Tổ chức ACAT kêu gọi viết thư giải cứu chị Trần Thị Thúy - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
16 tháng 8, 2012

Tổ chức ACAT kêu gọi viết thư giải cứu chị Trần Thị Thúy

Diễn đàn CTM - Ngày 7/8/2012 vừa qua, tổ chức Pháp ACAT (Action des Chrétiens pour l’Abolition de la Torture - Tổ chức Kitô Hữu Hành Động Đòi Bãi Bỏ Tra Tấn) báo động các thành viên của Hội về trường hợp của nhà đấu tranh cho dân oan Trần Thị Thúy bị đối xử tồi tệ trong tù; đồng thời, ACAT kêu gọi các thành viên viết thư đến Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng để yêu cầu trả tự do cho chị Thúy. Sau đây là lời kêu gọi. (BBT-WebVT)

*

Ngày 7 tháng 8 Năm 2012

Lời kêu gọi khẩn cấp - Việt Nam
Đối xử vô nhân đạo trong tù với một nhà tranh đấu cho nhân quyền

Bà Trần Thị Thúy, 40 tuổi, người đấu tranh cho quyền lợi đất đai đã bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo.

Mặc dù các thương tích ở bụng chưa lành vì bị đánh đập trong các lần thẩm vấn trước phiên tòa xử án bà, bà đã bị cưỡng bách lao động khổ sai ngay trong nhà tù. Suốt cả ngày, bà phải lột vỏ hạt điều, khiến cho chân tay bị lở loét vì nhựa điều có chất phénol ăn vào da. Vì tinh trạng suy yếu, bà Thúy đã nhiều lần bị ngất xỉu. Mặc dù những vấn đề sức khỏe trầm trọng và rất nhiều lần bà yêu cầu cấp cứu, bà đã bị từ chối.

Bà đang bị giam cầm chung với những tù nhân thường phạm được giới hữu trách nhà tù sử dụng để hăm dọa thể xác bà. Gần đây, bà đã bị chuyển trại tới nhà tù K5 ở Long Khánh, Đồng Nai, mà gia đình không hề được thông báo.

Nhiều lần, công an đã dụ dỗ bà nên nhận tội đê được hưởng bản án nhẹ hơn. Nhưng vì nhận thấy rằng các hành động của mình trong quá khứ hoàn toàn phù hợp với các quyền tự do cá nhân, bà Thúy đã từ chối, không chịu ký tên vào những bản thú tội do công an đòi hỏi.

Bà Thúy đã tích cực dấn thân trong việc bảo vệ những dân oan bị cướp đoạt một cách phi pháp đất đai của mình. Bị bắt vào tháng 8 năm 2010 với 6 nhà đấu tranh khác của tỉnh Bến Tre, bà đã bị quy kết tội danh lật đổ, trên cơ sở điều 79 bộ luật hình sự, và lãnh án 8 năm tù trong một phiên tòa vội vã và dấm dúi vào tháng 5/2011. Tháng 11/2011, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tuỳ Tiện của Liên Hiệp Quốc đã phán quyết việc bỏ tù bà Thúy và 6 đồng sự của bà là bất hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế.

Viết thư cho Thủ Tướng CSVN:


*Tải mẫu thư và gửi qua bưu điện dán tem 0,89 euros 
hoặc gửi: – Fax: 00 84 4 080 48 924 – email: thongtinchinhphu@chinhphu.vn 
*Gửi bản sao cho Đại Sứ Quán Việt Nam : 62 rue Boileau 75016 Paris – Fax: 01 45 24 39 48 – email: vnparis@gmail.com


Độc tài và luật pháp bóp nghẹt tự do

Chính quyền Việt Nam sử dụng luật pháp để thực hiện các biện pháp đàn áp tất cả mọi hình thức chống đối. Nhiều đạo luật đã quy kết thành tội phạm sự phát biểu bất đồng chính kiến một cách ôn hòa, nhất là trên những vấn đề nhậy cảm như nhân quyền hay dân chủ. Vì vậy, các Điều 88 ("tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa CHCN Việt Nam") hay điều 79 Bộ luật hình sự ("hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân") đã được sử dụng tràn lan và độc đoán để bịt miệng các tiếng nói chống đối.

Nhiều công dân đấu tranh cho dân chủ, bao gồm các nhà báo và nhà văn nổi tiếng, các luật sư, các nhà bảo vệ nhân quyền, các thành viên nghiệp đoàn hay thành viên các nhóm tôn giáo cũng đã bị bắt trong những nằm gần đây.

Các Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện cũng có quyền bắt giam từ 6 tháng đến 2 năm không xét xử, không kiểm soát công lý "những người vi phạm luật pháp liên quan đến an ninh va trật tự xã hội". Các quy định này được sử dụng trước tiên là để chống lại những người bất đồng ý kiến về chính trị và tôn giáo, đồng thời khuyến khích những hành động tra tấn và đối xử tàn tệ đối với tù nhân.

Những người cầm quyền đã xâm phạm quyền tự do ngôn luận bằng cách trừng phạt các nhà báo và bloggers đã phổ biến những "thông tin bị cấm" hay "không phù hợp với lợi ích nhân dân". Những định nghĩa mơ hồ này cho phép nhà cầm quyền Việt Nam tùy tiện giải thích và bắt bớ ngày càng nhiều nhà báo và các bloggers.

Nhiều công dân, nông dân hay thương gia là nạn nhân của những vụ truất hữu bất hợp pháp. Họ được biết đến với tên là dân oan, và đã bị nhà cầm quyền địa phương cướp đoạt đất đai, tài sản với lời hứa hẹn một khoản bồi thường không thỏa đáng. Rất nhiều nạn nhân không hề nhận được tiền bồi hoàn truất hữu.

Sử dụng tra tấn

Các lực lượng công an thường hay sử dụng bạo lực một cách bừa bãi, và có những cách đối xử tàn nhẫn và những hành động tra tấn trong lúc bắt bớ và giam cầm. Tất cả mọi côn dân bị công an bắt giữ, dù chỉ là vì một lỗi nhỏ, cũng có thể bị đánh đập, tra tấn. Có người đã bỏ mạng vì những kiểu hành hung này. Công an thường trốn trách trách nhiệm bằng cách thông báo lý do chết là tự tử.

Các chứng cứ cũng cho thấy những vụ đối xử tàn nhẫn đã diễn ra với những người bảo vệ nhân quyền và dân chủ cũng như với những người đối kháng chính trị thường bị cầm tù, đôi khi trong bí mật, trước khi bị chuyển đến những trại giam và các trại lao động khổ sai. Bạo lực cũng xảy ra với những thành viên của các cộng đồng tôn giáo không được Nhà Nước công nhận và những thành viên của những dân tộc thiểu số đòi hỏi tự do tôn giáo.

Đọc chương viết về Việt Nam trong báo cáo 2011 "Một thế giới tra tấn" (Un monde tortionnaire) của ACAT

Các điều kiện giam giữ

Những điều kiện giam giữ trong các nhà tù và trong các trại lao động khổ sai thật là rất hà khắc. Trong những nơi bẩn thỉu độc hại cho sức khỏe và lúc nào cũng quá đông người; các tù nhân thiếu thốn nước uống, không được ăn đủ no và không có thuốc men trị bệnh. Họ cũng thường phải lao động khổ sai và còn có thể bị đánh đập, ngược đãi, bị giam cả tuần hay cả tháng trong những phòng biệt giam chật hẹp, thiếu không khí và không có ánh sáng mặt trời. Theo gia đình một số tù nhân, các nhân viên trại giam từ chối thuốc men đưa từ bên ngoài vào, nhưng lại ban phát những đặc ân cho các tù nhân chịu đút lót tiền bạc cho chúng hay những người tuyệt thực để phản đối.

Tổ chức ACAT kêu gọi viết thư giải cứu chị Trần Thị Thúy Reviewed by Admin on 8/16/2012 Rating: 5 Diễn đàn CTM - Ngày 7/8/2012 vừa qua, tổ chức Pháp ACAT (Action des Chrétiens pour l’Abolition de la Torture - Tổ chức Kitô Hữu Hành Độn...

Không có nhận xét nào: