Tìm hiểu Phúc Âm - Phúc âm Thánh Macrco(2) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
16 tháng 8, 2012

Tìm hiểu Phúc Âm - Phúc âm Thánh Macrco(2)

Nguyễn Học Tập - 4 - Tác giả, địa danh và thời gian được viết ra. 

Truyên thống Giáo Hội tiên khởi đồng thanh chầp nhận Phúc Âm thứ hai cho Marco, người môn đệ của Thánh Phêrô, 

Lời xác nhân cổ xưa nhứt là lời của Papia Gerapoli, người đã viết lên vào đầu thế kỷ, ghi lại và chú giải một nhân chứng cổ xưa hơn nữa. 

Thánh tác giả Phúc Âm thường được xác nhận dưới tên Gioan Marco (Act 12, 25) và với tên Marco (Pt 5, 13). 

Với sư kiện là tác giả có một tên Do thái (Gioan) và một tên La Tinh được Do Thái hóa (Marco) khiến ch chúng ta có thể nghĩ rằng tác giả là người Do Thái, đến từ thể giới nói tiếng Hy Lạp. Thật vậy, ngài thuộc nhóm người Do Thái , trong cộng đồng Giêrusalem. 

Theo truyền thống, Marco viết Phúc Âm sau khi Thánh Phêrô chết đì (64 dC). Trong Chương 13 của Phúc Âm Marco. có một lời tiên đoán sự tàn phá đền thờ (Giêrusalem), trong khi đó thì Phúc Âm của các tác giả song song với Marco (Matthêu và Luca) viết sau khi biến cố đã xãy ra (sau năm 70 sau Thiên Chúa Giáng Sinh) và một cách nào đó có những thay đổi cho hợp với biến cố đã được biết (năm 70 d.C). 

Chương 13 của Thánh Marco được viết ra để nói trước các biến cố xãy ra. Bởi đó Phúc Âm của Ngài được viết lên trong khoảng thời gian 65-70 d.C., có một ít chi tiết không chính xác với những gì xảy ra trong biến cố. Chương 13 của Thánh Marco viết ra là để tiên đoán trước những gì sẽ xãy ra. 

Truyền thống đặt liên hệ giữa Phúc Âm Thánh Marco với Roma. Xét về nội bộ, Phúc Âm Thánh Marco được viết ra không phải cho các tín hữu ở Palestine, mà là cho dân ngoại, bởi đó ngài không mấy đặt tâm lưu ý đến mối liên hệ giữa Phúc Âm và Cựu Ước, bởi đó ngài 

- thấy cần giải thích các thói quen của người Do Thái (Mc 7, 3-4; 14, 12; 15, 42), 

- thấy cần đề cập đến chi tiết địa dư (Ma 1, 5-9; 11,1), 

- thấy cần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sứ điệp Phúc Âm đối với dân ngoại (Mc 7, 27; 8, 1-9; 10, 12; 11,17; 13,10) 

- và dịch các ngôn từ aramaico ra tiếng Hy Lạp (Mc 3, 17; 5, 41.34; 10, 46; 14,36; 15, 22-24). 

Ngoài ra các đoạn liên quan đến các cuộc bắt bớ (Mc 8, 34 - 38; 10, 38-39; 13, 9-13) dường như đó là những dữ kiện được truyền thống từ Roma cung cấp cho. 

5 - Cấu trúc văn chương và nội dung. 

Phúc Âm Thánh Marco không có cấu trúc hệ thống chặt chẽ: 

- sau phần dẫn nhập, dựa trên lời giảng dạy của Thánh Gioan Tẩy Giả, trên Phép Rửa cho Chúa Giêsu và cơn cám dỗ trên sa mạc (Mc 1, 1-13), 

- có một ít chỉ dẫn giúp chúng ta xác nhận được khoảng thời gian Chúa Giêsu thực hiện phận vụ của Người ở Galilea (Mc 1, 14-7,23), 

- kế đến là chuyến đi của Chúa Giêsu với các môn đệ đến miền Tiro và Sidon, miền Decapoli, Cesare de Philippo và cuộc trở về Galilea (Mc 7, 24-9,0), 

- và sau cùng là chuyến đi lên Giêrusalem để chịu khổ nạn và phục sinh (Mc 10, 1-16,8). 

Những nét đại cương vừa kể của Phúc Âm Thánh Marco nói lên diễn biến đáng được lưu ý về phương diện lịch sử và thần học. 

Lúc khởi đầu Chúa Giêsu được dân chúng đón nhận đầy thiện cảm và phấn khởi, nhưng rồi sứ mạng cứu độ của Người có vẻ khiêm tốn và thiêng liêng đầy thất vọng đối với những gì họ đang đợi ở một Vị Cứu Độ (Messia), cứu tinh giải thoát dân tộc khỏi ách đô hộ của Roma. Bởi đó lòng hăng say lúc khởi đầu dần dần trở nên lạnh nhạt. 

Bởi đó Chúa Giêsu bắt đầu đi ra khỏi Galilea, để chăm lo tạo nên các nhóm nhỏ môn đệ trung tín. Các nhóm môn đệ nhỏ được thành lập đó tuyên hứa hoàn toàn trung tín với Người ở Cesarea. Đó là một khúc quanh quyết định, mà từ đó tất cả đều hướng về Giêrusalem với cuộc khổ nạn và sau cùng được sự đáp ứng khải hoàn của Chúa Cha: cuộc phục sinh. 

Như vậy, chúng ta thấy được có sự đối nghịch nơi con người của Chúa Kitô, không được dân chúng nhìn nhận hiểu biết và khước từ, nhưng là Đấng được Chúa Cha sai đến. 

Đó là chủ đề nổi bật của Phúc Âm Thánh Marco. Thánh Marco không lưu tâm mấy để khai triển lời giảng dạy của Chúa Giêsu, rất ít đề cập và trích dẫn lời Người. Đặc tâm của ngài là nói lên cho mọi người biết Đấng Cứu Độ chịu đóng đính. 

6 - Thánh Marco, nhà thần học. 

Mặc dầu Marco là môn đệ của Thánh Phêrô, sống dưới bóng Thánh Phêrô, Phúc Âm Thánh Marco, theo nhiều học giả, được coi là quyển Phúc Âm thứ I theo thời gian tính, không được nhiều tín hữu biết đến, như Phúc Âm Thánh Matthêu. 

Bởi đó Phúc Âm Thánh Marco thường được coi như là bản lược tóm Phúc Âm Thánh Matthêu. 

Chỉ có một thời gian gần đây, Phúc Âm Thánh Marco mới được nhiều học giả đặc tâm lưu ý, bởi lẽ được coi như là những gì thể hiện có ý nghĩa lời giảng dạy tiên khởi của Giáo Hội, nhằm dành cho các tín hữu xuất thân từ dân ngoại, tức là đặc biệt dành cho những người mới "bắt đầu quen biết" với mầu nhiệm Kitô giáo, tức là "những tín hữu tân tòng" (catechumeni), những người đã nghe giảng dạy những lần đầu và đã bắt đầu có định hướng đức tin, nhưng giờ đây họ đã đạt đến một tầm mức hiểu biết sâu đậm hơn về Chúa Giêsu. 

Đây chưa phải là sự hiểu biết ở tầm vóc tín điều và thần học, cho bằng ở tầm mức đức tin và định hướng đời sống. 

Một đoạn văn làm cho chúng ta hiểu rõ hơn những gì vừa đề cập, đó là đoạn nói về những người "ở trong" (hiểu biết) và những người "ở ngoài" (không hiểu ): 

- "Người nói với các ông: "Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em, còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn, để họ có trố mắt nhìn cũng không thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kéo họ trở lại và được ơn tha thứ" (Mc 4, 11). 

Như vậy, những người tân tòng là những người khởi đầu cuộc hành trình từ bên ngoài vào bên trong, tù cuộc hiểu biết bằng nghe nói đến có được một kinh nghiệm cá nhân. 

Mầu nhiệm Kitô giáo chỉ có thể hiểu biết được, có kinh nghiệm được, khi nào ở được bên trong. 

Câu hỏi mà Thánh Tác Giả Phúc Âm muốn trả lời trong Phúc Âm ngài, đó là : "Chúa Giêsu là ai? ". 

Nhưng song song với câu hỏi thứ nhứt nầy còn có một câu hỏi thứ hai: Người môn đệ là ai ? ". 

Đó là hai mặt của cùng một mầu nhiệm: "con đườn " của Chúa Giêsu cũng chính là "con đường " của người môn đệ. 

Để trả lời cho hai câu hỏi đó, "Chúa Giêsu là ai ", "Người môn đệ là ai ?", chúng ta cần nhận thức ngay rằng, trong Phúc Âm Thánh Marco, tiến trình mạc khải mầu nhiệm của Chúa Giêsu và con đường của người môn đệ không được xãy ra bởi các diễn từ càng ngày càng sáng tỏ hơn, mà bằng dòng lịch sử cuộc sống, dần dần được sáng tỏ hơn. 

Phúc Âm là những gì được thuật lại, là dòng lịch sử, là thảm cảnh đã xãy ra, chớ không phải giáo điều để học hỏi, là bản giáo lý để học nhớ thuộc lòng. 

Nếu muốn hiểu được Phúc Âm, nếu muốn đọc từ bên trong, cần phải để cho mình cũng liên hệ trong dòng lịch sử đó, cần phải sống đời sống môn đệ đi theo Chúa Giêsu. 

Phúc Âm không có chỗ cho những quan sát viên đứng bên ngoài, dững dưng, trung lập. 

Thánh Marco không chỉ giới hạn mạc khải, tiết lộ dần dần mầu nhiệm Kitô giáo (Chúa Giêsu là ai ?). Mục đích của ngài là lo lắng hướng dẫn người đọc khám phá ra những mối sợ hãi của mình, những điều mà mình ngại ngùng không muốn dấn thân (ai là người môn đệ ?). 

Như vậy Phúc Âm tiến bước đồng thời trên hai bình diện, mạc khải mầu nhiệm Chúa Kitô và làm sáng tỏ tâm địa của con người. 

Cuộc chạm trán tiếp tục giữa hai phương diện đó làm cho Phúc Âm Thánh Marco là một Phúc Âm hiện đại, với những thảm cảnh và những điều âu lo thiết thực của con người, trước những gì được mạc khải cho. 

Con người thấy được những cử chỉ của Chúa Giêsu, nghe những lời Người nói, nhưng vẫn còn cứng tin. Lý do của thái độ đối kháng đó thoát xuất từ con tim "bệnh hoạn" của con người (Mc 7, 17-23), mà Chúa Giêsu đến để chữa trị nó. 

Chúa Giêsu không mạc khải lập tức con người của Người, ngài muốn mình là một Đấng Cứu Độ (Messia) ẩn dật.Thật vậy, nhiều lần lập đi lập lại, trong những lần diễn tả diện mạo Chúa Giêsu, chúng ta cảm nhận được có ý nghĩa của bóng tối: 

- đứng trước tên qủy dữ nhận biết Người là Con Thiên Chúa, 

- trước những phép lạ, mà dân chúng muốn tuyên dương, tung hô Người là Đấng Cứu Độ và Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu cưởng chống lại bằng những gì được xác định là "điều bí mật của Đấng Cứu Thế"

Trên thực tế, Người muốn tưần tự và tiến dần mạc khải mầu nhiệm con người của Người và một cách cá biệt "con đường thập giá ", như là con đường duy nhứt để đạt đến được trọn vẹn sự mạc khải đó. 

Thật vậy, chính trên thập giá mà Chúa Giêsu được nhận biết như là Đấng Cứu Thế (Messia). 

Chiụ đóng đinh vào thập giá không phải là cuộc bại trận, mà là cuộc khải hoàn của Chúa Kitô. 

Điều đó được chứng minh rắng Thánh Marco kết thúc Phúc Âm của ngài với việc tuyên xưng đức tin của một người ngoại đạo, người đội trưởng nhận biết nơi Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, chính ngay lúc Người chết đi: 

- "Người nầy thật là Con Thiên Chúa". 

Phúc Âm Thánh Marco có thể kết thúc như vậy. Thật vậy, ngài chỉ đề cập sơ qua về biến cố Phục Sinh, trong khi nói về ngôi mộ trống và trong việc tường thuật lại các lần hiện ra (Mc 16, 9-20) không phải là phần của Phúc Âm ngài. Phần vừa kể được các học giả gọi là "phần kết luận canonica của Thánh Marco", tức là phần của Thánh Kinh được gợi ý soi sáng cho (inspirée ), bởi đó được coi là "theo Lê Luật Thành Kinh", mặc dầu không hẵn chắc là do Thánh Marco viết ra. 

Đối với Thánh Marco, thời điểm khải hoàn của Chúa Giêsu là Thánh Giá, mặc dầu ngài viết cho người Roma (đối với họ, cái chết thập giá là cái chết nhục nhã của hạng nô lệ). Biết như vậy, chúng ta hiểu được ngôn từ vừa kể của đoạn Phúc Âm về cái chết trên Thánh Giá là ngôn từ, mà Thánh Marco muốn nói trực diện với chúng ta, người môn đệ Chúa Kitô, Thánh Giá là thời điểm khải hoàn, mặc dầu thường khi chúng ta khước từ cực hình của Thánh Giá: "người môn đệ là ai?", thay vì theo gương Vị Thầy Chí Thánh, "Chúa Giêsu là ai ?". 

Bây giờ thì chúng ta có thể trả lời cho hai câu hỏi mà Thánh Marco có ý định đưa ra câu giải đáp trong Phúc Âm ngài: Chúa Giêsu là ai ? 

- "Là Con Thiên Chúa, Đấng mạc khải tất cả tình yêu của Người cho nhân loại, đến nỗi dầu phải chết trên thập giá, Người cũng không lùi bước"

Vậy thì người môn đệ là ai ? 

- "Là người, như Chúa Giêsu, chấp nhận thập giá của mình theo gương Vị Thầy, như là phương thế để cứu lấy mình và cứu lấy người khác". 

Như vậy, chúng ta có thể đọc một cách tiêu biểu lý tưởng Phúc Âm Thánh Marco như là cuộc hành trình gồm có nhiều chặn, trong đó ánh sáng pha lẫn bóng tối, được sắp xếp phân chia thành hai giai đoạn. 

* Giai đoạn đầu (chương 1-8) là cuộc hành trình tiến đến thượng đỉnh ở Cesarea Philippo, nơi Thánh Phêrô xác nhận Chúa Giêsu là "Đấng Kitô". "Kitô" là từ ngữ Hy Lạp, phiên dịch danh từ Do thái "Messia" (Đấng Cứu Độ) (Mc 8, 27-29). 

Nhưng từ thượng đỉnh đó cần phải tiếp tục đi đến một đỉnh cao hơn nữa . Đó là những gì được Thánh Marco trong Phúc Âm hướng dẫn (từ chương 8 - đến cuối), nơi đó con người khám phá ra được bí nhiệm thực sự của Chúa Giêsu Nazareth. 

Qua 

- "một con đường", thường được lập đi lập lại (Mc 8, 27; 9, 33-34; 10, 17.32.46.52), 

- ba ngôn từ loan báo của Chúa Giêsu về định mệnh cái chết và sự vinh quang của Người (Mc 8, 31; 9, 31; 10, 32-34), 

- động tác đi theo các bước chân Chúa Kitô (Mc 8,34; 10, 21.28.32.52), 

người môn đệ đến được trên đồi Chịu Đóng Đinh và ở đó, qua lời xác nhận của viên đội trưởng Roma, mầu nhiệm cuối cùng của Chúa Giêsu được mạc khải: 

* "Người chết trên thập giá đó là Con Thiên Chúa". 

Đó là ý nghĩa Phúc Âm Thánh Marco được viết ra.

Tìm hiểu Phúc Âm - Phúc âm Thánh Macrco(2) Reviewed by Admin on 8/16/2012 Rating: 5 Nguyễn Học Tập - 4 - Tác giả, địa danh và thời gian được viết ra.  Truyên thống Giáo Hội tiên khởi đồng thanh chầp nhận Phúc Âm thứ h...

Không có nhận xét nào: