Trách nhiệm người tín hữu Chúa Kito trong chính trị - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
11 tháng 6, 2012

Trách nhiệm người tín hữu Chúa Kito trong chính trị



NGUYỄN HỌC TẬP  - 2) Các phương tiện cần thiết của việc dấn thân chính trị. 

Từ ngữ phương tiện, nhứt là khi áp dụng vào đời sống chính trị, bao gồm nhiều ý nghĩa khác nhau: 

- từ kiến thức hiểu biết các thói quen cá biệt của lãnh vực, 

- từ dùng sức mạnh đến khả năng thuyết phục. 

Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến những phương thế thích hợp với chân lý hoàn hảo về con người và, một cách thiết thực nhứt, không chỉ đặc tâm lưu ý đến chính mục đích của chính trị, không thể thiếu để đạt được mục đích đó. 

Trong ý nghĩa đó, "phương tiện" tiên khởi của hoạt động chính trị là bảo vệ tầm mức luân lý. 

a) Tầm mức luân lý của chính trị. 

Đặc tính phổ quát, có giá trị cho tất cả mọi người, và thực tại của lòng ước muốn tự do của nhân loại cho thấy rằng tất cả hành đông cá nhânđều thuộc về thứ bậc luân lý: từ nghệ thuật, kỷ thuật, đến chính trị, kinh tế...không thể chỉ được coi là những động tác trung lập, "vô thưởng vô phạt", dưới nhãn quang nhằm phát triển con người. 

Chính trị được tổ chức có mục đích nhằm thăng tiến phẩm giá con người. 

Điều đó có nghĩa là nhằm đạt được lợi ích cho tất cả mọi người và cho con người toàn vẹn. 

Hành động chính trị, hơn tất cả mọi động tác nào khác của con người, đặc biệt là động tác đáp ứng lại các nhu cầu luân lý của con người.Thật vậy: 

- "chính nơi con người, được hiểu như là trong sự toàn vẹn các quyền và bổn phận của con người, mà chính trị phải tìm được khởi điểm,điểm hội ngộ và định chuẩn luân lý để tác động chính trị hay để hành động trong chính trị. Địa vị ưu tiên và trung tâm điềm của con người làm tương đối hoá mọi hệ thống chính trị và ngay cả chính trị, bằng cách nhấn mạnh đến một cách quyết liệt đặc tính cho sự việc trôi chảy và phục vụ của chính trị" (A. Luciani, Catechismo sociale cristiano, 2°ed., San Paolo, Cinisello Balsamo 2000, 245). 

Như vậy phương thức chính trị không thể được nâng đỡ bởi quan niệm nhân chủng học theo lượng số (tức là chỉ nhằm được những gì đặt nền tảng trên đa số đồng thuận), mà đúng hơn trên nhân chủng học phẩm chất, nhằm đạt được lòng tin tưởng của người dân. Lòng tin tưởng đó cần phải đạt được ngày qua ngày qua thái độ cư xử và hành động và qua tổng thể các cơ chế tổ chức và luật pháp, tự chúng làm cho mọi người đều tin cậy. 

Như vậy, trung tâm điểm quyết định của chính trị là con người. 

Từ đó thoát xuất ra mệnh lệnh chính yếu của hành động chính trị, đó là 

- tôn trọng phẩm giá con người, 

- cần phải nhận biết và phát huy một loạt các bậc thang giá trị và các nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi để đạt được lợi ích cho tất cả, 

- triển nở và thực hiện một đời sống luân lý chính đáng. 

Bởi vì nếu các giá trị luân lý không được áp dụng sống trong đời sống thực tại, những giá trị đó sẽ tiêu mòn đi và cuối cùng sẽ tan biến đi, trongđời sống cá nhân cũng như cộng đồng. Như vậy, để hành xử hoàn hảo hoạt động chính trị, người làm chính trị 

- không những không bỏ lơ các phận vụ luân lý của mình, 

- mà còn phải dấn thân chuyên cần nhiều hơn nữa để chu toàn các bổn phận đó: 

- "Luân lý Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội là một nền luân lý nhằm công ích và các nhân đức. Trong các bản văn của Huấn Dụ không bao giờ thiếu lời kêu gọi con người thực hiện các nhân đức xã hội căn bản (...). Luân lý xã hội Kitô giáo cho rằng là một ảo tưởng, ai nghĩ rằng có thể đạt được công lý và công ích, mà không cần luôn luôn phải thực hành các nhân đức: không có chỉ thị, luật lệ, cũng như giao ước nào có thể miễn chuẩn cho khỏi điều cần thiết phải có vừa kể" (V. Possenti, OLtre l'illuminismo. Il messaggio sociale cristiano, Paoline, Cinisello Balsamo 1992, 23). 

Ngược lại cũng vậy: các nhân đức luân lý thôi, tự chúng chưa đủ, mà cần phải thiết định cả luật lệ, cơ chế...thích ứng để đạt được công ích. 

Nguyên tắc định hướng của nền luân lý xã hội là phẩm giá của mỗi con người. Phẩm giá đó có một lằn mức tiêu cực không thể vượt qua, cần phải được áp cho tất cả mọi người. 

- Không bao giờ có thể coi con người như chỉ là một phần của cơ thể xã hội 

- và cũng không bao giờ được hạ thấp xuống như chỉ là phương tiện, dụng cụ của xã hội. 

Bởi lẽ mỗi con người luôn luôn là giá trị cùng đích, mỗi con người là chủ nhân của các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. 

Các quyền đó, là những quyền mà quyền lực chính trị phải luôn luôn bảo vệ trong mọi hoàn cảnh, 

- không những là lằn mức không thể vượt qua ( bất khả xâm phạm ) hay "tự do tiêu cực" (liberté de...) , 

- mà còn là đối tượng mà mỗi con người phải đạt được, nhờ có cơ chế chính trị tạo các hoàn cảnh và điều kiện thuận tiện giúp cho để thực hiện , hay "tự do tích cực" (liberté à...) . 

Hiểu như vậy, 

- tôn trọng con người đòi buộc phải có tình liên đới hỗ tương, để không có bất cứ thành phần xã hội nào (kinh tế, chủng tộc, tôn giáo...) có thể bị loại ra bên ngoài công ích; 

- thiết định một Quốc Gia Pháp Trị, trong đó tất cả các quyền căn bản của con người đều được bảo vệ; 

- tự do và tự lập của các hiệp hội khác nhau hay các tổ chức xã hội trung gian; 

- theo định kỳ có thể thay đổi chính quyền và cả các cơ chế chính trị; 

- phát huy bình đẳng và công lý xã hội; 

- mỗi người có thể tự do tổ chức đời sống mình; 

- quyền được tham dự vào việc điều hành quản trị công việc công cộng, hoặc trực tiếp hoặc qua nhóm người đại diện chính trị-xã hội. 

Đó là những đòi hỏi mà luôn luôn Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội hằng nhắc đến và cũng là những điều đáp ứng với ý thức rằng con người có tự do của chính mình và cần thiết có được cùng sống sự tự do đó với những người khác. 

Qua những gì được đề cập, chúng ta thấy rõ rằng, và lịch sử đã từng chứng minh trong nhiều trường hợp, cuộc sống xã hội lành mạnh tùy thuộc vào nền luân lý cá nhân lành mạnh. Và ngược lại, việc chia tách luân lý ra khỏi chính trị sẽ đưa đến kết quả bi thảm cho chính đời sống xã hội. 

Đó là vì lịch sử con người 

- không phải là do một định mệnh vô nhân tính nào đó thiết định, 

- mà là do một số đông đảo các chủ thể, mà từ các động tác tự do của họ trật tự xã hội phải tùy thuộc vào. 

Thật vậy, các cơ chế xã hội không thể tự mình bảo đảm được một cách gần như máy móc,lợi thú của tất cả., bởi vì các mối liên hệ chính trị là những liên hệ rất tế nhị và nhạy cảm, khiến cho khó mà định chế được bởi một nhóm thẩm phán xác đinh. 

Bởi đó những người được đảm nhận quyền lực (...) 

- cần phải có những tư tưởng rõ ràng về bản chất và trương độ phận vụ của họ; 

- và phải là những người có những suy nghĩ quân bình và tinh thần luân lý nổi bấc , có trực giác thiết thực, để giải thích một cách mau chóng và thiết thực các trường hợp thực thể với ý chí quyết định và mạnh mẽ, để thực hiện kịp thời và hiệu lực (ĐTC Gioan Phaolô XXIII, Pacem in terris, 11.04.1963: AAS 55( 1963) 277-278), 

Điều đó đòi buộc phải có đối với những người dấn thân vào hoạt động chính trị, để trở thành gương mẫu, nhưng không phải chỉ có vậy. Bởi vì các điều kiện sống của con người có một ảnh hưởng quan trọng to lớn dưới nhản quang nhằm phát triển hoàn hảo con người, từ đó các giá trị luân lý phải ở địa vị tối thượng trên hành động chính trị, để nhằm đạt được mục đích tạo dễ dàng cho lợi ích toàn diện tất cả mọi con người. 

b) Dấn thân chính trị và trung thành Kitô giáo. 

Việc trung thành luân lý được sự hỗ trợ có giá trị đặc biệt trong đời sống Kitô giáo. Thái độ trung thành đó nói lên chân lý hoàn hảo về con người và hỗ trợ vững chắc hạnh kiểm luân lý của con người. 

Bởi đó đức tin là một trợ lực bậc nhứt và thiết yếu để giải thích và giải quyết các biến cố liên quan đến cuộc chung sống xã hội. 

Ở tận gốc rễ các biến cố đó có những yếu tố văn hoá và luân lý , là những yếu tố đặt nền tảng trên ý nghĩa tôn giáo: 

- "Thật vậy, đức tin làm sáng tỏ tất cả bằng một ánh sáng mới, và mạc khải ý định của Thiên Chúa về ơn gọi toàn vẹn cho con người; và bởi đó đức tin hướng dẫn lý trí hướng về những giải quyết cho con người hoàn hảo" (Gaudium et spes, n.11). 

Tôn giáo là một yếu tố quan trọng trong việc xử sự kinh tế và chính trị. 

Nếu sống chính đáng, lòng tin tôn giáo - nhứt là đức tin Kitô giáo - là một yếu tố quan trọng của hành động con người, động tác cá nhân cũng nhưđộng tác cộng đồng thuộc hệ. 

Dưới nhãn quang đó, chúng ta có thể nói rằng không thể có một giải quyết chính đáng đối với các "vấn đề xã hội" ngoài ra Phúc Âm. 

Đàng khác 

- "những điều mới mẻ, những hoàn cảnh mới cần phải giải quyết, không tìm đâu ra được nơi chốn cho chân lý và phương thức quyết định luân lý ngoài ra Phúc Âm" ( ĐTC Gioan Phaolô II, Centesimus annus, 01.05.1991, n.5). 

Bởi vì chỉ có Chúa Kitô là "viên đá góc tường" trên đó xã hội có thể tìm được sự vững mạnh và giải thoát của mình (ĐTC Pio XI, Ubi arcano, 23.12.1922 : AAS 14 (1992) 690; ĐTC Piô XII, Summi Pontificatus, 20.10.1939: AAS 31(1939) 427-428; Gaudium et spes, n.22.45). 

Ngược lại nếu đức tin vào Thiên Chúa và vào Chúa Kitô trở nên èo uột đi, trong các tâm hồn sẽ tắt đi ánh sáng các nguyên tắc luân lý, nền tảng duy nhứt và không thể thay thế được, để nâng đỡ một trật tự xã hội đích thực và bền vững, trật tự đó sẽ bị đào bới lên (ĐTC Pio XII, Summi Pontificatus, 20.10.1939: AAS 31 (1939) 425). 

Đây là một lời xác định. Lời xác định đó không thể bị coi thường bỏ lơ trong các quyết đinh xã hội chính trị, nếu xã hội chính trị đó muốn đối đải với con người theo chân lý hoàn hảo và phẩm giá xứng đáng với bản tính nhân loại. 

Bởi đó, việc chuyên cần dấn thân chính trị của người tín hữu Chúa Kitô có liên hệ mật thiết với một đời sống Kitô giáo thích đáng. 

Đó là điều cần thiết cho người tín hữu để hiểu được đúng đắn việc hội nhập của mình vào đồ án của Chúa, cũng như sống hoàn hảo theo đồ án đó. 

Chúng ta thử hỏi: như vậy trong chế độ chính trị nào, mà trong đó "mọi người hành xử như ý Chúa muốn ?" (G.E.Rusconi, Come se Dio non ci fosse. I laici, i cattolici e la democrazia, Einaudi, Torino 2000). 

Người tín hữu Chúa Kitô được mời gọi hãy kết hợp đời sống năng động với đời sống chiêm niệm, nhưng không được để mình đi đến thái cực. Bởi vì, 

- nếu thiếu động tác chính trị, người tín hữu bỏ lơ các bổn phận Kitô hữu của mình, 

- nếu thiếu đời sống chiêm niệm, người tín hữu không có khả năng xác nhận được đâu là lợi ích đích thực cá nhân và xã hội của con người. 

Người tín hữu Chúa Kitô - đặc biệt là người tín hữu giáo dân - được kêu gọi biết sống đời sống hiệp nhứt, tức là biết hoà hợp các phương diện cá biệt trần thế (chính trị, gia đình, việc làm,,,) với các phương diện thiêng liêng (phụng vụ, cầu nguyện, loan báo Phúc Âm...), bởi vì cả hai tạo nên đời sống Kitô giáo (San Josemaria Escrivá, Colloqui, 5°ed., Ares, Milano 1987, n.113-123; M. Belda, La nozione di "unità di vita" secondo Esortazione Apostolica Christifideles laici, in "Annales theologici" 3 ( 1989) 287-314). 

Trong các bổn phận của người tín hữu Chúa Kitô, 

- "không thể có hai con đường song song: một bên là cuộc đời " thiêng liêng " với những giá trị và những đòi hỏi phải có, còn bên kia, là cuộc sống trần thế, hay cuộc sống gia đình, việc làm, các mối tương quan xã hội, việc dấn thân chính trị và văn hoá" (ĐTC Gioan Phaolô II, Christifideles laici, 30.12.1988, n. 59). 

Đàng khác, chúng ta cũng đừng quên rằng sống với chuyên cần dấn thân vào chính trị trong tinh thần thiêng liêng là điều bù đấp thích hợp hoàn hảo cho bản tính con người và bởi đó là cho công cuộc dấn thân trở nên sống động và tạo được những kết quả ích lợi thiết thực cho xã hội. 

Nói một cách ngắn gọn, đúc tin Kitô giáo có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội. 

Bởi đó Công Đồng Vatican II nhắc nhở: 

- "Sự tách biệt, được phát hiện đôi khi trong môt ít người, giữa đức tin mà họ tuyên xưng và đời sống thường nhật của họ, cần phải được ghi nhận là những sai lầm giữa những sai lầm hệ trọng trong thời đại chúng ta" (Gaudium et spes, n. 43). 

Những điều vừa kể không thể là một viện cớ cho tính biếng nhát và bỏ lơ vô trách nhiệm, cũng không có nghĩa là chính trị phải tuân phục tôn giáo, nhưng với sự hiểu biết đúng đắn hơn chính trị phải phục vụ con người và bởi đó, chính trị phải nằm trong lãnh vực luân lý, mà nền tảng của luân lý là Thiên Chúa. 

Trong ý nghĩa đó, ngoài ra thành tâm thiện chí và dùng các phương tiện thiêng liêng, hoạt động chính trị cần phải biết chuẩn định kỷ lưỡng tình thế, các phương tiện và các giá trị liên hệ. 

Việc phức tạp của các vấn đề xã hội nhiều khi làm cho không dễ giải quyết. 

Tuy nhiên không phải vì đó mà ngồi án binh bất động hay hành xử bừa bãi không tưởng, trái lại cần tìm ra những đường hướng hữu hiệu để đạtđược công ích, nhưng không bao giờ dùng những cách hành xử phi luân, với lòng xác tín rằng Chúa luôn luôn rộng ban các ơn giúp đỡ cần thiết để giải quyết thoả đáng các vấn đề chính trị, nhỏ hay lớn cũng vậy. 

Trong ý nghĩa đó, đời sống thiêng liêng của người tín hữu Chúa Kitô dấn thân vào chính trị gồm ở mức độ trưỏng thành trong việc tổng hợp nội tâm và sâu đậm giữa việc vâng lời đồ án của Chúa và bổn phận chuyên cần lịch sử, để tìm ra những dụng cụ hoàn hảo hoá hay kiến tạo các cơ chế đáp ứng lại được các đòi hỏi thông thường của cuộc sống trần thế. 

Ngoài ra Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội không cung cấp cho chúng ta những phương pháp để giài quyết nhựng vần đề phức tạp của chính tri, giải quyết kỷ thuât, đối với những vấn để xã hội, nhưng - trong một vài truờng hợp xác định- Huấn Dụ bảo đảm để có thể có được nhãn quang đúng đắn và ,nhằm cho công ích, bởi vì tham dự vào chân lý và lòng tốt lành của Thiên Chúa. 

Như vây, đức tin là "ý nghĩa của chính đáng" và khuyến khích con người tiếp tục trong việc học hỏi tra cứu và dấn thân cho một thế giới tốt đẹp hơn. 

Trợ lực của đức tin rất quan trọng trong các mối tương quan cộng đồng, bởi vì tầm ảnh hưởng của các mối tương quan đó trên đời sống cá nhân con người. 

- Tính cách phổ quát và rộng lớn của đối tượng đang nhằm, 

- việc khó khăn để tìm hiểu được thuyết lý về những "vấn đề con người "

- tính cách phức tạp của các vấn đề đó...làm cho "các vấn đề xã hội" dễ bị tổn thương với các lối lý luận độc đoán, áp đảo của các ý thức hệ, mà lịch sử đã và đang chứng minh. 

Điều đó cho thấy sự bất lực của những ý thức hệ tự cao tự đại, "đỉnh cao trí tuệ" đó. Bởi lẽ là những ý thức hệ, càng độc tài độc tôn bao nhiêu, càng đần độn, không tưởng, xuẩn động bấy nhiêu, bởi lẽ chỉ biết đưa ra những cách giải thích không vuợt quá tầm mức phiến diện và ngắn ngủi của những hiện tượng, biến cố biện chứng thấy được. 

Điều vừa kể làm cho các ý thức hệ không tưởng đó chỉ biết tướt bỏ đi khỏi con người, những gì cao cả, thuộc về bản thể con người hơn: 

- "Mạc Khải Kitô giáo là vì sao bắc đẩu đích thực, định hướng con người đang bước đi giữa những điều kiện tâm thức nội tại chủ nghĩa và những ngỏ hẹp đúng lý của kỷ thuật chủ nghĩa. Mạc khải là điều khả dĩ cao cả nhứt, được Chúa ban cho, để tìm lại được hoàn hảo đồ án khởi thủy tình thương của Người, được khởi đầu bằng công trình sáng tạo. Đối với con người ao ước biết được chân lý, nếu còn có khả năng nhìn qua bên kia chính mình và có khả năng phóng tầm mắt qua bên kia các đồ án của mình, Mạc Khải được ban cho điều kiện khả dĩ vớt lại được mối tương quan với đời sống mình, bằng cách bước theo con đường chân lý" (ĐTC Gioan Phaolô II, Fides et ratio, 14.09.1998, n. 15). 

Điều đó giải thích tại sao chính sự tiến bộ hiện tại, tách rời khỏi ý nghĩa sâu thẩm về con người, càng ngày càng sinh ra mối bất bình hệ trọng hơn trong xã hội kỷ thuật tân tiến của chúng ta. 

Nhưng đồng thời tình trạng đó cũng góp phần làm cho con người ý thức hơn các giới hạn của mình, làm cho triển nở lại trong con người ước muốn hướng về các giá trị thiêng liêng (ĐTC Gioan XXIII, Mater et Magistra, 15.05.1961: AAS 53 ( 1961) 451). 

Và ở đây chúng ta cũng thấy được mối liên hệ với sứ mạng của Giáo Hội trong lãnh vực vừa đề cập. 

Sứ mạng của Giáo Hội không những chỉ nhằm kích thích người tín hữu Chúa Kitô chu toàn các phận vụ trần thế của mình, mà còn là sứ mạng loan báo cho con người, nhờ ơn Chúa giúp, con người có thể vượt thắng sự ác và đạt đến điều thiện, bởi vì Chúa đã giải thoát toàn diện con người và đã cứu chuộc con người bằng "giá đắt phải trả" (1 Cor 6, 20). 

Ơn sủng đầy tràn của Công Trình Cứu Độ nâng đỡ vững chắc động tác chính trị của người tín hữu Chúa Kitô và thấp sáng lên niềm hy vọng cho một thế giới tốt đẹp hơn, mặc cho tội lỗi và những thất bại lập đi lập lại trong lịch sử (ĐTC Gioan Phaolồ II, Ecclesia in Europa 28.06.2003 passim). 

Thực thể vừa kể đặt một mãnh lực lớn mạnh cho việc phát triển xã hội, bởi vì từ đó thoát xuất ra nguyên cớ vĩnh viễn và sâu đậm để khuyến khích các chuyên cần dấn thân trần thế và chính trị. Thực thể đó, Chúa đã giải thoát toàn diện con người và chuôc lại con người với "giá đắt phải trả", thông ban cho con người lòng tin cậy và hứng khởi về việc có thể kiến tạo một thế giới, xứng đáng tầm mức con người hơn, mặc dầu không bao giờ chúng ta có được "thiên đàng trần thế" (ĐTC Gioan XXIII, Mater et Magistra, 15.05.1961: AAS 53( 1961) 451. 

Những nguyên do tôn giáo về Công Trình Cứu Độ được Giáo Hội loan báo có thể có nhiều người không đồng quan điểm, nhưng thái độ luận lý thoát xuất từ đó là một trong những cột trụ then chốt chung đầy năng lực nhứt, mà dựa trênđó sự gắng sức của người tín hữu Chúa Kitô có thể triển nở và cả của những người thành tâm thiện chí, để mở ra một con đường có thể cùng nhau hành trình. 

Chưa hết, Kitô giáo là một nguồn mạch không thể khô cạn của tình yêu thương huynh đệ, nền tảng không thể thiếu cho xã hội. 

Chìa khoá để hoán chuyển những thực tại bất toàn bốc lột, đàn áp, tha hóa hiện tại, đó là 

- con người, hình ảnh và giống như Thiên Chúa, 

- được kêu gọi đồng hoá mình với Chúa Giêsu. 

Con người đó tìm được ý nghĩa đời sống mình, mức độ triển nở hoàn hảo con người của mình và hạnh phúc trong tình yêu, nhứt là trong tình yêu Thiên Chúa, trong bác ái siêu nhiên. 

Tuy nhiên, bởi vì tình yêu là hiến tặng hy sinh mình cho người mình yêu thương và cho những ai liên hệ với mình, bởiđó tình yêu Thiên Chúa gồm có cả tình yêu đối với người thân cận và từ đó, đưa đến việc chuyên cần, dấn thân xã hội: 

- "Trở thành người tín hữu Chúa Kitô không phải là trường hợp ngẩu nhiên, mà là một thực thể Thiên Chúa được hội nhập vào phần sâu đậm nhứt của đời sống chúng ta, bằng cách ban cho chúng ta một nhãn quang rõ rệt và một ý chí quyết định, để có thể hành động theo ý muốn của Chúa. 

Hiểu như vậy cuộc hành trình của người tín hữu Chúa Kitô trong thế gian phải được hoán chuyển thành một cuộc phục vụ liên tục, một cuộc phục vụ thay đổi tùy theo hoàn cảnh cá nhân, nhưng vẫn luôn luôn mang ấn tín tình yêuđối với Chúa và đối với người thân cận. 

Tín hữu Chúa Kitô là người hành động mà không nghĩ đến cùng đích đáng khinh, chỉ nhằm được danh vọng hay các mục đích khác, dầu cho có vẻ như cao thượng , như là thái độ nhân ái và động lòng cảm thương trước những bất hạnh của người khác. 

Hành động của người tín hữu Chúa Kitô vượt qua tất cả những gì vừa kể, nhắm đến mục đích cuối cùng là nhằm đến tính yêu mà Chúa Kitô đã mạc khải bằng cách chết cho chúng ta" (San Josemaria, È Gesù cha passa, 7° ed., Ares, Milano 2003, n.98). 

Để đạt được mức độ hoàn hảo các mối liên hệ, chính trị cần phải được đặt dưới dấu chứng của động tác nhằm ban cho và nhận được tình yêu thương, ; một tình thương yêu, một cách nào đó, bắt chước chính đời sống nội tại của Chúa Ba Ngôi. 

Trong chiều hướng đó, cần phải nói lên tính cách thiết yếu của tình yêu - với động tác và chân lý - đối với người thân cận, không phải chỉ đối với các mối liên hệ "chặt chẻ sít sao", trái với một tình thương trãi rộng ra không biên giới. 

Bởi vì động lực nội tại của bác ái là cho bác ái, có ý định ôm ấp cả nhân loại và trở thành bác ái chính trị và xã hội. 

Trong ý nghĩa đó, chính trị được hiểu như là "một phương thức phục vụ hiệu dụng và vô vị lợi cho con người" (ĐTC Phaolô VI, Octogesima adveniens, 14.05.1971, n. 46). 

Sự cần thiết phải có tình thương trong lãnh vực xã hội cho thấy kẻ thù của một xã hội thực sự con người chính là sự ích kỷ, từc là sự tìm kiếm lợi lộc cho chính mình trước khốn khổ người khác phải trả hay ít nữa là không nghĩ gì đến lợi thú của người khác: 

- "Chắc chắn rằng các xáo trộn bất ổn thường xảy ra như vậy trong trật tự xã hội là những gì do sự căng thẳng thoát xuất từ những cấu trúc kinh tế, chính trị và xã hội. Nhưng sâu xa hơn nữa là những bất ổn được phát sinh ra do lòng kiêu ngạo và ích kỷ của con người, làm cho rối loạn cả lãnh vực xã hội. Ở đâu trật tự của các sự việc bị quấy động bởi hậu qủa của tội lỗi, con người, từ lúc sinh ra, có khuynh hướng về điều bất chính, gặp được những thúc đẩy mới để phạm tội. Đó là những thúc đẩy cám dỗ không thể thắng được, nếu không có những ra công gắng sức to tác và nếu không có sự giúp đỡ của ơn Chúa" (Gaudium et spes, n. 25). 

Bởi đó nếu muốn có được một xã hội trật tự chính đáng, 

cần phải đào tạo tất cả các thành phần của xã hội trong tinh thần đại lượng hiến tặng cho nhau và trong tình yêu thương huynh đệ, 

nền tảng của tổ chức cơ chế trong định chế và cấu trúc xã hội. 

- Bác ái xã hội và chính trị không kết thúc ở các mối tương quan giữa các cá nhân với nhau (inter-individualis), 

- nhưng còn là bác ái được trải ra cả ở đâu các mối tương quan đó được hội nhập vào, đó là các lãnh vực cộng đồng xã hội và chính trị và can thiệp chính trên cộng đồng đó, bằng phương thế tìm mọi cách có thể để tạo được công ích cho cả tổng thể cộng đồng. 

Tình yêu huynh đệ, ở tầm mức cá nhân cũng như xã hội, chỉ có một nền tảng vũng chắc, nếu được nâng đỡ bởi Đấng Tuyệt Đối. 

Bởi đó không có tình yêu Thiên Chúa và không đồng dạng hoà hợp với Chúa Kitô, việc chuyên cần dấn thân xã hội có khuynh hướng èo uột và chết yểu đi. 

Trong bác ái tình yêu Thiên Chúa, tình yêu đối với người thân cận và tình yêu đối với chính mình hòa hợp tương trợ nhau. 

Ngược lại, một lổ trống trong việc chuyên cần xã hội cũng cho thấy rõ một lổ hỏng đối với Chúa và một cách ăn ở chối giới răn của Chúa Kitô. 

- Dĩ nhiên vấn đề quan trọng của luân lý, bác ái, 

- không nên làm cho chúng ta quên đi cần phải thiết định thể chế luật pháp trật tự xã hội và tổ chức cơ chế quốc gia, là những yếu tố thiết yếu cho cuộc sống cộng đồng, 

- cũng không được thiếu vắng tầm quan trọng của những đức tính và khả năng khác cần thiết để có được một phục vụ ích lợi cho công ích. 

Người tín hữu Chúa Kitô chuyên cần dấn thân trong xã hội đòi buộc phải sống các nhân đức Kitô giáo và đức tính con người theo hình thức nguyên thủy của đời sống, tức là bằng cách chấp nhận so sánh các nhân đức và đức tính đó với các cấu trúc xã hội mỏng dòn, nhưng cao cả, nếu được tổ chức chính đáng.

Nguyễn Học Tập - thanhnienconggiao
Trách nhiệm người tín hữu Chúa Kito trong chính trị Reviewed by Em Binh on 6/11/2012 Rating: 5 NGUYỄN HỌC TẬP  -  2) Các phương tiện cần thiết của việc dấn thân chính trị.  Từ ngữ phương tiện, nhứt là khi áp dụng vào đời sốn...

Không có nhận xét nào: