dân trí dường như rất thấp cho nên có những ý kiến nhận xét rất đúng ví dụ như: Đạo đức xã hội xuống cấp, chúng ta đang sống trong một xã hội vô cảm, một không gian sợ hãi... Nhân quyền không ngoài dân trí thấp, dân khí khiếp sợ cho nên “sống chết mặc bay”
Điểm thứ 3 về dân sinh thì khỏi phải bàn, xem trên mặt báo chỗ nào cũng thấy cướp, giết, hiếp rồi bán dâm, rồi bức xúc trên nghị trường quốc hội, lạm phát gia tăng, sản xuất trì trệ, đời sống dân nghèo điêu đứng là thấy rõ nền kinh tế, xã hội Việt Nam.
Lúc đầu khởi xướng cả nhóm đều là trẻ tuổi nên không tránh khỏi sự ngây thơ, bỡ ngỡ, non kém về chính trị nên 3 ông đã phải trả giá với hơn 20 năm tù.
Nói đến một xã hội dân chủ thường là quan tâm đến nhiều chỉ tiêu khác nên ít ai nghĩ đến đa số người dân được sử dụng Nhân quyền một cách công khai, không sợ sệt là điều cốt lõi. Xã hội đa đảng mà dân chúng chưa hiểu quyền của mình thì nội chiến là khó tránh khỏi, CS lo xa là có cơ sở. Khi Nhân quyền được bảo vệ, được công khai, được tôn trọng thì bất kể kẻ nào cầm quyền mà không vì dân tức thời sẽ bị lật đổ, cho nên Nhân quyền đúng là nền tảng của xã hội dân chủ. Một xã hội văn minh như những nước tiên tiến đã thực chứng.
Đến hôm nay chắc nhiều người đồng tình với Con đường VN của nhóm Thức, Định, Long. Tương lai đang đòi hỏi mọi người nỗ lực, dân tộc Việt Nam sẽ là quốc gia dân chủ.
Ngày 26/06/2012
Hoàng Đức Doanh
Tác giả gởi blog Thanh Niên Công Giáo
Không có nhận xét nào: