Anne Kurian – Mike K. phỏng dịch
Rôma, ngày 09.07.2912 (ZENIT.org) – Tòa Thánh kêu gọi không được hạ
thấp Tự Do Tôn Giáo
thành tự do thờ phượng : các Quốc Gia phải cam kết thiết thực trong việc
bảo vệ Tự Do Tôn Giáo ,
vì cuộc xung đột tôn giáo gây tổn hại đến quyền cơ bản nhất của con người,
quyền được sống
Đức Cha Silvano M. Tomasi, quan sát
viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ ở Geneva , hôm 03/07/2012 vừa qua, đã can thiệp
trong phiên họp thứ 29 của Hội Đồng nhân quyền về "Tự Do Tôn Giáo" (kéo dài từ
18/06 đến 06/07/2012).
"Các tín hữu Kitô giáo là tập
thể tôn giáo hiện nay đang là mục tiêu của sự bách hại tôn giáo", ngài
khẳng định.
Tòa Thánh đặc biệt biểu lộ "mối lo lắng lớn lao" trước "hố sâu giữa những nguyên tắc đã
được thiết lập và những cam kết của cộng đồng quốc tế liên quan đến Tự Do Tôn Giáo , tự do lương tâm, tự
do tín ngưỡng, cũng như quyền tự do hội họp".
Tố cáo "việc sử dụng chất
nổ" và những "vụ tấn công bạo lực" chống lại các nơi thờ
phượng và các cộng đoàn Kitô hữu đang cầu nguyện, với sự "hỗ trợ của các
nhóm cực đoan", Đức Cha Tomasi nhắc lại và viện dẫn lời ĐGH Biển Đức XVI,
là cũng đang có "những hình thức thành kiến ngấm ngầm, im lặng và xảo
quyệt nhằm chống phá các tín hữu và các biểu tượng tôn giáo".
Quyền phụ huynh
"Tự Do Tôn Giáo không thể bị hạ thấp
chỉ còn là tự do thờ cúng", vị Tổng Giám Mục nhấn mạnh. Thật vậy, ngài định rõ, trong quyền tự do cơ bản này, bao hàm "quyền tự do thuyết giảng, giáo dục, tiếp nhận tân tòng, đóng góp ý kiến
chính trị, và tham gia các sinh hoạt công cộng"
Ngoài ra, "quyền tự do tín ngưỡng" phải được "tôn
trọng và bảo vệ". Trên chiều hướng này, Đức Cha Tomasi tiếp, các tín hữu "không thể bị các chính quyền ép buộc phải lựa chọn giữa sự phù hợp với
chính sách của chính quyền và sự trung thành với những nguyên tắc tôn
giáo".
Ngoài ra, thật là "quan trọng phải tôn trọng quyền của phụ huynh
được gửi con cái tới những trường học phù hợp với tín ngưỡng của mình",
vì những hệ thống giáo dục "đồng cỡ và bắt buộc" có thể là một "sự tấn công trực tiếp vào các quyền và bổn phận của phụ huynh phải bảo
đảm một sự giáo huấn tôn giáo và đạo đức cho con em mình".
Đối thoại tôn giáo
Vì vậy, Tòa Thánh kêu gọi mỗi quốc gia hãy "bảo đảm, bảo vệ và
phát huy quyền chính đáng của mọi con người phải có, phải được thực hành và
phát biểu tôn giáo hay tín ngưỡng của riêng mình một cách tự do và không có bất
cứ một loại cưỡng bách và bạo lực nào và không có nỗi sợ triền miên trở thành
nạn nhân của những vụ tấn công chống tôn giáo"
Cụ thể, chính là nhằm "khuyến khích sự hình thành các mạng hợp
tác tiến tới sự hiểu biết lẫn nhau, để cổ vũ cho việc đối thoại liên tôn, và
củng cố sự bảo vệ các tập thể tôn giáo" kể cả việc "chấn chỉnh tình
hình nếu cần".
Đối với ngài, các quốc gia có "nghĩa vụ" "tạo ra và
ủng hộ các biện pháp hạ tầng và những điều kiện thuận lợi" cho sự phát
triển các cộng đồng tôn giáo và các thành viên của các cộng đồng này.
Tòa Thánh nhắc nhở về vấn đề này rằng quyền có tự do tôn giáo không chỉ
là một "quyền cá nhân" những cũng là "một quyền tập thể đối
với các cộng đồng tôn giáo". Nó đòi hỏi "một sự bảo vệ công bằng và
hữu hiệu, không phân biệt đối xử", những "tập thể thiểu số dễ bị
tổn thương trước những thành kiến với nhiều lý do khác nhau"
Quyền được sống
Tất cả chuyện này càng trở nên quan trọng khi có một "sự tương
quan giữa sự ổn định xã hội và sự công nhận các quyền con người" Tòa
Thánh đánh giá : "Sự xung đột tôn giáo là một mối nguy cho phát
triển xã hội, chính trị, và kinh tế". Khi xã hội bị chia rẽ, nó "cắt đứt những quan hệ cần thiết cho sự phồn vinh của đời sống xã hội và
nền thương mại"
Ngoài ra, Đức Cha Tomasi nhấn mạnh, cuộc sung đột sản xuất ra "bạo lực", tước đi của con người "quyền cơ bản nhất trong các
quyền : đó là quyền sống"
Sự thực, Đức Tổng Giám Mục tuyên bố, những đe dọa quyền Tự Do Tôn Giáo "gây tổn hại sâu
xa cho phẩm giá con người" bởi vì chúng tạo nguy hiểm cho "nhân
bản, lương tâm, và những lựa chọn cơ bản của sự sống", và chúng "gây xáo trộn sự thụ hưởng các quyền khác của con người".
Còn nữa, cuộc xung độ ở một quốc gia "có thể tràn sang và gây khó
khăn nghiêm trọng cho các nước khác", ngài lưu ý.
Theo Đức Cha Tomasi, lời kêu gọi của Tòa Thánh phù hợp với những văn
kiện về nhân quyền trong đó đã xác định "rõ ràng:" rằng "mọi
người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng".
Nguồn : http://www.zenit.org/article-31359?l=french
Không có nhận xét nào: