Nông dân di chuyển lúa gạo trên sông Tiền Giang AFP |
Nam Nguyên - Thu hoạch lúa sớm vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ khoảng 400.000 hec-ta tức 1/4 tổng diện tích, nhưng giá lúa xuống thấp cùng lúc có thông tin về việc doanh nghiệp Trung Quốc hủy bỏ nhiều hợp đồng nhập khẩu gạo. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này
Giá lúa mỗi ngày một giảm
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long như ngồi trên lửa vì giá lúa quá thấp không như kỳ vọng. Từ nay đến cuối năm khi hai vụ hè thu và thu đông hoàn tất, khu vực này dự kiến thu hoạch gần 12 triệu tấn lúa, tương đương 7 triệu tấn gạo trong đó có khoảng 4 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.
Một nông dân vùng Cần Thơ vừa thu hoạch lúa hè thu sớm nói với chúng tôi, là dù đã làm giống lúa hạt dài chất lượng cao như Nhà nước thông báo nhưng khi thu hoạch đã phải bán giá thấp để trang trải chi phí:
“Gặt xong bán lúa tươi cho người ta về sấy, hôm trước 4.600đ/kg, đến mình bán còn 4.400đ/kg hôm nay còn 4.200đ/kg, phải bán hết không có chỗ chứa. Làm 4218 hạt dài thơm nhẹ chứ không thơm bằng jasmine. Nông dân bức xúc giá lúa, làm cực khổ tới vụ lúa mỗi ngày mỗi rớt giá nó còn liên tục xuống nữa, vùng này làm sớm kế tiếp An Giang thu hoạch rộ, cánh đồng An Giang lớn hơn chỗ này.”
"...Gặt xong bán lúa tươi cho người ta về sấy, hôm trước 4.600đ/kg, đến mình bán còn 4.400đ/kg hôm nay còn 4.200đ/kg, phải bán hết không có chỗ chứa. Làm 4218 hạt dài thơm nhẹ chứ không thơm bằng jasmine. Nông dân bức xúc giá lúa, làm cực khổ tới vụ lúa mỗi ngày mỗi rớt giá nó còn liên tục xuống nữa
(nông dân vùng Cần Thơ)
Giá lúa mà người nông dân nói là giá lúa ướt bán tại ruộng, thông thường giá lúa khô cộng thêm 800đ-900đ mỗi kg.
Nếu năm ngoái Việt Nam xuất khẩu tới 7,2 triệu tấn gạo thì năm nay có thể giảm 1 triệu tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã mất nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo cấp thấp 25% tấm, vì bị cạnh tranh giá từ Ấn Độ, Pakistan và cả Miến Điện. Trong hai tháng vừa qua Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
Gạo xuất khẩu được chuyển lên tàu. AFP |
2 lần điều chỉnh dự báo tổng lượng gạo xuất khẩu 2012. Hồi tháng 5 Bộ này đã dự báo giảm xuất khẩu gạo trọn năm chỉ còn 5,4 triệu tấn thay vì từ 6,5-7 triệu tấn được loan báo hồi đầu năm. Qua tháng 6 Bộ NN-PTNT lại điều chỉnh tăng lên là 6,2 triệu tấn. Lần điều chỉnh này được cho là tín hiệu thị trường khai thông vì trong 5 tháng đầu năm Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo Việt Nam cả chính ngạch và tiểu ngạch gấp 4 lần năm ngoái.
Mua bán kiểu Trung Quốc
Với sự kiện Bộ NN-PTNT nâng lượng gạo xuất khẩu 2012 lên 6,2 triệu tấn giá lúa lên lại trong một giai đoạn ngắn nhưng lại xuống nhanh, sau khi ông Trương Thanh Phong chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) gặp gỡ báo chí hôm 7/6 và đưa ra nhiều thông tin lạ.
...“không thể hiểu nổi chính sách mua gạo của doanh nghiệp Trung Quốc”, họ mua rất nhanh nhiều rồi ngưng và đột ngột mua trở lại và mỗi lần như thế họ đàm phán với giá thấp hơn. Tình trạng này thể hiện ở cả thị trường chính ngạch và tiểu ngạch. Bán gạo cho Trung Quốc doanh nghiệp Việt Nam đầy âu lo vì có nguy cơ bị hủy hợp đồng hoặc nhà nhập khẩu tìm lý do từ chối nhận hàng
(ông Trương Thanh Phong)
Theo đó khách hàng Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 1,2 triệu tấn gạo từ Việt Nam. Tính đến tuần lễ đầu tháng 6 phía Trung Quốc đã nhận 400.000 tấn. Hiện nay việc bán gạo cho Trung Quốc đang gặp trục trặc, theo những gì ông Trương Thanh Phong nói thì “không thể hiểu nổi chính sách mua gạo của doanh nghiệp Trung Quốc”, họ mua rất nhanh nhiều rồi ngưng và đột ngột mua trở lại và mỗi lần như thế họ đàm phán với giá thấp hơn. Tình trạng này thể hiện ở cả thị trường chính ngạch và tiểu ngạch. Bán gạo cho Trung Quốc doanh nghiệp Việt Nam đầy âu lo vì có nguy cơ bị hủy hợp đồng hoặc nhà nhập khẩu tìm lý do từ chối nhận hàng mặc dù hàng đã đến cảng Trung Quốc. Trong những tháng vừa qua phía Trung Quốc đã hủy hợp đồng với tổng lượng 48.000 tấn gạo.
Một trong những sự kiện được ông Trương Thanh Phong tiết lộ với báo chí là khách hàng Trung Quốc sang tận nhà máy gạo ở đồng bằng sông Cửu Long đề nghị trộn 50% gạo trắng với 50% gạo thơm và dán nhãn gạo thơm để trục lợi. Khi biết được việc này VFA đã cảnh cáo những doanh nghiệp tiếp tay cho thương nhân Trung Quốc, đồng thời có công văn nghiêm cấm. Vì nếu làm như vậy gạo thơm mang nhãn hiệu Việt Nam sẽ có chất lượng thấp và người tiêu dùng sẽ tẩy chay.
"...khách hàng Trung Quốc sang tận nhà máy gạo ở đồng bằng sông Cửu Long đề nghị trộn 50% gạo trắng với 50% gạo thơm và dán nhãn gạo thơm để trục lợi. Khi biết được việc này VFA đã cảnh cáo những doanh nghiệp tiếp tay cho thương nhân Trung Quốc, đồng thời có công văn nghiêm cấm. Vì nếu làm như vậy gạo thơm mang nhãn hiệu Việt Nam sẽ có chất lượng thấp...
(ông Trương Thanh Phong)
Thiếu kho chứa đôi khi nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng. info.netMột số chuyên gia nhắc lại câu “thương trường như chiến trường”, việc tìm kiếm thị trường và khách hàng mua gạo là công việc của VFA, của nhà xuất khẩu. Đối phó với các mánh khóe chiêu trò của doanh nghiệp Trung Quốc là chuyện của các doanh nghiệp Việt Nam, chuyện của VFA vì bản thân họ là thương nhân. Nhưng thông tin về vấn đề này được đưa ra cho báo chí như một phần lý giải về việc lúa hè thu đang rớt giá và ông Trương Thanh Phong cũng đồng thời ký công văn gởi các Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và Bộ Tài chính kiến nghị xin gia hạn vốn vay mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân vừa qua, trên nguyên tắc hết hạn vào ngày 15/6. Nhắc lại rằng 98 doanh nghiệp thành viên VFA đã được chính phủ cấp bù lãi suất 14% vốn vay ngân hàng để mua trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân hồi trung tuần tháng 3 năm nay.
Trong dịp trả lời chúng tôi, GSTS Võ Tòng Xuân ở Long An, một chuyên gia nông nghiệp dày kinh nghiệm từng phê phán tình trạng chính sách nông nghiệp không thực sự đến tay nông dân:
“ Vụ hè thu này thì cũng thế thôi, nếu người nông dân mạnh ai nấy làm thì đến khi thu hoạch xong, mấy ông công ty nhà nước Vinafood Tổng công ty lương thực sẽ dùng mánh lới ‘cổ điển’ nói là không có ai mua gạo cho nên lúa ế, để cho giá lúa xuống thật thấp, lúc đó họ mới nói với chính phủ cho vay tiền ít lãi để mua lúa gạo cho dân. Thật sự họ tạm trữ cho họ chứ cho dân nào đâu!”
"Vụ hè thu này thì cũng thế thôi, nếu người nông dân mạnh ai nấy làm thì đến khi thu hoạch xong, mấy ông công ty nhà nước Vinafood Tổng công ty lương thực sẽ dùng mánh lới ‘cổ điển’ nói là không có ai mua gạo cho nên lúa ế, để cho giá lúa xuống thật thấp, lúc đó họ mới nói với chính phủ cho vay tiền ít lãi để mua lúa gạo cho dân. Thật sự họ tạm trữ cho họ chứ cho dân nào đâu!
(GSTS Võ Tòng Xuân)
Một giới chức của chính phủ, ông Nguyễn Trí Ngọc Cục trưởng Cục trồng trọt nói với báo chí rằng, nếu có chuyện doanh nghiệp lấy cớ gạo tồn kho nhiều, bị Trung Quốc xù hợp đồng, để hạ giá mua lúa xuống thấp thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA đã không công bằng với người dân.
Nhiều chuyên gia cho rằng, không cạnh tranh được với Ấn Độ về gạo giá thấp liên quan đến chiến lược phát triển lúa gạo của Việt Nam, thúc đẩy nông dân làm ra thật nhiều lúa gạo nhưng lại không có đủ nhà kho tồn trữ được một vụ lúa, công nghệ sau thu hoạch yếu kém. Giá lúa xuống thấp, tung tin thương nhân Trung Quốc ma mãnh tạo được thuận lợi về mặt dư luận.
Nhưng quan trọng nhất, mỗi khi lúa ế giá thấp nông dân kêu thì thể nào cũng có chính sách mua tạm trữ, nhóm lợi ích ngành gạo sẽ được ưu đãi lãi suất vay vốn thường là lãi suất 0%, họ được vay hàng chục ngàn tỷ đồng để thực hiện tạm trữ. Đúng ra họ phải tự lo liệu nguồn vốn khi kinh doanh xuất khẩu gạo.
Không có nhận xét nào: