Bạo lực học đường - hệ lụy của nền giáo dục định hướng. |
Hoàng Đức Oanh - Có một câu danh ngôn rất hay; “Biết mình Ngu thì Khôn thêm một tý”. Nếu ai cũng biết sống và hành sử theo danh ngôn thì chắc hẳn xã hội đã thay đổi bao nhiêu sự Khôn, Ngu.
Những người Ngu mà cứ cho mình là Khôn, đương nhiên người đó là kẻ Dại, rồi thế nào cũng được nếm , được hưởng đủ mùi của hai chiêu thức: nịnh hót hoặc hăm doạ, kiểu gì rồi người đó cũng dính đòn đến khi nào nhận ra là mình Ngu, thì từ đó mới mong ngóc đầu lên được!
Nếu một người có ảnh hưởng đến nhiều người khác như là chủ gia đình, trưởng dòng họ, chủ hội, phường đến lãnh đạo các tổ chức chính trị mà không nhận ra cái Ngu của minh thì ôi thôi rồi.... sẽ là bao nhiêu người gánh hậu quả!
Những ai từng sống thời bao cấp, mấy khi tự mình phân định đúng, sai hay là chỉ biết làm thân con lừa, cố mang hết sức ra mà thồ, cõng: quyết định, nghị quyết, chủ trương, định hướng rồi đến một lúc tất cả nhận ra chúng ta sai rồi!
Có một thời nhiều câu chuyện viết cho thiếu nhi khi mà lấy Mèo, Chuột làm nhân vật thì trăm chuyện như một, Chuột sẽ đại diện cho kẻ ác, kẻ phá hoại, đều đón nhận sự căm thù của độc giả, còn Mèo thì ngược lại, được cưng chiều, được yêu qúy. Trăm chuyện như một bởi vì theo định hướng mà.
Đến thời kỳ mở cửa phim hoạt hình Oan đi nây được du nhập. Một bộ phim dài nhiều tập, làm thích thú bao tâm hồn tuổi thơ, đến người lớn cũng bị cuốn hút mà tập nào cũng có Mèo, Chuột tham gia và đặc biệt ở chỗ, khán giả không còn ghét Chuột vì Chuột nhỏ bé, yếu ớt nhưng rất nhan nhẹn, linh lợi, dám chọc ghẹo với Mèo. Ai đã xem đều nhận thấy rằng thẩm mỹ giáo dục là đây: bênh vực kẻ yếu, ca ngợi sự thông minh, chân thật và tính nhân bản tối thiểu ai cũng cần phải có. Phỏng đoán rằng, tác giả định hướng như vậy.
Đời người có nhiều mốc. Ngày đầu tiên cắp sách đến trường là mốc đẹp, đáng nhớ, đáng yêu. Nhưng cái mốc đó lại có nhiều điều bất cập xảy ra, các em phải oằn lưng cõng sách, bố mẹ các em phải xoay sở với nhiều thủ tục không đáng có. Ngồi vào học thì “Ngày giỗ lẫn lộn với dạy dỗ, cây nêu ngày tết lẫn lộn với lêu têu...” Ngay ở trong sách giáo khoa của Bộ giáo dục. Đó là sách tiếng Việt, còn sách Toán thì thật hãi hùng: 10 ngón tay trừ đi 2 ngón tay bị cụt còn 8 ngón tay. Không còn thứ gì để làm ví dụ nữa? Ôi! Giáo dục....
Trong câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” của nước ngoài dịch ra tiếng Việt. Đọc đến đoạn bà của em bé bị Sói nuốt vào bụng, các độc giả nhỏ tuổi chắc em nào cũng phải thót tim, đọc thêm chút nữa ( chừng 2 phút) đến đoạn các thợ săn mổ bụng Sói, bà cụ chui ra rồi cất tiếng chào cháu! Còn có sung sướng nào hơn, liệu có ai không dung động? Mỗi lần cảm xúc sẽ thêm phân biệt đúng sai, yêu ghét, nhiều lần cảm xúc thì trở thành người có giáo dục. Bài toán trừ đi 2 ngón tay cụt là xuốt đời mất 2 ngón tay. Còn có độc ác nào hơn trong phạm trù Giáo dục?
Ai thì cũng vậy, khi đã biết phân biệt Ngu - Khôn: Sai - Đúng. Đến lúc dạy dỗ con cái đều hướng tới : những gì thuộc về điều ác - ngăn cấm, những gì thuộc về lương thiện - khuyến khích. Không thành lý luận nhưng đó là định hướng rồi.
Vậy người quản lý Giáo dục, định hướng Giáo dục, được học hành, được đào tạo, có lương ăn, có thời gian nghiên cứu lại không nắm được điều căn bản nhất của Giáo dục mà để xảy ra những hiện tượng nêu trên? Nhìn vào hiện trạng Giáo dục nước nhà chỉ còn muốn khóc vì bất lực. Ôi, Định hướng
Hoàng Đức Doanh.
Tác giả gởi blog Thanh Niên Công Giáo
Không có nhận xét nào: