Khủng hoảng kinh tế: sự “thách đố” của người Kitô hữu - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
21 tháng 10, 2012

Khủng hoảng kinh tế: sự “thách đố” của người Kitô hữu

“Tự do đối diện với các quyền lực thế gian” 

Anne Kurian -Mạc Khải(TNCG) phỏng dịch 

Rôma, ngày 19.10.2012 (ZENIT.org) – Đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế, người Kitô hữu đưa ra một sự “ân cần mang tính thách đố”, bằng “đời sống chứng tá cho lòng trung thành của họ với Chúa Giêsu, cho sự nghèo khó và vô vị lợi, cho sự tự do trước mặt các quyền lực thế gian”, ĐHY Calcagno tuyên bố. 

Dành cho phiên họp khoáng đại của Công Nghị, sáng ngày 17.10.2012, hai vị Nghị Phụ đã lo về vấn đề khủng hoảng kinh tế: Đó là ĐC Mathieu Madega Lebouakehan, giám mục giáo phận Port-Gentil, quốc gia Gabon, và ĐHY Domenico Calcagno, chủ tịch Văn Phòng quản trị tài sản Tông Tòa. 

Tự Do đối diện với những quyền lực thế gian 

Đối diện với “sóng thần khủng hoảng kinh tế”, Giáo Hội phải “có khả năng khám phá ra một phương thức để đương đầu với bài toán kinh tế mà vẫn tôn trọng “môi sinh của con người”, ĐHY tuyên bố. 

Tiến hành như thế nào ? Bằng “một sự ân cần mang tính chắc chắn là thách đố” ĐHY trả lời: quả vậy, Giáo Hội được yêu cầu có “một cuộc sống chứng nhân cho lòng trung thành với Chúa Giêsu, cho sự nghèo khó và vô vị lợi, cho sự tự do đối diện với các quyền lực thế gian”. 

Cuộc sống chứng nhân này của người Kitô hữu phải minh họa “con đường Cứu Độ”, để mang lại hy vọng cho “bất cứ ai đang đi tìm ý nghĩa của cuộc đời chính mình hoặc đang lo âu vì những khó khăn hiện tại” ngài tiếp. 

Nhưng về vấn đề này, sẽ cần phải đặt lại vấn đề “cho một số những cách sống giáo sĩ của chúng ta” ngày nói thêm. 

Thái độ này, ngoài ra, còn hoàn toàn trái ngược với một cách suy nghĩ hiện tại, “chủ nghĩa hưởng lạc và chủ nghĩa tiêu thụ”, dẫn đến “suy tôn đồng tiền”, không loại trừ “nhiều Kitô hữu”, cũng bị “lây nhiễm bởi sự thèm muốn của cải đáng khinh”, ĐHY cũng tố giác. 

Đối với Giáo Hội, ngài xác định, kinh tế có vị trí “trong khuôn khổ rộng lớn hơn của quyền con người và quyền của các dân tộc, và của sự phân bố phổ quát của cải” 

Một cấu trúc Giáo Hội đặc thù 

Theo ĐC Lebouakehan, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là một “thời cơ để tân Phúc Âm hóa”: ngài đã mời mọi người nhận xét rằng Phúc Âm hóa “thường hay bị ngăn trở bởi những nhu cầu đời sống mà chúng ta gọi là kinh tế hay miếng ăn” “kinh tế hiện diện trong mọi sinh hoạt của con người”. 

Như vậy Giáo Hội phải nghiên cứu lãnh vực này một cách đặc thù ; ngài đánh giá, và gợi ý “nên tạo ra một cấu trúc đặc trách về kinh tế hay tài chánh”. 

Cấu trúc này, ngài xác định, có thể sẽ “được xây dựng trên các kinh nghiệm Giáo Hội” tỉ như “chế độ tu sĩ, các cộng đoàn tu sĩ, các giám mục đoàn, các phong trào Hội Thánh, các phong trào Focolari với kinh tế tập thể, các Khách Hành Hương thánh Micae” hay “Viện Louis Even với Tín dụng xã hội, vốn là một hệ thống tài chánh tư nhân cho vay để phục vụ con người” 

Mạc Khải phỏng dịch 

Khủng hoảng kinh tế: sự “thách đố” của người Kitô hữu Reviewed by Admin on 10/21/2012 Rating: 5 “Tự do đối diện với các quyền lực thế gian”  Anne Kurian -Mạc Khải(TNCG) phỏng dịch  Rôma, ngày 19.10.2012 ( ZENIT.org ) – Đối di...

Không có nhận xét nào: