Theo lời giáo lý viên Tommaso Spinelli
Océane Le Gall - Mạc Khải phỏng dịch - Rôma, ngày 22.10.2012 (ZENIT.org) - Trong một thế giới đang mất đi những điểm mốc, "cuộc tân Phúc Âm hóa cần thực thể, cần các giáo lý viên "vững vàng" biết nói lên điều gì nghiêm túc với cuộc đời chúng ta", giáo lý viên người Italy tuyên bố trong tham luận của ông trong Công Nghị.
Ông Tommaso Spinelli, trách nhiệm các giáo lý viên trẻ ở Văn Phòng Giáo Lý giáo phận Rôma, là thành viên dự thính của Công Nghị. Ông đã đọc tham luận vào sáng ngày 19.10.2012 trong phiên khoáng đại thứ 17.
Theo ông, "ngày hôm nay đã có nhiều hơn nữa các gia đình bị tan rã và đã từ bỏ vai trò giáo dục con cái", những người trẻ đang cần đến nhưng người đáng là chỗ dựa về giá trị có khả năng chỉ cho họ thế nào là "trung thành với ơn gọi", chỉ cho họ có thể "chọn lựa một lối sống khác, tốt đẹp hơn lối sống mà xã hội dành cho họ"
Những người trẻ này, ông nhấn mạnh, đang cần có thể sờ mó được "sự vững chắc của con người là Kitô hữu".
Nhưng điều làm người giáo lý viên lo âu, chính là "những thần tượng có bề dầy" này ngày càng hiếm hoi, và những người đầu tiên có liên quan là các linh mục : "Linh mục đã mất đi niềm tin vào sự quan trọng của chính thừa tác vụ của mình, đã mất đi cả ơn đặc sủng lẫn văn hóa" ông chỉ rõ.
Hướng về các vị linh mục này "đang thích hợp với tư duy nổi trội, sa lạc vào những nghi thức phụng vụ, cứ tưởng là độc đáo, nhưng thật sự là vô nghĩa", ông Tommaso Spinelli, nhân danh tất cả những người trẻ, yêu cầu các vị "hãy có sự can đảm" để là chính mình, để "không sợ hãi" mà đề nghị, nhớ lời Thánh Phêrô đồng thời cũng là lời của giới trẻ : "Lạy Chúa, chúng con biết đi theo ai ? Chỉ có Chúa mới có lời hằng sống !".
Trong bối cảnh này, dự thính viên đã đệ lên các vị giám mục 3 thỉnh cầu :
Thỉnh cầu thứ nhất : "Một sự đào tạo tốt hơn cho các linh mục, không những chỉ về mặt thiêng liêng mà cũng còn trên mặt văn hóa", nhấn mạnh rằng quá nhiều linh mục ngày nay đã đánh mất "vai trò bậc thày văn hóa vốn trước đây đã khiến các ngài quan trọng đến thế trong toàn xã hội".
Thỉnh cầu thứ nhì : Một "sự tái khám phá" Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo "trong bản chất công đồng", xác định rằng "phần thứ nhất mỗi đoạn của giáo lý là cơ bản để cho con người ngày hôm nay cảm thấy Đức Tin như cái gì liên quan mật thiết đến con người và để cho con người có khả năng đưa ra lời giải đáp cho những câu hỏi sâu sắc nhất của mình".
Sau cùng điểm yêu cầu cuối : Xin rằng phụng vụ được đặt lại nơi trung tâm của cộng đoàn giáo xứ và lãnh thổ.
Mạc Khải Phỏng dịch
Không có nhận xét nào: