BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (8A 43) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
22 tháng 12, 2012

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (8A 43)

TNCG - Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 19.12.2012.

ĐỨC TRINH NỮ MARIA: TƯỢNG THÁNH CỦA ĐỨC TIN VÂNG LỜI.

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Trong cuộc hành trình Mùa Vọng, Đức Trinh Nữ Maria chiếm một địa vị đặc biệt, như là người,

với một phương thức duy nhất, đã đón chờ các lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện, bằng cách

đón nhận trong đức tin và trong thân xác của mình chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trong

trạng thái hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa.

Hôm nay tôi muốn được cùng Anh Chị Em suy niệm về đức tin của Mẹ Maria, khỏi đầu từ mầu

nhiệm cả thể biến cố Truyền Tin.

- "Chaire kecharitomene, ho Kyrios meta soto" (Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên

Chúa ở cùng bà" (Lc 1, 28).

Đó là những lời - được tác giả Phúc Âm Luca ghi lại - mà bằng những lời đó tổng lãnh thiên thần

Gabriel thốt lên với Mẹ Maria.

Nhìn thoáng qua đầu tiên, từ ngữ "chaire , vui mừng lên" có vẽ như một lời chào hỏi thông

thường, thường dùng trong thế giới Hy Lạp.

Nhưng lời vừa kể, nếu chúng ta đọc lên trong bối cảnh truyền thống Thánh Kinh, có một ý nghĩa

sâu đậm hơn.

Chính từ ngữ nầy hiện diện đến bốn lần trong văn bản Cựu Ước Hy Lạp và luôn luôn được hiểu

như là lời loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đến:

- "Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem hãy

nức lòng phấn khởi" (Soph 3, 14).

- "Hỡi đất đai, đừng sợ, hãy hoan hỷ vui mừng, vì Thiên Chúa đã làm những việc lớn lao" (Gl

2, 21).

- "Nào thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỷ ! Hơi thiếu nữ Giêrusalem hãy vui sướng reo hò!

Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,

khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ" (Zc 9, 9 .

- "Hãy vui lên, hãy nhảy mừng, hỡi thiếu nữ Edom, đang cư ngụ trong miền đất Uz: chén lôi

đình rồi cũng đến lượt ngươi phải uống, say ngất ngư, ngươi cũng sẽ tự lột trần" (Lam 4, 21).

Như vậy lời chào hỏi của thiên sứ đối với Mẹ Maria là một lời mời gọi hãy vui mừng, một niềm

vui mừng sâu đậm, loan báo nỗi ưu sầu hiện hữu trên thế giới về giới hạn của cuộc sống, của đau

khổ, của cái chết, của lòng đôc ác, của âm u sự ác có vẻ như làm đen tối ánh sáng của Thiên Chúa

đã kết thúc.

Đó là lời chào hỏi đánh dấu thời điểm khởi đầu của Phúc Âm, Tin Mừng.

1 - Nhưng tại sao Đức Maria được mời gọi hãy vui mừng như vậy ?

Câu giải đáp chúng ta gặp được trong phần thứ hai của lời chào:

Cũng vậy, ở đây để hiểu được rõ ràng ý nghĩa của lời diễn tả, chúng ta phải quay về Cựu Ước.

Trong sách Sophonia, chúng ta gặp được cách phát biểu nầy :

- "Hãy vui mừng lên, hỡi thiếu nữ Sion... Vì Vua Israel là Thiên Chúa đang ở giữa nàng... Đức

Chúa, Thiên Chúa của nàng ở giữa nàng là Đấng Cứu Độ toàn năng" (Soph 3, 14-17).

Trong những lời vừa kể có hai lời hứa được hứa cho Israel, cho thiếu nữ Sion:

- Thiên Chúa đến như là Đấng Cứu Độ

- và sẽ cư ngụ giữa dân Người, trong dạ người thiếu nữ Sion.

Trong cuộc đối thoại giữa Đức Maria và thiên sứ, chính lời hứa đó được thực hiện: Đức Maria

được đồng hoá với dân đã thành hôn với Thiên Chúa, Mẹ thật là Thiếu Nữ Sion đích thực; nơi

Mẹ sự mong đợi lần đến quyết định của Chúa được hiện thực, nơi Mẹ Thiên Chúa hằng sống cư

ngụ.
Trong lời chào hỏi của thiên sứ, Me Maria được gọi là "Đấng Đầy Ân Phúc".
Trong ngôn ngữ Hy Lạp, "ân phúc", charis, cũng phát xuất từ nguyên ngữ "vui mừng" (chaire).
Trong cách diễn tả nầy cũng xác định rõ ràng hơn nữa nguồn mạch sự vui mừng của Mẹ Maria:
niềm vui mừng thoát xuất từ ân phúc, tức là có nguyên cội từ việc thông hiệp với Chúa, từ mối
liên hệ sống động với Người, được là nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần, được động tác của Chúa
hoàn toàn uốn nắn.
Mẹ Maria là tạo vật một cách độc nhất đã mở cửa cho Đấng Tạo Hoá của mình, đặt mình vào tay
Người, không giới hạn.
Mẹ hoàn toàn sống vì và sống trong mối liên hệ với Chúa; trong thái độ lắng nghe, đặc tâm đón
nhận các dấu chỉ của Chúa trong cuộc hành trình của dân Người.
Mẹ Maria hôi nhập vào mọt dòng lịch sử đức tin và hy vọng vào các lời Chúa hứa, cấu tạo nên
đời sống của mình.
Và Mẹ tự do đặt mình vâng phục đối với lời đã nhận được, đối với thánh ý trong đức vâng lời của
đức tin.
Tác giả Phúc Âm Luca thuật lại biến cố Mẹ Maria bằng đặc tính song song tế nhị đối với biến cố
Abraham.
Như vị Đại Tổ Phụ là cha của những ai tin, đã đáp ứng lại lời kêu gọi của Chúa
- ra khỏi miền đất trong đó ngài đang sống, ra khỏi những bảo đảm an ninh của mình,
- để khởi đầu một cuộc hành trình hướng về một vùng đất xa lạ và chỉ có trong tay lời Chúa
hứa. Cũng vậy Đức Maria hoàn toàn tin tưởng vào lời đưọc sứ giả Chúa báo cho và như vậy Mẹ
là mẫu gương và là Mẹ của mọi tín hữu.

2 - Tôi muốn được nhấn mạnh đến một phương diện quan trọng khác: đó là thái độ mở rộng

tâm hồn mình ra cho Chúa và động tác của Người trong đức tin, kể cả yếu tố còn tăm tối.
Mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa không xoá bỏ đi được khoảng cách giữa Đấng Tạo
Hóa và tạo vật, không loại trừ đi những gì mà Thánh Tông Đồ Phaolồ xác nhận trước sự khôn
ngoan sâu thẩm của Thiên Chúa:
- "Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẩm dường nào ! Quyết định của
Người, ai dò cho thấu ! Đường lối của Người, ai theo dõi được" (Rom 11, 33).
Nhưng chính ai - như Mẹ Maria - hoàn toàn rộng mở mình ra cho Chúa, có thể đạt đến việc chấp
nhận ý muốn của Chúa,
- mặc cho ý muốn đó có bí nhiệm,
- mặc cho thường khi ý muốn đó không hợp với ý của mình và một lưỡi guơm đâm thâu qua
tâm hồn mình, như ông Simeon sẽ tiên đoán cho Đức Maria, lúc Chúa Giêsu được trình diện
trong Đền Thờ:
- "Thiên Chúa đã đặt cháu bé nầy làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đừng
lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm
nhiều người sẽ lộ ra. Còn chinh bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà" (Lc 2, 34-35).
Cuộc hành trình đức tin của Abraham gồm có
- lúc vui mừng, vì được ban cho cậu con Isaac,
- nhưng cũng có lúc tối tăm, khi phải trèo lên núi Moria để thực hiện một động tác nghịch
thường: Thiên Chúa đòi ông phải hy sinh đứa con mà Người mới ban cho ông.
Trên núi, thiên sứ ra lệnh cho ông:
- "Đứng có giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó. Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên
Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc !" (St 22, 12).
Lòng tin tưởng vào Thiên Chúa trung thành với lới hứa của Abraham không giảm thiểu đi, ngay
cả lúc lời Người trở thành bí ẩn và khó hiểu, dường như không thể chấp nhận được.
- đức tin của Mẹ sống niềm vui Truyền Tin,
- nhưng cũng trải qua lúc tăm tối cuộc cuọc chịu đóng đinh của Con, để đến được ánh sáng
Phục Sinh.
Cuộc hành trình đức tin của mỗi người chúng ta cũng không khác gì:
- chúng ta gặp được những thời điểm ánh sáng,
- nhưng chúng ta cũng gặp những đoạn đường trong đó dường như Chúa vắng mặt, sự thinh
lặng của Người đè nặng trên trái tim của chúng ta và ý muốn của người không hợp với ý muốn
của chúng ta, với những gì mà chúng ta muốn.
- càng mở rộng chúng ta hơn ra bao nhiêu với Chúa, chúng ta đón lấy ơn đức tin, hoàn toàn
lòng trông cậy của chúng ta vào Người - nhu Abraham và như Mẹ Maria -
- thì Người càng làm cho chúng ta có khả năng, với sự hiện diện của Người, sống mỗi trạng thái
của đời sống trong an bình và chắc chắn về lòng trung thành và tình yêu thương của Người.
Nhưng điều đó có nghĩa là phải ra khỏi chính con người của mình và khỏi các đồ án dự tính của
mình, để cho Lời Chúa trở thành ngọn đèn hướng dẫn tư tưởng và hành động của chúng ta.

3 - Tôi cũng muốn được dừng lại thêm trên một phương diện nổi lên trong các đoạn tường thuật lại về thời niên thiếu của Chúa Giêsu, được Thánh Luca thuật lại.

Mẹ Maria và Thánh Giuse đem con đi Giêrusalem, đến Đền Thờ, để trình diện Cậu và tiến dâng
Cậu cho Chúa, theo Lề Luật Moisen dạy bảo:
- "Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Moisen, bà Maria và ông Giuse đem
Con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: " Mọi con trai
đầu lòng phải được gọi là thánh, dành cho Chúa, và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền ,
là một đôi chim gáy hay một cặp bò câu non" (Lc 2, 22-24).
Động tác đó của Thánh Gia Thất còn có một ý nghĩa sâu đậm hơn nữa, nếu chúng ta biết đọc
dưới ánh sáng khoa Phúc Âm học về Chúa Giêsu lúc lên mười hai tuổi, mà sau ba ngày tìm kiếm,
được gặp lại trong Đền Thờ đang tranh luận với các kinh sư.
Trước các lời đầy lo âu của Mẹ Maria và Thánh Giuse:
_ "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy ? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực
lòng tìm con !" (Lc 2, 48),
Chúa Giêsu (mười hai tuổi) đáp lại bằng một câu trả lời bí nhiệm:
- "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao,?"
(Lc 2, 49).
Nghĩa là trong gia sản của Chúa Cha, trong nhà Chúa Cha, Chúa Giêsu có bổn phận là một đứa
con.
Mẹ Maria phải canh tân sâu xa lại đức tin khi Mẹ thưa "xin vâng" trong lúc Truyền Tin. Mẹ phải
chấp nhận Chúa Cha có quyền ưu tiên thực sự và chính đáng trên Chúa Giêsu, phải biết để cho
đứa Con mà Mẹ đã sinh ra đó , để cho Người tiếp tục sứ mạng của Người.
Và tiếng trả lời " xin vâng " của Mẹ Maria theo ý muốn của Thiên Chúa, trong đức vâng lời của
đức tin, được lập lại trong cuốt cuộc đời của Mẹ, cho đến thời điểm khó khăn nhứt, đó là thời
điểm Thánh Giá.

4 - Trước những điều vừa kể, chúng ta có thể đặt câu hỏi làm sao Mẹ Maria có thể sống cuộc

hành trình nầy bên cạnh Chúa Con với một đức tin sắt đá như vậy, cả trong những lúc tăm tối, mà
không mất đi lòng tin cậy vào động tác của Thiên Chúa ?
Có một thái độ nền tảng mà Mẹ Maria hành xử trước những gì xảy ra trong cuộc đời của Mẹ.
Trong lúc Truyền Tin, Mẹ cảm thấy bối rối khi nghe các lời của thiên sứ - đó là mối lo sợ mà con
người gặp phải, khi được sự hiện diện của Thiên Chúa chạm đến - nhưng không phải là thái độ
của ai sợ hãi trước những gì Thiên Chúa có thể đòi hỏi.

Mẹ Maria suy nghĩ, tự hỏi về ý nghĩa của lời chào hỏi đó :
- "Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì" (Lc 1, 29).

Từ ngữ Hy Lạp được dùng trong Phúc Âm để định nghĩa thái độ " suy nghĩ , dielogizeto " làm
chúng ta liên tưởng đến nguồn gốc nguyên ngữ của lời " đối thoại, dialogue ". Điều đó có nghĩa
- Mẹ Maria đi vào cuộc đối thoại thân tình với Lời Chúa đã được truyền tin cho Mẹ,

- Mẹ không nhìn phiến diện lời loan báo đó,

- nhưng là dừng lại, để cho lời đó thâm nhập vào lý trí và tâm tư mình, để hiểu được Chúa
muốn điều gì nơi Mẹ, ý nghĩa của lời loan báo.

Một tư tưởng thoáng qua khác liên quan đến thái độ nội tâm của Mẹ Maria trước hành động của
Chúa , chúng ta gặp được - vẫn trong Phúc Âm Thánh Luca - lúc Chúa Giêsu được sinh ra, sau
cuộc thờ lạy của các mục đồng.
- "Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2, 19).

Từ ngữ Hy Lạp ám chỉ về điều vừa kể là "symballon", chúng ta có thể nói là Mẹ Maria "đặt các
sự kiện ấy chung với nhau" trong tâm khảm mình, những điều đã xảy đến cho mình:
- đặt mỗi yếu tố, mỗi lời nói, mỗi sự kiện vào bên trong tất cả
- và so sánh các sự kiện đó, ghi nhớ gìn giữ, bằng cách nhận biết rằng đều do ý muốn của Thiên
Chúa mà đến.
Mẹ Maria không dừng lại ở sự hiểu biết tiên khởi phiến diện những gì xảy ra trong đời Mẹ,
- nhưng biết nhìn vào chiều sâu các biến cố kêu gọi mình,
và chỉ nhận biết mình hiểu biết được, nếu có đức tin bảo chứng cho.
Chính đức tính khiêm nhường sâu xa đức tin vâng lời của Mẹ Maria, làm cho Mẹ góp nhận vào
mình cả những gì mình không hiểu đối với hành động của Chúa, để cho Chúa mở lý trí và trái tim
cho mình:

- "Phúc cho người đã tin vào việc thực hiện của lời Chúa" (Lc 1, 45).
Đó là lời người bà con Elisabeth đã thốt lên.
Chính vì nhờ đức tin, mà tất cả các thế hệ đều gọi Mẹ là người có phúc.
Các bạn thân mến, Lễ Sinh Nhật trọng thể của Chúa, mà một ít lâu nữa chúng ta sẽ cử hành
mừng, mời gọi chúng ta hãy sống lòng khiêm nhường và vâng phục nầy của đức tin.
- không tỏ hiện trong chiến thắng khải hoàn và trong quyền lực của một vì vua,
- không chiếu toả ra trong một thị trấn thời danh, trong một dinh thự nguy nga,
- mà có nơi cư ngụ trong dạ một trinh nữ, mạc khải mình ra trong sự khó nghèo của một con
trẻ.

Quyền lực toàn năng của Thiên Chúa, cả trong đời sống chúng ta cũng vậy, hành động với sức
mạnh, thường là sức mạnh yên lặng, của chân lý và tình yêu.

Như vậy, đức tin nói với chúng ta, quyền năng bất tự vệ của Cậu Trẻ (Giêsu) sau cùng thắng
tiếng ồn ào của quyền lực thế giới.

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập - thanhnienconggiao

(Thông tấn www.vatican.va, 19.12.2012).


BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (8A 43) Reviewed by Unknown on 12/22/2012 Rating: 5 TNCG - Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 19.12.2012. ĐỨC TRINH NỮ MARIA: TƯỢNG THÁNH CỦA ĐỨC TIN VÂNG LỜI. ĐỨC T...

Không có nhận xét nào: